Nếu theo đánh giá của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), bội nhiểm là mối đe dọa ở châu Phi, tiểu đường là vấn nạn cho sức khỏe của người dân châu Á, thì trầm cảm lại là căn bệnh nghiêm trọng đứng đầu ở Âu Mỹ trong thế kỷ 21. Nếu tưởng đó chỉ là chuyện bên “tây” thì lầm! Nhận xét đó cũng có giá trị ở nước ta khi số bệnh nhân rối loạn cá tính dưới dạng trầm cảm đã từ lâu thuộc nhóm bệnh chứng có tỷ lệ mắc bệnh vượt xa mức báo động . Tình trạng này càng rỏ nét hơn nữa nếu căn cứ vào dử liệu thống kê được thực hiện cho giới doanh nhân ở tuổi trung niên, nam cũng như nữ.
Thực trạng vừa mô tả cũng chính là lý do khiến hội chứng “cháy sạch” (burn-out syndrom), thể dạng bệnh lý suy nhược thần kinh và suy kiệt sức đề kháng đã được các y sĩ đoàn châu Âu liên tục cảnh báo, đang càng lúc càng trở nên quen thuộc với nhiều đối tượng có nhịp sống quá căng thẳng. Éo le trong căn bệnh này là nạn nhân hầu như vô cớ bổng mất hết hứng thú lao động cũng như năng lực tranh đua.
Nếu tưởng hội chứng cháy sạch sành sanh xuất hiện sau lần thất bại nặng nề trong doanh nghiệp, hay do bất mãn triền miên trong nghề nghiệp, hoặc vì chấn động tâm lý do mâu thuẩn trong gia đình thì tuy đúng trong một số trường hợp nhưng không hoàn toàn chính xác! Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu đáng tin cậy trong thập niên vừa qua cho thấy:
Không dưới 60% nạn nhân của tình trạng đang ngon trớn bổng hết pin là người thậm chí đang thành đạt trong nghề nghiệp. Oái oăm là ạn nhân chẳng khác người đang dẩn đầu đường đua nhưng bổng dưng bỏ cuộc khi khoảng cách đến mức không còn bao xa . Cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi tại sao, ngoại trừ giả định về phân liệt cá tính theo quan điểm của một số chuyên gia ngành tâm lý.
Tối thiểu 70% là đối tượng không có mâu thuẩn trong gia đình hay xã hội. Ngược lại là khác. Không dưới ¾ bệnh nhân thậm chí đang có cuộc sống lứa đôi êm đềm nhưng rồi một ngày chuyện phòng the bổng trở nên điều xa lạ.
Hội chứng cháy sạch phức tạp không chỉ vì cơ chế bệnh lý còn mù mờ, mà còn do bệnh khó chẩn đoán. Nói chính xác hơn, thầy thuốc không thể dựa vào phương pháp cận lâm sàng hay tiêu chuẩn khách quan nào để định bệnh một cách chắc chắn. Chính vì thế mà nhiều người bệnh hoặc đến thầy thuốc quá trể, hoặc tuy không trể nhưng nhà điều trị lại không lưu ý đến hội chứng này. Cũng may là bệnh dù vậy vẫn có triệu chứng báo động. Đó là hội chứng cháy sạch khi bắt đầu cháy xém thường bắt đầu với dấu hiệu nạn nhân hoặc mất ngủ, hoặc thường gặp hơn, vẫn ngủ được nhưng không hề có giấc mơ hiền hòa. Trái lại, hoặc chỉ toàn ác mộng theo kiểu nhà cháy, tai ương, trộm cướp …, hoặc không nhớ được đã mơ thấy gì trong đêm qua!
Ai cũng vậy, dù muốn hay không, cũng phải nằm mơ trong giấc ngủ, nếu ngủ sâu. Theo chuyên gia về chuyện ngủ nghê, ngủ mà không mơ coi như chưa ngủ!, nghĩa là chắc chắn mất chất lượng của cuộc sống. Dưới góc nhìn của thầy thuốc coi trọng mục tiêu phòng bệnh, giấc mơ quan trọng hơn nhiều vì liên quan mật thiết với sức kháng bệnh . Các nhà nghiên cứu về giấc ngũ ở Stuttgart đã chứng minh là lực lượng phản ứng nhanh bao gồm kháng thể, hồng cầu, bạch cầu, thực bào … được tổng hợp vừa nhiều vừa mạnh trong giấc ngũ nhiều mộng mơ. Bằng chứng là bệnh nhân mãn tính, nạn nhân sau chấn thương, đối tượng hậu phẩu, hậu xạ trị … hồi phục nhanh hơn nếu ngũ ngon và nhất là không thiếu giấc chiêm bao.
