Sổ mũi ở trẻ nhỏ là tình trạng phổ biến, do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể áp dụng ngay nhiều cách trị sổ mũi ở trẻ nhỏ mà không cần dùng thuốc.
Trẻ rất dễ bị sổ mũi do nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường
Một số phụ huynh tìm cách trị sổ mũi ở trẻ nhỏ bằng thuốc kháng sinh. Vội vàng sử dụng kháng sinh không phù hợp với tình trạng bệnh của bé, có thể khiến thuốc mất tác dụng, bé bị nhờn thuốc và gia tăng tình trạng kháng thuốc.
Nếu
bé bị sổ mũi ở tình trạng nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng các cách đơn giản sau đây:
1. Nước chanh ấm
Đây là cách đầu tiên trong danh sách các cách trị sổ mũi tại nhà cho trẻ nhỏ được bật mí trong bài viết ngày hôm nay. Axit citric trong chanh được coi là loại thuốc thông mũi tự nhiên hiệu quả cho trẻ.
Chanh cũng chứa nhiều vitamin C có thể kích thích hệ thống miễn dịch và loại bỏ độc tố trong cơ thể. Do đó, mỗi ngày mẹ nên cho bé uống 1 ly nước ấm có pha 30ml nước cốt chanh. Nếu trẻ 1 tuổi, bạn có thể thêm một chút mật ong vào hỗn hợp để tăng tác dụng diệt khuẩn. Mỗi ngày dùng 1 đến 2 lần cho đến khi hết hẳn triệu chứng.
>> Xem thêm Giải đáp thắc mắc của chuyên gia "Trẻ bị sổ mũi có nên tắm không?"
Nước chanh ấm dễ làm và hiệu quả khi trẻ bị sổ mũi
2. Sử dụng tỏi
Tỏi được xem là nguyên liệu để chữa sổ mũi tại nhà cho trẻ rất an toàn và mang lại hiệu quả cao. Tỏi được coi là một loại kháng sinh tự nhiên nhưng lại cực kỳ an toàn. Chất allicin có trogn tỏi có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus, chống viêm, từ đó có thể cải thiện triệu chứng viêm đường hô hấp như ho,
sổ mũi, ngạt mũi. Với tỏi, các mẹ có 2 cách chế biến:
-
Đun sôi khoảng 250 ml nước rồi đổ hỗn hợp 4 tép tỏi băm nhuyễn với 5 ml nước hành và một chút muối vào. Dung dịch này có thể có tác dụng đào thải và làm sạch các chất độc trong cơ thể. Trẻ em có thể uống dung dịch này 2 lần mỗi ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
-
Bạn cũng có thể lấy 4 đến 5 nhánh tỏi, không bóc vỏ, bọc lại bằng giấy bạc và nướng trên lửa. Khi nướng tỏi, các mẹ nên nhớ thường xuyên lật nhanh các mặt của tờ giấy bạc vì tỏi có thể chín rất nhanh. Bạn chỉ cần nướng tỏi cho đến khi có mùi thơm. Sau đó vớt tỏi cho vào 20ml nước đun sôi rồi dùng tay ấn mạnh để tỏi được giã nhuyễn. Chắt lấy nước cốt và cho bé uống ngày 1-2 lần.
Tỏi có tác dụng kháng vi sinh vật rất tốt
3. Sử dụng gừng
Sử dụng gừng là một trong những cách trị sổ mũi cho trẻ nhỏ được ưa chuộng vì tính an toàn và hiệu quả. Các nghiên cứu khoa học hiện đại đã tìm ra nhiều hoạt chất quý giá trong gừng chẳng hạn như b-zingiberen, linalol hay geraniol có tác dụng chống viêm, tiêu sưng, tăng lưu lượng máu đến các cơ quan hô hấp, giúp tình trạng sổ mũi, viêm mũi nhanh được chữa lành.
Để làm món ăn trị sổ mũi cho trẻ, mẹ nên băm nhuyễn gừng rồi cho vào súp gà rồi cho bé ăn. Hoặc mẹ có thể nấu nước gừng rồi pha thêm chút đường cho bé uống từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Nên uống nước gừng ấm để tránh bị đau bụng.
>> Xem thêm Sổ mũi hắt hơi vào buổi sáng như thế nào thì cần phải điều trị ngay?
