Khi bị cảm, việc chọn loại nước uống phù hợp không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể. Bị cảm lạnh nên uống gì? Bài viết sẽ gợi ý một số loại nước uống phù hợp.
Tìm hiểu bị cảm lạnh nên uống gì để nhanh hồi phục
MỤC LỤC:
-
Bị cảm lạnh nên uống gì?
-
Thuốc Giải Cảm Đông y – giải pháp cho người bị cảm
|
Bị cảm lạnh nên uống gì?
1. Nước gừng nóng
Gừng là dược liệu có sẵn trong nhà có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giúp làm dịu họng.
Nước gừng nóng có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm cảm giác lạnh, giúp các lỗ chân lông được mở ra, thải trừ hàn tà trong cơ thể.
Cách sử dụng: Gừng rửa sạch thái lát hoặc đập dập cho vào nước sôi, hoặc dùng gói trà gừng có bán sẵn sẽ tiện lợi hơn.
2. Hỗn hợp gừng và mật mong
Khi nhắc đến vấn đề cảm lạnh nên uống gì, không thể bỏ qua bài thuốc gừng và mật ong. Mật ong cũng là một dược liệu có tính kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Hỗn hợp gừng và mật ong có tác dụng
giảm triệu chứng nghẹt mũi, giảm ho, đau họng.
Cách sử dụng: Gừng được giã nhuyễn và trộn với một ong. Mỗi ngày sử dụng 1-2 muỗng hỗn hợp trên. Nên ăn trực tiếp sẽ cho tác dụng sát trùng cổ họng tốt hơn khi pha với nước.
3. Nước hành tây
Hành tây có khả năng kháng khuẩn và tác dụng thông mũi tuyệt vời. Đặc biệt, khoa học đã chứng minh nước hành tây còn có tác dụng chống viêm và giúp làm dịu họng, giảm triệu chứng đau họng.
Cách sử dụng: Hành tây ép lấy nước và dùng trực tiếp ngày 2-3 lần. Nước hành tây có vị ngọt nhẹ nhưng hơi nồng và khó uống. Tuy nhiên, để bệnh cảm sớm được đẩy lùi, bạn hãy cố gắng duy trì uống mỗi ngày.
3. Nước sả gừng
Từ những nguyên liệu thân thuộc trong căn bếp gia đình bạn đã có thể tạo ra bài thuốc giải cảm rất hiệu quả. Tinh dầu trong gừng và sả có tác dụng làm ấm cơ thể, phát tán phong hàn. Nước sả gừng cũng giúp giảm ho, dịu họng hiệu quả.
Cách sử dụng: Gừng sả đập dập nấu với nước sôi. Sử dụng khi còn ấm cho hiệu quả tốt nhất. Lưu ý khi đun nước sả và gừng nên đậy nắp nồi, khi sôi cần hạ nhỏ lửa tránh tinh dầu bị thất thoát ra ngoài.
Trà sả gừng phát tán phong hàn, giải từ cảm lạnh
4. Nước ớt đỏ nóng
Giải cảm bằng nước ớt đỏ nóng là cách làm khá lạ lẫm với đa số mọi người. Tuy nhiên, đây lại là một bài thuốc hỗ trợ
giảm hắt hơi sổ mũi cực kỳ hiệu quả. Các thành phần trong ớt giúp làm thông thoáng đường hô hấp, giảm kích ứng mũi gây hắt hơi.
Cách sử dụng: Nên sử dụng các loại ớt đỏ có độ cay nhẹ. Thêm ớt với nước đun sôi, để nguội và uống nhiều lần trong ngày.
5. Nước cam và mật ong
Cùng với mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm, các thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi cũng được sử dụng khá nhiều trong các trường hợp bị cảm. Vitamin C trong cam có tác dụng tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể mau chóng phục hồi. Nếu không biết cảm lạnh uống nước gì, hãy thử dùng ngay nước cam mật mong, rất thơm ngon và tốt cho sức khỏe.
Cách sử dụng: Vắt cam và cho thêm chút mật ong, uống vào buổi sáng hoặc buổi tối. Một ngày, bạn có thể uống 1-2 cốc nước cam ấm.
