Miếng hạ sốt là một trong những biện pháp giảm nhiệt độ cơ thể tại nhà an toàn, nhanh chóng và cho hiệu quả trong thời gian dài.
Nhiều mẹ cho rằng dán miếng hạ sốt vào vết tiêm giúp miếng dán phát huy hiệu quả cao và nhanh hơn do vị trí vết tiêm thường có hiện tượng sưng, nóng và gây đau cho trẻ. Vậy có nên dán miếng hạ sốt vào vết tiêm hay không và điều này có an toàn không?
Câu trả lời là “Không”. Miếng dán hạ sốt được thiết kế để sử dụng trên những vùng da lành, không có vết thương hở. Việc dán trực tiếp miếng dán vào vị trí vết tiêm không những không cho tác dụng cao hơn mà còn có thể cản trở và khiến tình trạng của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Nó có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như:
Cản trở tuần hoàn máu tại chỗ tiêm
Trực tiếp dán miếng hạ sốt vào vị trí tiêm có thể chèn ép các mạch máu dẫn tới cản trở tuần hoàn máu tại đây.
Khi sự tuần hoàn của máu bị cản trở, Oxi và chất dinh dưỡng không được cung cấp một cách đầy đủ, làm giảm yếu tố tăng trưởng và khiến vị trí tiêm lâu lành hơn. Thậm chí có thể dẫn tới tình trạng hoại tử vết tiêm.
Có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng
Miếng dán có thể cản trở quá trình thoát hơi nước của các tế bào, cung cấp một môi trường thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn trên bề mặt vị trí vết tiêm.
Thêm vào đó tuần hoàn bị cản trở làm giảm khả năng huy động và cung cấp các yếu tố miễn dịch như bạch cầu, kháng thể. Điều này càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhiễm trùng xảy ra.
Cản trở việc vệ sinh vết tiêm
Vết tiêm không được vệ sinh thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển. Không chỉ vậy nó còn gây ngứa ngáy, khó chịu, khiến trẻ gãi nhiều gây xước và làm trầy da tại đây.
Chính vì vậy việc làm sạch, vệ sinh vết tiêm là cần thiết để vết tiêm mau lành, giúp phòng ngừa viêm, nhiễm trùng. Bịt kín chỗ tiêm bằng khăn lau hạ sốt khiến khó vệ sinh vị trí này.
Cách sử dụng miếng dán hạ sốt đúng cách
Để
sử dụng miếng hạ sốt đúng cách, bạn có thể làm theo các bước sau:
Lựa chọn vị trí dán phù hợp
Dán miếng hạ sốt lên vùng da khô, sạch và thoáng mát, có nhiều mạch máu lớn lưu thông trong trong cơ thể để giúp tản nhiệt và hạ sốt nhanh hơn. Thường là ở các vị trí trán, hai bên bẹn, dưới 2 nách.
Không dán trực tiếp lên vết thương hở, khu vực da bị kích ứng, hoặc trên da có dấu hiệu nhiễm trùng.
Vệ sinh da sạch sẽ
Trước khi dán, cần vệ sinh sạch vùng da sẽ dán với nước sạch và xà phòng diệt khuẩn, đảm bảo đã lau khô hoàn toàn trước khi dán.
Sử dụng miếng dán
Lấy miếng dán ra khỏi bao bì và đảm bảo không chạm vào mặt dính của miếng.
Dán miếng lên da, nhẹ nhàng ấn để đảm bảo miếng dán tiếp xúc tốt với da.
Thời gian sử dụng của các miếng dán hiện nay là từ 8-12 tiếng, tùy theo từng loại khác nhau.
Thay miếng dán mới sau khi thời gian được khuyến cáo trên bao bì sản phẩm hoặc khi miếng dán có dấu hiệu không còn bám dính hoặc không còn lạnh.
Theo dõi tình trạng sức khỏe
Theo dõi nhiệt độ cơ thể và các triệu chứng khác của trẻ. Tháo miếng sốt nếu trẻ có hiện tượng nổi mẩn đỏ hoặc gãi ở vị trí dán.
Những lưu ý khi chăm sóc cho trẻ sau khi tiêm
Sốt sau tiêm là một hiện tượng sinh lý thông thường, có thể tự khỏi mà không cần phải dùng thuốc hay chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên sốt cao hoặc kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Việc chăm sóc cho trẻ sau tiêm là điều cần thiết để hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe và giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.
Một số điểm mà cha mẹ cần lưu ý bao gồm:
-
Theo dõi trẻ: Sau khi tiêm, hãy theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ trong vòng 24-48 giờ. Sốt nhẹ hoặc khó chịu có thể xảy ra và thường là phản ứng bình thường.
-
Giữ cho trẻ thoải mái: Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi và có một môi trường thoải mái. Bạn có thể cho trẻ mặc đồ thoáng mát.
-
Tránh hoạt động mạnh: Tránh cho trẻ tham gia vào các hoạt động thể chất mạnh trong 1-2 ngày sau khi tiêm để giúp cơ thể hồi phục.
-
Cho trẻ uống đủ nước: Khuyến khích trẻ uống đủ nước để giữ cơ thể không bị mất nước, đặc biệt nếu trẻ bị sốt.
-
Sử dụng thuốc hạ sốt nếu cần: Sốt cao có thể kết hợp việc dùng miếng dán và thuốc hạ sốt cũng như bù nước và điện giải với dung dịch Oresol.
-
Chăm sóc vết tiêm: Giữ vết tiêm sạch sẽ và khô ráo. Nếu có vết bầm hoặc sưng, có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh nhẹ nhàng để giảm sưng.
-
Dấu hiệu bất thường: Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường như sốt cao kéo dài, phát ban, khó thở, hoặc cảm giác rất yếu, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng
Trên đây là phần giải đáp có nên dán miếng dán hạ sốt vào vết tiêm và
một số lưu ý chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.
Miếng dán hạ sốt thành phần có Hydrogel thân nước làm mát lạnh tự nhiên, giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau, say nắng theo cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể rồi khuếch tán ra ngoài. Miếng dán hạ sốt có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/hoi-nhanh-dap-gon-co-nen-dan-mieng-dan-ha-sot-vao-vet-tiem-n28206.html