Công ty TNHH Nhất Nhất
Tiêu hóa - Gan mật

Giải đáp: Bệnh trĩ gây táo bón như thế nào?

15/05/2025 - 10:05 AM
Bệnh trĩ và táo bón có mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại. Vậy bệnh trĩ có thể gây táo bón bằng cách nào, và vì sao người mắc trĩ lại thường xuyên gặp khó khăn khi đi ngoài?


Bệnh trĩ gây táo bón như thế nào?
 
MỤC LỤC
  • Bệnh trĩ là gì?
  • Trĩ gây táo bón như thế nào?
  • Cách quản lý - điều trị bệnh trĩ và táo bón

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ (hay dân gian còn gọi là bệnh lòi dom) là tình trạng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng bị giãn quá mức, phình to, tạo thành búi trĩ. 

Đây là một bệnh lý rất phổ biến, đặc biệt ở người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người làm công việc ngồi lâu hoặc người bị táo bón mạn tính.

Bệnh trĩ được chia thành ba loại chính:
  • Trĩ nội: Búi trĩ nằm ở bên trong ống hậu môn, ban đầu khó phát hiện vì không đau, chỉ khi nặng mới sa ra ngoài.
  • Trĩ ngoại: Búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn, dễ nhìn thấy và thường gây đau, sưng.
  • Trĩ hỗn hợp: Là sự kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại, búi trĩ sa cả trong lẫn ngoài hậu môn.
Tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch hậu môn và hình thành búi trĩ có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:
  • Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài
  • Chế độ ăn thiếu chất xơ, uống ít nước
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
  • Mang thai và sinh nở
  • Thói quen nhịn đi vệ sinh

Triệu chứng bệnh trĩ thường gặp

Trĩ gây táo bón như thế nào?

Nhiều người nghĩ rằng táo bón gây ra bệnh trĩ, nhưng thực tế, khi đã mắc trĩ, bệnh cũng có thể khiến tình trạng táo bón trở nên nặng hơn. Cụ thể:
  • Sợ đau và nhịn đi đại tiện: Khi đã mắc bệnh trĩ, người bệnh thường cảm thấy đau đớn, đặc biệt là khi đi đại tiện, do búi trĩ bị cọ xát hoặc sa ra ngoài. Vì sợ đau, họ có xu hướng nhịn đi đại tiện, làm phân lưu lại trong ruột lâu hơn.
  • Phân trở nên khô và cứng hơn: Việc nhịn đi đại tiện khiến nước trong phân bị hấp thụ ngược trở lại, làm phân càng khô và cứng hơn, từ đó làm tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.
  • Búi trĩ lớn chèn ép: Ở những trường hợp trĩ nặng (trĩ nội sa, trĩ ngoại lớn), các búi trĩ có thể chèn ép, làm hẹp ống hậu môn, gây khó khăn hơn cho việc đẩy phân ra ngoài, góp phần gây táo bón.
  • Sẹo sau phẫu thuật (ít phổ biến): Trong một số ít trường hợp, nếu phẫu thuật cắt trĩ không đúng kỹ thuật hoặc có biến chứng sẹo co hẹp hậu môn, cũng có thể gây khó khăn cho việc đi đại tiện và dẫn đến táo bón.

Cách quản lý - điều trị bệnh trĩ và táo bón

Để điều trị bệnh trĩ hiệu quả, điều quan trọng là phải giải quyết đồng thời tình trạng táo bón:

Thay đổi chế độ ăn uống

Tăng cường chất xơ: Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt. Chất xơ giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân, giúp phân dễ di chuyển trong ruột.

Uống đủ nước: Uống đủ 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày giúp phân mềm hơn và ngăn ngừa táo bón.

Hạn chế thực phẩm gây táo bón: Tránh đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có cồn và caffeine quá mức.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Tập thể dục đều đặn: Vận động giúp kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.

Tạo thói quen đi đại tiện đều đặn: Nên đi đại tiện vào một khung giờ cố định mỗi ngày (ví dụ sau bữa sáng), không nhịn đi đại tiện khi có cảm giác mót rặn.

Tránh ngồi lâu trong nhà vệ sinh: Không mang sách báo, điện thoại vào nhà vệ sinh. Thời gian đi đại tiện không quá 5-10 phút.

Tránh rặn mạnh: Nếu khó đi, nên chờ đợi hoặc sử dụng các biện pháp hỗ trợ làm mềm phân thay vì rặn mạnh.

Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Thuốc làm mềm phân: Có thể dùng các loại thuốc làm mềm phân (stool softeners) hoặc thuốc nhuận tràng tạo khối (bulk-forming laxatives) để giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.

Thuốc co mạch, kháng viêm (đối với trĩ): Các loại thuốc bôi, viên đạn đặt hậu môn, hoặc thuốc uống chứa các hoạt chất làm co mạch, giảm viêm, giảm đau cho búi trĩ.

Thủ thuật/phẫu thuật

Nếu bệnh trĩ nặng, các búi trĩ sa nhiều hoặc có biến chứng (chảy máu nhiều, tắc nghẽn), bác sĩ có thể chỉ định các thủ thuật như thắt búi trĩ bằng vòng cao su, tiêm xơ, hoặc phẫu thuật cắt trĩ.


Một số phương pháp cắt trĩ hiện nay

Dùng thuốc Trĩ từ thảo dược 

Đông y có bài thuốc trị bệnh trĩ với thành phần gồm các vị thuốc như Đẳng sâm, Đương quy, Hoàng kỳ, Bạch truật, Thăng ma… có tác dụng Giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.