6. Trà hạt sen tươi
Hạt sen không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn là một dược liệu chữa bệnh tuyệt vời. Hạt sen có tính chất chống vi khuẩn và giúp giảm sưng mũi. Hạt sen kết hợp với trà xanh có tính săn se giúp giảm các tình trạng đau rát mũi họng khi bị cảm lạnh.
Cách sử dụng: Thêm hạt sen đã được nấu nhừ vào trà ấm. Nước trà hạt sen nên sử dụng cả ngày cho đến khi khỏi hẳn cảm lạnh.
7. Trà xanh và mật ong
Trà xanh có thành phần tannin giúp săn se, mau lành các tổn thương niêm mạc, kết hợp với mật ong giúp giảm đau rát họng và giảm ho hiệu quả. Nước trà xanh và mật ong sử dụng đều đặn cũng hỗ trợ chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch.
Cách sử dụng: Thêm mật ong vào nước trà ấm và uống hàng ngày. Nên pha một lượng nhỏ đủ dùng mỗi lần để trà luôn còn mới không bị oxy hóa.
Trà xanh mật ong tăng cường miễn dịch, dịu họng giảm ho
8. Trà mật ong và lựu
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn chống viêm trong khi nước lựu giàu vitamin C hỗ trợ miễn dịch hiệu quả.
Khi băn khoăn cảm lạnh uống gì, thì nước trà mật ong và lựu là một lựa chọn tốt. Loại nước vừa thơm ngon, vừa giảm triệu chứng cảm, đồng thời giúp tăng cường miễn dịch để mau phục hồi sau cảm.
Cách sử dụng: Pha nước trà ấm, trộn thêm mật ong và nước lựu vào trà và uống ngay.
9. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc cũng là một loại trà nên sử dụng khi bị cảm lạnh. Hoa cúc có tính kháng viêm giúp làm dịu cổ họng. Trà hoa cúc cũng có thành phàn giúp giảm căng thẳng, giúp người bị cảm thư giãn trong thời gian điều trị cảm.
Cách sử dụng: Hãm hoa cúc với nước nóng, dùng để uống ấm cả ngày. Có thể cho thêm táo đỏ, mật ong để tăng độ thơm ngon.
Trên đây là một số loại nước uống giúp hỗ trợ giải cảm. Tuy nhiên, những loại nước này không thể thay thế được thuốc chữa bệnh. Người bị cảm nên tham khảo sử dụng
thuốc giải cảm Đông y để điều trị.
Thuốc Giải Cảm Đông y – giải pháp cho người bị cảm
Thuốc Giải Cảm Đông y với cơ chế phát tán phong hàn, dùng để điều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.
Thuốc Giải Cảm Đông y dạng viên nén (ví dụ: Giải Cảm Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị cảm có thể tham khảo sử dụng.
DS. Trần Bích
Theo Giáo dục & CUộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/bi-cam-lanh-nen-uong-gi-de-mau-khoe-n23016.html
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO
GIẢI CẢM NHẤT NHẤT
Điều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng -
hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.
Thành phần:
(cho một viên nén bao phim): 460 mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương:
Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 230,4 mg
Hương phụ (Rhizoma Cyperi) 494 mg
Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae) 329,2 mg
Sinh khương (Rhizoma Zingiberis Recens) 806,4 mg
Tía tô (Folium Perillae frutescensis) 494 mg
Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 494 mg
Kinh giới (Herba Elsholtziae ciliatae) 329,2 mg
Mạn kinh tử (Fructus Viticis trifoliate) 329,2 mg
Tần giao (Radix Gentianae) 329,2 mg
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) 164,4 mg
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: phát tán phong hàn.
Chỉ định: Dùng để điều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.
Liều dùng, cách dùng:
- Người lớn: Ngày uống 02 lần, mỗi lần 02 viên.
- Trẻ em từ 30 tháng tuổi trở lên: Ngày uống 02 lần, mỗi lần 01 viên.
Chống chỉ định: Không dùng cho người cảm nhiệt, trẻ em dưới 30 tháng tuổi, người có tiền sử động kinh hay co giật do sốt cao.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai, chỉ nên dùng thuốc nếu lợi ích vượt trội so với nguy cơ.
Sản xuất tại:
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT.
Cụm CN Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An.
Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 13e/2023/XNQC/YDCT
Giải cảm Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
|