Trẻ bị ho có đờm có thể dẫn đến các bệnh lý hô hấp nghiêm trọng khác. Trẻ bị ho có đờm phải làm sao cho an toàn, hiệu quả là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm.
Trẻ bị ho có đờm gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ hàng ngày
Trẻ ho có đờm có đặc điểm gì?
Ho có đờm còn được gọi là ho ướt, là một phản xạ của cơ thể để loại bỏ các chất dịch ở cổ họng.
Chất lỏng này đến từ đường hô hấp như dịch khí quản, phế nang, họng, xoang hàm, xoang trán, hốc mũi hay máu, mủ, giả mạc, bã đậu… và thường do nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn như cúm, cảm lạnh và viêm phổi.
Các triệu chứng khác chẳng hạn như sổ mũi, đau họng và mệt mỏi thường đi kèm với ho có đờm. Trẻ cũng có thể bị chảy dịch mũi sau, giống như chất nhầy chảy xuống cổ họng hoặc ngực gây ho.
Khác với ho có đờm, ho khan không tạo ra bất kỳ chất nhầy hoặc đờm nào. Ho khan thường do kích ứng đường hô hấp trên hoặc do các tình trạng tạm thời (chẳng hạn như chất kích thích môi trường, dị ứng, bệnh viêm phổi hoặc ho gà) hoặc các tình trạng mạn tính (như hen suyễn hoặc trào ngược dạ dày). Trẻ cũng có thể bị ho khan do chất nhầy còn sót lại sau khi bị cảm lạnh hoặc cúm. Tình trạng ho có thể kéo dài nhiều tuần.
>> Xem thêm Xịt Họng Nhất Nhất xua tan nỗi lo ho rát họng có đờm
Nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm
Để biết trẻ ho có đờm phải làm sao cho đúng, cần hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này. Ở trẻ em, hầu hết các trường hợp ho có đờm là do nhiễm vi rút. Nguyên nhân phổ biến tiếp theo là bệnh hen suyễn. Các bệnh lý sau đây cũng có thể gây ra ho có đờm ở trẻ:
-
Bệnh ho gà biểu hiện bằng những cơn ho dữ dội không kiểm soát được. Trẻ em phát ra âm thanh “vù vù” khi thở hổn hển.
-
Ho ở trẻ em đôi khi do hít phải dị vật, khói thuốc lá, hoặc các chất kích thích môi trường khác.
-
Viêm phế quản: các tác nhân như vi rút, vi khuẩn có thể tấn công làm phế quản bị viêm gây ho có đờm, khò khè ở trẻ.
-
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng ở phổi có thể nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Vi rút là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng ho có đờm ở trẻ
Trẻ ho có đờm phải làm sao?
Các phương pháp điều trị ho có đờm tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Đối với phần lớn các trường hợp ho có đờm do vi rút như cảm lạnh hoặc cúm, việc điều trị là không cần thiết. Nếu nguyên nhân là do vi khuẩn thì cần dùng kháng sinh.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ em dưới 4 tuổi không nên tự ý dùng thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn (OTC). Vậy trẻ bị ho có đờm phải làm sao để đảm bảo an toàn và hiệu quả? Các phương pháp hỗ trợ giảm ho có thể bao gồm:
Mật ong
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cho trẻ ăn 1/2 thìa mật ong trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm ho. Hãy nhớ rằng mật ong nguyên chất không thích hợp cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi do nguy cơ ngộ độc.
Dùng máy phun sương
Đặt máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng của con bạn. Hơi nước giữ ẩm cho cổ họng và làm lỏng đờm, giúp dễ tống khứ chất nhầy ra ngoài.
Hút mũi
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm có thể gây khó chịu vì trẻ không thể xì mũi để giảm lượng chất nhầy thoát xuống cổ họng. Cha mẹ có thể giúp làm sạch chất nhầy bằng nước muối sinh lý nhỏ mũi rồi hút mũi giúp trẻ.
