Ngạt mũi khi mang thai tưởng là chuyện bình thường nhưng lại có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Không cần phải dùng thuốc, có nhiều cách chữa ngạt mũi khi mang thai bạn có thể áp dụng.
Nguyên nhân gây ngạt mũi khi mang thai
Bà bầu thường bị ngạt mũi, không chỉ do dị ứng, nhiễm virus hay vi khuẩn mà nguyên nhân còn là do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Ví dụ, mức estrogen tăng cao hơn trong thai kỳ có thể khiến niêm mạc đường mũi bị sưng lên, tạo ra nhiều chất nhầy. Ở phụ nữ mang thai, máu lưu thông cũng nhiều hơn, khiến các mạch máu nhỏ bên trong mũi bị sưng lên dẫn đến ngạt mũi.
Theo thống kê, có khoảng 30% phụ nữ mang thai bị viêm mũi thai kỳ. Tình trạng này có thể bắt đầu sớm nhất là vào tháng thứ 2 của thai kỳ.
Ngạt mũi khi mang thai là bệnh gì?
Viêm mũi thai kỳ
Nếu bạn chỉ bị ngạt mũi và chảy nước mũi, không kèm triệu chứng khác, có lẽ bạn bị viêm mũi thai kỳ. Tình trạng này là do hormone estrogen tăng cao. Thông thường, viêm mũi thai kỳ sẽ tự hết sau khi sinh con.
Cảm lạnh hoặc viêm xoang
Nếu bạn bị ngạt mũi kèm hắt hơi, ho, đau họng, đau nhức nhẹ, sưng hạch hoặc sốt, thì có thể bạn bị cảm lạnh hoặc bệnh nhiễm trùng như viêm xoang.
Hãy đi khám ngay nếu bạn có các triệu chứng viêm xoang như ngạt mũi, dịch nhầy đặc, có màu xanh hoặc vàng, sốt, nhức đầu, đau mặt có cảm thấy tức tức ở mặt (cảm giác tồi tệ hơn khi cúi về phía trước), đau ở hàm trên và không ngửi thấy gì.
Ngạt mũi khi mang thai đi kèm sốt, đau nhức mũi và vùng mặt là dấu hiệu viêm xoang
Dị ứng
Trong trường hợp bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi và ngứa mắt, mũi, cổ họng hoặc tai, thì có thể bạn bị dị ứng. Dị ứng khi mang thai có thể cải thiện hoặc ngày càng nặng hơn.
Ngạt mũi khi mang thai có nguy hiểm không?
Ngạt mũi khi mang thai tưởng là bình thường nhưng lại có hại cho cả mẹ và con. Bởi nó có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến khả năng nhận được oxy cần thiết của thai nhi để phát triển.
Bạn nên đi khám nếu thường xuyên bị ngạt mũi, ngáy ngủ hoặc thức dậy nhiều lần trong đêm.
Chữa ngạt mũi khi mang thai bằng cách nào?
Bởi vì bà bầu nên cẩn trọng với bất kỳ loại thuốc nào (kể cả thuốc uống lẫn
thuốc xịt) nên để chữa ngạt mũi, bạn nên áp dụng các biện pháp tự nhiên:
-
Uống nhiều nước
Điều này giúp toàn bộ cơ thể và mũi đỡ khô.
-
Kê cao đầu khi ngủ để dễ thở hơn
Bạn có thể kê thêm một chiếc gối mỏng bên trên gối của bạn, hoặc kê cao đệm khoảng 15 độ.
-
Tắm nước ấm
Tắm nước ấm sẽ giúp cơ thể thoải mái, tăng cường lưu thông máu, làm loãng dịch nhầy trong mũi, nhờ vậy sẽ giúp giảm ngạt mũi.
-
Xông hơi
Bạn có thể ngồi trong phòng tắm có hơi nước nóng, hơi nước sẽ làm giảm ngạt mũi và giúp thông mũi tốt hơn. Hoặc đặt 1 bát nước nóng có nhỏ vài giọt tinh dầu khuynh diệp hoặc bạc hà rồi chùm khăn để hít thở hơi nước bốc lên cũng được.
Xông hơi giúp giảm ngạt mũi, tắc mũi
-
Đắp khăn ấm lên mũi giúp giảm ngạt mũi và dễ thở hơn
Hơi ấm từ khăn sẽ làm giảm đau nhức mũi, làm loãng dịch nhầy trong mũi, giúp bạn dễ thở và thoải mái hơn.
-
Dùng máy tạo độ ẩm, máy phun sương
Nếu không khí trong phòng quá khô, bạn nên dùng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương, để không bị khô rát mũi và ngứa họng.
-
Tập thể dục nhẹ nhàng sẽ làm giảm ngạt mũi
Tuy nhiên, không nên ra ngoài tập thể dục khi không khí ô nhiễm vì điều này có thể gây kích ứng đường mũi và khiến tình trạng ngạt mũi thêm tồi tệ.
-
Tránh các chất kích thích
Khói thuốc lá, rượu, sơn và khói hóa chất… có thể gây hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi.
-
Nhỏ mũi, xịt mũi bằng nước muối sinh lý
Làm sạch mũi là biện pháp rất quan trọng giúp ngăn ngừa viêm nhiễm.
Xịt mũi giúp giảm ngạt mũi khi mang thai
Rửa mũi, xịt mũi khi mang thai thế nào cho an toàn?
Bạn có thể phun/xịt nước muối sinh lý vào một bên mũi để nước muối thoát ra khỏi lỗ mũi kia, để làm sạch hốc mũi.
Để rửa mũi và xịt mũi, bạn cần chuẩn bị nước muối sinh lý (hay còn gọi là nước muối đẳng trương - nước có nồng độ muối tương đương với dịch tế bào trong cơ thể). Nước muối sinh lý có thể tự pha (bằng muối và nước sạch, nhưng cần đảm bảo nước vô trùng) hoặc mua dung dịch xịt mũi rửa mũi có chứa nước muối biển và các nguyên tố vi lượng như Chekat.
Bạn có thể
rửa mũi tại nhà bằng bình rửa mũi chuyên dụng (như neti pot) hoặc dùng xilanh cũng được. Nếu dùng xilanh thì nên rửa nhẹ nhàng, tránh làm đau tai hoặc viêm tai giữa. Cách nhẹ nhàng nhất là dùng bình xịt dạng phun sương để làm mềm và ẩm hốc mũi. Chờ một lát dịch nhầy trong mũi sẽ loãng ra rồi xì mạnh sẽ hết. Dùng bình xịt dạng phun sương cũng sẽ giúp làm ẩm hốc mũi, tránh gây khô mũi, ngứa mũi.
Vân Anh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI CHEKAT
Xịt sạch – Thông mũi
Dung dịch vệ sinh mũi CHEKAT chứa nước muối biển, các nguyên tố vi lượng Cu, Zn, Mn, Mg, Se, I, Al… với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc. Chỉ cần 3-5 lần xịt mỗi ngày sẽ giúp xoang mũi của trẻ được vệ sinh sạch sẽ, CHEKAT có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm phù nề, giảm kích ứng niêm mạc. Sản phẩm an toàn có thể sử dụng lâu dài giúp phòng ngừa bệnh viêm xoang mũi và các bệnh đường hô hấp trên
Đóng gói: Hộp 1 chai x 75 ml
Bảo quản: Ở nhiệt độ thường, tránh nắng mặt trời.
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Thông tin chi tiết xem tại: https://nhatnhat.com/chekat.html
|
|