Đi xa hơn nữa chuyên gia về lão khoa ở Hoa Kỳ đã ghi nhận là người ngũ không đủ sâu để rồi thức giấc quá sớm nên không kịp thưởng thức giấc chiêm bao là miếng mồi ngon của bệnh cao huyết áp, trầm cảm, tiểu đường … Cũng theo các nhà nghiên cứu bên Mỹ, đó có thể là một trong các lý do khiến cư dân ở thành phố ồn ào thâu canh có tuổi thọ ngắn hơn người dân chốn thôn quê, nơi giấc mơ dễ đến nhờ khung cảnh yên bình suốt đêm.
Cũng như dùng thuốc, mơ cũng cần đúng chỉ định. Chiêm bao muốn có lợi cho sức khoẻ phải hội đủ điều kiện về cường độ cảm xúc và hình thức sao cho gia chủ khi thức dậy vừa nhớ rỏ cơn mơ vừa khoan khái trong lòng. Muốn có giấc mơ lành mạnh như thế, nên lưu ý một số điểm như sau:
-
Đừng ăn quá no trong khoảng 2 giờ trước khi đi ngũ để tránh tình trạng trái tim phải làm việc không công cho bao tử rồi quên đưa máu lên nảo. Thiếu dưỡng khí thì nảo bộ chẳng khác nào động cơ máy nổ hết xăng. Mơ mộng gì nỗi nếu trung khu ngũ cứ cà rịch cà tang!
-
Đừng hút thuốc trong khoảng nữa giờ trước khi chợp mắt vì nicotin ức chế giấc ngũ sâu. Khó mơ lâu cho thành mộng đẹp nếu suốt đêm cứ mơ mơ màng màng.
-
Chọn quần áo ngũ, nệm giường, chăn mền sao cho thoáng mát, cũng như phòng ngũ ổn định về nhiệt độ để đừng bị thức giấc nhiều lần. Phim có dàn dựng khéo cách mấy vẫn khó hay nếu người xem phải gián đoạn liên hồi vì cúp điện!
-
Ngủ đúng giờ để tránh rối loạn nhịp sinh học. Đừng quên là giấc mơ khác xa người ăn đám cưới, giấc mơ rất đúng giờ!
-
Tránh dùng rượu bia hay thuốc an thần để dổ giấc ngũ, cũng như tránh các loại phim khó quên vì hình sự thô bạo, hay éo le nhiều nước mắt vì trong giấc ngũ vẫn mơ là cái chắc, nhưng chỉ toàn ác mộng!
Tất cả các yếu tố bất lợi vừa kể có chung một điểm tương đồng. Tất cả đều khiến tế bào thần kinh trung ương thiếu dưỡng khí khi cần vận hành. Nói cách khác, nếu kịp thời tiếp sức cho hệ thần kinh, đặc biệt là các thành phần chủ quản như vỏ nảo, tuyến yên bằng hoạt chất sinh học có công năng cải thiện tuần hoàn nảo thì có thể đẩy lùi hội chứng cháy sạch. Bằng chứng cụ thể chính là số bệnh nhân trước đó hết pin nay bổng vui trở lại sau thời gian được điều trị bằng cây thuốc thuộc nhóm hoạt huyết như Xuyên Khung, Đương Qui, Thục Địa, Hòe Hoa … Điểm khéo của liệu pháp hoạt huyết đúng nghĩa chính ở chổ bệnh nhân không cần dùng thuốc an thần mà vẫn ngủ ngon, ngủ với giấc chiêm bao tô đậm màu hồng lạc quan.
Đừng tưởng càng chiêm bao nảo càng mệt. Trái lại, giấc mơ là hình thức tư duy chủ động. Mộng càng nhiều nảo càng mau sạch tạp chất tích lủy từ stress trong ngày. Theo nhiều thầy thuốc chuyên khoa thần kinh, năm ba giấc mơ mỗi đêm là đòn bẩy để gia chủ thức giấc với cảm giác yêu đời, yêu người, yêu mình! Ngủ được như thế mới đáng mất 1/3 cuộc đời cho giấc ngủ. Giải pháp lại rất gần trong tầm tay.