Khác với sốt ở trẻ em thường được các bố mẹ đặc biệt quan tâm và lo lắng, những cơn sốt ở người lớn lại thường không được chú ý và dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên nó có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý tiềm ẩn đặc biệt nguy hiểm như nhiễm khuẩn nặng, ung thư, các bệnh rối loạn tự miễn…
Đừng chủ quan khi có biểu hiện sốt cao ở người lớn
Khi nào được gọi là sốt cao ở người lớn?
Mặc dù thân nhiệt 37 độ C (đo bằng nhiệt kế đặt ở miệng) được coi là mức thường của cơ thể, nhưng trên thực tế nhiệt độ cơ thể không cố định mà dao động trong khoảng từ 36,1 - 37,7 độ C tùy thuộc vào từng thời điểm trong ngày. 37 độ C thường là mức thấp nhất vào buổi sáng và cao nhất vào buổi chiều. Theo các chuyên gia, một người được coi là sốt khi thân nhiệt cao hơn 37,8 độ C (đo khi nghỉ ngơi đầy đủ, không đo khi vừa vận động mạnh như chạy bộ, đi xe đạp…).
Nguyên nhân gây sốt cao liên tục ở người lớn
Nếu một người bị sốt rất có thể họ đang nhiễm một loại virus hoặc vi khuẩn nào đó. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phát hiện ra những tác nhân lạ trong cơ thể, nó sẽ giải phóng ra các tín hiệu hóa học đặc biệt để huy động bạch cầu chiến đấu chống lại những tác nhân này. Từ đó làm thay đổi thân nhiệt cơ thể gây ra cơn sốt. Thực ra về bản chất, sốt là một dấu hiệu tốt chứng tỏ cơ thể có những phản ứng đối với tác nhân gây hại.
Sốt cao (khoảng từ 38 đến dưới 40 độ C) nếu xác định được đúng nguyên nhân thì phần lớn người bệnh sẽ đáp ứng tốt với thuốc hạ sốt và thuốc điều trị bệnh chính. Một số trường hợp sốt nhẹ kéo dài không rõ nguyên nhân sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều bởi vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn như viêm khớp dạng thấp, ung thư, các bệnh rối loạn tự miễn… Sốt ở nhiệt độ rất cao (trên 40 độ C) lại thường là biểu hiện của những bệnh nhiễm trùng nặng chẳng hạn như nhiễm trùng huyết, sốt rét, viêm màng não hay tác dụng phụ của một số loại thuốc nhất định.
>> Xem thêm Cách hạ sốt nhanh mà bạn không thể bỏ qua
Sốt kéo dài thường là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm
Dấu hiệu của cơn sốt nguy hiểm
Dưới đây là những dấu hiệu đi kèm với
cơn sốt cảnh báo người bệnh có thể đang gặp phải tình trạng rất nguy hiểm:
-
Rối loạn chức năng tâm thần, nhầm lẫn, thần trí mơ hồ, hôn mê.
-
Bị nhức đầu, cứng cổ, có những đốm nhỏ màu đỏ hoặc màu tím trên da.
-
Cứng hàm, đổ mồ hôi, co thắt cơ, đau cổ.
-
Đau bụng, co giật.
-
Tụt huyết áp, nhịp tim nhanh, thở gấp.
-
Nhiệt độ cơ thể cao hơn 40 độ C hoặc thấp hơn 35 độ C.
-
Chán ăn rõ rệt, người mệt mỏi, xanh xao trong nhiều ngày
-
Đi đến vùng có dịch bệnh nguy hiểm (virus cúm, sốt xuất huyết…) trước khi sốt.
Khi gặp phải cơn sốt kèm theo các dấu hiệu như trên, người bệnh cần nhanh chóng tới các bệnh viện uy tín để nhận được sự chăm sóc y tế tốt nhất.
>> Xem thêm Cách chườm lạnh hiệu quả khi bị sốt
Những cơn sốt có thể đang cảnh báo người bệnh gặp phải tình trạng rất nguy hiểm
Nên làm gì nếu bị sốt?