Nâng cao đầu khi ngủ
Nâng giường của con bạn hoặc kê thêm một chiếc gối. Ngủ với tư thế nâng cao đầu làm giảm chảy nước mũi sau khi ngủ, giúp giảm ho và ngứa cổ họng.
Uống nhiều chất lỏng
Uống đủ nước để ngăn ngừa khô cổ họng. Chất lỏng ấm (như phở gà hoặc canh) là tốt nhất để làm loãng chất nhầy.
Thuốc hạ sốt
Sử dụng thuốc hạ sốt giảm đau trong trường hợp trẻ sốt trên 38,5oC
Thuốc ho
Thuốc ho OTC (cho trẻ lớn hơn và người lớn). Thuốc ho theo toa (có hoặc không có codeine) không khuyến cáo dùng codeine trong thuốc ho cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Một số loại thuốc khác
-
Thuốc giãn phế quản
-
Steroid trị ho liên quan đến hen suyễn
-
Thuốc dị ứng
-
Thuốc kháng sinh cho các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
Cha mẹ nên vệ sinh mũi họng thường xuyên cho con khi trẻ bị ho có đờm
Trẻ 4 tháng ho có đờm phải làm sao?
Trẻ 4 tháng tuổi ho có đờm là tình trạng rất phổ biến do ở giai đoạn này, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu khiến vi rút và vi khuẩn dễ xâm nhập gây bệnh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc trị ho không kê đơn cho trẻ nhỏ không được khuyến khích. Vậy ở độ tuổi này, trẻ ho có đờm phải làm sao để triệu chứng mau chóng thuyên giảm?
Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số phương pháp tự nhiên trị ho an toàn hiệu quả cho bé như sử dụng lá húng chanh, quất xanh, lá hẹ. Các nguyên liệu này đều rất dễ kiếm và có tác dụng tiêu đờm, giảm ho tốt có thể dùng được cho trẻ 4 tháng tuổi. Nên cho trẻ dùng sớm ngay từ khi xuất hiện triệu chứng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Lá húng chanh được sử dụng phổ biến đối với ho có đờm ở trẻ nhỏ
Trẻ 2 tuổi ho có đờm phải làm sao?
Trẻ 2 tuổi rất dễ bị ho có đờm do các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do trẻ ở tuổi này nhiều bé đã đi học và tiếp xúc nhiều hơn với môi trường bên ngoài. Cha mẹ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc ho mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng các phương pháp giảm ho từ thiên nhiên là các biện pháp được cha mẹ áp dụng phổ biến cho trẻ. Ngoài ra các sản phẩm xịt họng với thành phần hoàn toàn từ thảo dược đang là giải pháp rất được ưa chuộng vì tính tiện dụng và an toàn.
Cha mẹ có thể gửi cô giáo để xịt cho con ở lớp, có thể mang theo bất cứ đâu và có thể sử dụng bất cứ khi nào con cảm thấy khó chịu. Cha mẹ nên lựa chọn sản phẩm
xịt họng thảo dược dạng vòi xịt dài để giúp đưa sâu dung dịch vào cổ họng của trẻ, có tác dụng tại chỗ vùng hầu họng giúp hỗ trợ giảm đau họng, giảm ho.
DS Phan Hiền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/giai-dap-chi-tiet-thac-mac-tre-ho-co-dom-phai-lam-sao-n4949.html
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất
Nếu xịt đúng cách thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút
Nếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác
Hỗ trợ:
Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản
Thành phần:
Xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào, natri benzoate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Cách sử dụng:
- Xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
- Nếu ho nhiều, lâu ngày: xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Có thể xịt nhiều từ 10 đến 15 lần/ ngày.
Chú ý:
- Để tăng hiệu quả, trước khi xịt cần rửa họng như sau: nuốt vài miếng thức ăn khô (không dầu mỡ) cho trôi dịch nhầy ở họng, sau đó nuốt vài ngụm nước ấm.
- Xịt Họng Nhất Nhất thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút, nếu không xin gọi hotline để được tư vấn cách dùng cho hiệu quả.
Quy cách đóng gói:
Hộp 1 chai x 20ml.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Điện thoại: 1800.6689 Fax: (0272).3817337
|