Nhờ vậy, bài thuốc thường được dùng trong các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..; Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại; Dự phòng bệnh trĩ tái phát.

Hiện nay, bài thuốc trĩ này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy đạt GMP-WHO, tạo nên Thuốc Trĩ dạng viên nén tiện sử dụng và dễ bảo quản.

Thuốc Trĩ dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị bệnh trĩ có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/giai-dap-benh-tri-gay-tao-bon-nhu-the-nao-n31488.html

 
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO

Thuốc Trĩ Nhất Nhất

Giảm đau rát, bền thành mạch, cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát
Nứt kẽ hậu môn nguyên nhân
Thành phần:
Thành phần (cho 1 viên nén bao phim): 500mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
1. Đảng sâm (Radix Codonopsis pilosulae) 700 mg 
2. Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei) 700 mg 
3. Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 400 mg 
4. Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) 400 mg 
5. Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae) 400 mg 
6. Sài hồ (Radix Bupleuri chinensis) 400 mg 
7. Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 400 mg 
8. Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 200 mg 
9. Sen (hạt) (Semen Nelumbinis nuciferae) 400 mg 
10. Ý dĩ (Semen Coicis) 400 mg 
Tá dược vừa đủ 1 viên.
 
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng 
Giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. 
Chỉ định
Dùng để điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..; Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại. Dự phòng bệnh trĩ tái phát.
 
Liều dùng, cách dùng:
Uống với nước ấm trước bữa ăn.
Đối với trường hợp trĩ cấp tính:
Người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2 viên.
Trẻ em từ 10-15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Dự phòng bệnh trĩ tái phát: Ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Để đạt hiệu quả tốt nên dùng mỗi tháng một đợt từ 10-15 ngày. Có thể dùng liên tục từ 30-45 ngày tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của mỗi bệnh nhân.
 
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 07/2022/XNQC/YDCT ngày 19/7/2022
Thuốc Trĩ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe 
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
Thông tin chi tiết xem tại: https://nhatnhat.com/thuoc-tri-nhat-nhat.html

Danh sách sản phẩm

Lăn ANTIMUOI Nhất Nhất

Lăn Antimuoi Nhất Nhất phòng chống muỗi và côn trùng cắn đốt. Giảm viêm, sưng, ngứa khi bị muỗi và côn trùng cắn đốt.
Xem thêm

Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Thiên Mai

Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Thiên Mai làm sạch nhẹ nhàng, khử mùi hôi, bảo vệ vùng kín, mang lại cảm giác tự tin với hương thơm quyến rũ
Xem thêm

Thuốc Trĩ Nhất Nhất

Thuốc Trĩ Nhất Nhất giúp điều trị trĩ ngoại, trĩ nội độ 1-2-3, giảm đau rát chảy máu, làm co búi trĩ, làm bền thành mạch và ngăn ngừa trĩ tái phát.
Xem thêm

Zinc Gluconate Nhất Nhất

- Bổ sung Kẽm - Hỗ trợ tăng cường sức khỏe và sức đề kháng
Xem thêm

Thuốc Xoang Nhất Nhất

Tiêu viêm, thông mũi, hỗ trợ điều trị các chứng: - Nghẹt mũi - Viêm mũi dị ứng - Viêm xoang cấp và mạn tính Thuốc Xoang Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng
Xem thêm

Dung dịch vệ sinh mũi Zenko

Zenko giảm nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi tương đương Nước Biển Sâu của Pháp; xịt sạch, thông mũi...
Xem thêm

Thuốc Dạ Dày Nhất Nhất

Điều trị: - Viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị. - Rối loạn tiêu hóa, ăn chậm tiêu, chán ăn, đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng, ợ hơi, ợ chua.
Xem thêm

Giải Độc Gan Nhất Nhất

Viêm gan, hỗ trợ điều trị viêm gan B cấp và mãn tính; Bảo vệ và tái tạo gan, giải độc gan, chống dị ứng
Xem thêm

Hoạt huyết Nhất Nhất

Điều trị thiểu năng tuần hoàn não, đau bụng kinh do huyết ứ
Xem thêm

Que thử thai Chip-Chips

Giúp phát hiện có thai sớm sử dụng đơn giản, đọc kết quả trong vòng 3-10 phút
Xem thêm

Xương khớp Nhất Nhất

Điều trị hiệu quả các chứng phong tê thấp: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đau lưng, đau thần kinh tọa, tê bại chân tay; Hỗ trợ điều trị thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả bệnh tái phát.
Xem thêm

TPBVSK Tố Nữ Nhất Nhất

Tố Nữ Nhất Nhất hỗ trợ cải thiện nội tiêt tố nữ, giảm các triệu chứng bốc hỏa, mất ngủ, sạm da, yếu sinh lý do suy giảm nội tiết tố nữ.
Xem thêm

Đại tràng Nhất Nhất

Trị viêm đại tràng, đau bụng dưới, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
Xem thêm
Công ty TNHH Nhất Nhất
Giấy phép số: 23/GP-STTTT ngày 28/02/2025 của Sở thông tin và truyền thông, UBND TP Hà Nội.
 
Giấy phép đăng ký kinh doanh số ‎0101983927 cấp ngày 27/06/2006
 
Người chịu trách nhiệm nội dung: Lê Đức Lộc
 
© 2018. Bản quyền thuộc về Nhatnhat.com.
hotline chat zalo
Điểm bán gần bạn