4. Uống thật nhiều nước
Nghe có vẻ đơn giản nhưng cho trẻ uống thật nhiều nước là cách trị sổ mũi ở trẻ nhỏ cực kỳ quan trọng, cha mẹ không nên bỏ qua. Uống nhiều nước có thể giúp làm loãng đờm hoặc nước mũi bị mắc kẹt trong cổ họng. Uống nước ấm pha chút nước cốt chanh là một trong những cách chữa sổ mũi tại nhà tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà bạn nên thử để giúp trẻ hết sổ mũi. Bạn có thể thêm một chút đường hoặc mật ong nếu trẻ không quen với vị chua của chanh.
>> Xem thêm Sổ mũi kéo dài ở trẻ em: Rửa mũi không đúng dễ biến chứng nặng
Trẻ nên uống nhiều nước khi bị sổ mũi để làm loãng chất nhầy
5. Xịt rửa mũi cho trẻ
Xịt rửa mũi là cách trị sổ mũi cho trẻ nhỏ cha mẹ nên làm để trẻ nhanh khỏi bệnh. Để xịt hoặc rửa mũi cho trẻ, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có tác dụng làm ẩm niêm mạc mũi giúp làm, ong dịch mũi khi bị viêm và rất an toàn không gây tác dụng phụ. Mặt khác nồng độ dung dịch muối sinh lý gần với nồng độ muối trong cơ thể, và bé sẽ cảm thấy nó giống như nước mũi và nước bọt của chính mình, hoàn toàn đến mà không có một chút khó chịu nào.
Chất nhầy ở mũi bị kẹt trong mũi trở thành keo thường là nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ. Do đó, bạn nên rửa để loại bỏ lớp keo này bằng nước muối để các tế bào sợi hoạt động bình thường trở lại. Vào mùa đông, nên làm ấm nước muối trước khi rửa. Dùng chai hoặc bình rửa mũi đã được rửa mũi cho đến khi dịch viêm đẩy ra bên đối diện.
Để phòng ngừa viêm mũi vào thời điểm giao mùa, hoặc khi thời tiết hanh khô, cha mẹ có thể sử dụng dung dịch nước muối sinh lý dạng xịt để hỗ trợ giảm sổ mũi, nghẹt mũi nhanh chóng và hiệu quả.
Mỗi lần sử dụng, cần xịt 1-2 nhát mỗi bên mũi, ngày có thể xịt 3-5 lần. Cha mẹ có thể lựa chọn dung dịch muối biển vệ sinh mũi có bổ sung thêm các khoáng chất như Cu, I, Mg, Mn, Zn,… giúp hỗ trợ sát khuẩn và tối ưu sức khỏe niêm mạc mũi.
DS. Phan Hiền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/5-cach-tri-so-mui-o-tre-nho-nhanh-chong-de-ap-dung-n2717.html
DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO
Thành phần:
•Người lớn: Dung dịch vệ sinh mũi Zenko chứa muối, nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Mn, Zn,…), hương chanh tự nhiên, với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc.
•Trẻ em: Dung dịch vệ sinh mũi Zenko chứa muối, nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Mn, Zn,…), hương cam tự nhiên, với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc.
Công dụng:
• Phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc, sát khuẩn, kháng viêm, giảm phù nề, giảm kích ứng niêm mạc.
• Làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.
• Làm săn se niêm mạc, giúp mũi thông thoáng hơn.
• Làm ẩm mũi, giảm cảm giác khô rát mũi, họng khi không khí khô lạnh.
Cách sử dụng:
• Mở nắp bảo vệ, giữ chắc cổ chai giữa ngón cái và ngón giữa, đặt ngón trỏ lên vị trí nhấn.
• Đưa nhẹ nhàng vòi phun vào mũi
• Ấn nhanh đầu phun từ 2 đến 3 lần mỗi bên mũi (đối với người lớn) và từ 1 đến 2 lần (đối với trẻ em), nếu hít mạnh theo nhịp phun sẽ giúp tăng hiệu quả tác dụng.
• Để dung dịch dư kéo chất nhầy chảy ra ngoài và hỉ mũi.
• Lau sạch vòi phun, đậy nắp bảo vệ.
Liều dùng:
• Người lớn: Xịt 4-6 lần/ngày vào 2 bên mũi, mỗi bên mũi xịt 2 – 3 lần.
• Trẻ em: Xịt 3-5 lần/ngày vào 2 bên mũi, mỗi bên mũi xịt 1 – 2 lần.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Thông tin chi tiết xem tại: Zenko
|