Hầu hết các cơn sốt thường tự hết sau 1 tới 2 ngày, nhưng thay vì chờ đợi người bệnh có thể tự áp dụng một số phương pháp
hạ sốt để cơ thể phục hồi nhanh chóng và cảm thấy dễ chịu hơn:
-
Uống nhiều nước: Người bệnh nên uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước bổ sung chất điện giải hoặc nước ép trái cây. Nước giúp làm mát cơ thể từ bên trong và giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước do cơn sốt.
-
Chườm hạ nhiệt
-
Sử dụng thêm các loại thuốc hạ sốt thông thường
-
Vận động nhẹ nhàng để cơ thể ra mồ hôi, giúp giảm nhiệt
-
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin
Trong trường hợp người bệnh sốt cao trên 40 độ C, sốt kéo dài trên 2 ngày thì nên sớm đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị cụ thể.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sốt làm trầm trọng thêm các triệu chứng của một số bệnh liên quan tới cơ chế thần kinh như rối loạn nhịp tim, mất trí nhớ… đồng thời thì sau mỗi cơn sốt người bệnh còn cảm thấy rất mệt mỏi. Do vậy, chúng ta có thể thấy rằng dù ít hay nhiều thì những cơn sốt, đặc biệt là sốt cao cũng gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của não bộ. Vì vậy khi có dấu hiệu sốt cao sau khi sử dụng những biện pháp hạ sốt không hiệu quả bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được các bác sỹ chăm sóc tốt nhất.
Nguyên Đồng
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Miếng dán hạ sốt Sakura
Mô tả chi tiết:
Miếng dán hạ sốt Sakura đã có bán tại các nhà thuốc
Cho cảm giác mát lạnh, làm dịu ngay cơn sốt
Đặc điểm:
- Miếng dán hạ sốt trong thành phần có Hydrogel thân nước làm mát lạnh tự nhiên. Giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau, say nắng theo cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể khuyếch tán ra ngoài.
- Làm mát dịu trong suốt 10 tiếng sử dụng, không gây dị ứng, hại da.
- An toàn trong khi sử dụng, dính tốt, dễ gỡ bỏ.
Thành phần:
Aluminium glycinat, glycerin, natri polyacrylate, menthol, eucalytol, nước…
Công dụng:
Giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau, đau đầu, đau cơ bắp, say nắng. Ngăn ngừa các cơn co giật. Miếng dán lạnh dùng được cho trẻ sơ sinh.
Cách sử dụng:
Gỡ tấm film ra khỏi miếng dán, dán mặt dính lên vùng da khô sạch nơi muốn làm mát hoặc giảm đau như: trán, bẹn, nách, vai, lưng, cơ bắp. Có thể cắt nhỏ miếng dán lạnh theo kích thước cần dùng. Muốn tăng công dụng của miếng dán hạ sốt, có thể dán nhiều miếng ở nhiều vị trí khác nhau cùng lúc. Để tăng hiệu quả làm mát của miếng dán hạ sốt, cho nguyên túi chưa mở vào ngăn mát của tủ lạnh trước khi dùng. Miếng dán có hiệu quả làm mát liên tục trong 10 tiếng. Mỗi miếng dán lạnh chỉ sử dụng một lần. Khi mở túi, miếng dán lạnh phải được dùng ngay. Không dán miếng dán lạnh lên mắt, niêm mạc, vùng da bị tổn thương. Khi sử dụng cho trẻ nhỏ phải có sự giám sát của người lớn.
Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng.
SẢN PHẨM NÀY KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC - NẾU SỐT KÉO DÀI HÃY ĐẾN BÁC SỸ
Miếng dán hạ sốt Sakura được sản xuất theo Công nghệ và Nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật Bản.
Nhà sản xuất: TANAPHAR
Công ty Cổ phần Tanaphar
Cụm CN Thanh Oai, Bích Hòa, Thanh Oai, Hà Nội, Việt Nam
Thông tin chi tiết sản phẩm xem tại:
Miếng dán hạ sốt Sakura