Chữa viêm xoang bằng lá trầu không là giải pháp được nhiều người áp dụng, nhưng làm thế nào để an toàn và đạt được hiệu quả cao thì không phải ai cũng biết. Vậy, cần lưu ý gì khi áp dụng biện pháp này?
Chữa viêm xoang bằng lá trầu không là giải pháp được nhiều người áp dụng
Lá trầu không chữa viêm xoang
Trầu không là loại lá có tác dụng dược lý được đánh giá cao cả trong y học cổ truyền và y học hiện đại.
Chiết xuất từ lá trầu không có tính kháng sinh mạnh, có thể giúp ức chế và tiêu diệt trùng roi, song cầu khuẩn cùng nhiều chủng vi khuẩn khác.
Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, đi vào 3 kinh Phế, Tỳ, Vị giúp khu phong, tán hàn, tiêu viêm, sát trùng, giảm đau. Chính vì vậy mà lá trầu không thường có mặt trong các bài thuốc điều trị viêm xương khớp, nhiễm trùng phụ khoa, chốc lở hay các bệnh lý ở đường hô hấp như viêm họng,
viêm mũi dị ứng và cả bệnh viêm xoang. Chiết xuất từ loại lá này cũng được sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp hay thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị bệnh.
>> Xem thêm Chớ coi thường những hậu quả của viêm xoang
Hai cách chữa viêm xoang bằng lá trầu không hiệu quả
Cách 1: Xông hơi lá trầu không
Với cách xông hơi, tinh chất lá trầu có trong nước sẽ được đưa sâu vào trong khoang mũi và tiếp xúc với khu vực bị tổn thương. Qua đó làm giảm sưng viêm, làm loãng dịch nhầy ứ đọng trong mũi giúp bớt đau nhức và dễ thở hơn.
Ngoài ra, hơi nóng còn giúp kích thích đưa máu đến các động mạch nhỏ trong xoang mũi. Các dưỡng chất được máu đưa đến sẽ giúp tổn thương nhanh khỏi.
Chuẩn bị:
1 nắm lá trầu không, 1 cái khăn bông to, 1 nồi nước.
Cách làm:
Rửa sạch lá trầu không, chuẩn bị sẵn một tô nước muối pha loãng và cho lá trầu vào ngâm 20 phút. Vớt lá trầu ra cho ráo nước, vò nát. Tiếp theo, đun khoảng 2 lít nước cho sôi rồi thả lá trầu vào, đun thêm 10 phút rồi tắt bếp.
Đặt nồi nước (hoặc bát nước) ở mặt bàn hoặc mặt sàn phẳng, cúi đầu xuống, lấy khăn trùm kín đầu để hơi nước không bị thoát ra ngoài. Chú ý giữ khoảng cách an toàn để không bị bỏng.
Trong quá trình xông, nước mũi sẽ được làm loãng và liên tục chảy ra. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị sẵn khăn giấy để lau nước mũi.
Khi chữa viêm xoang bằng lá trầu không theo cách này, bạn chỉ nên thực hiện khoảng 3 lần/tuần, mỗi lần xông tối đa 20 phút. Tránh lạm dụng quá mức vì xông hơi nhiều sẽ làm các mao mạch bị giãn nở không tốt cho sức khỏe.
>> Xem thêm Viêm xoang mạn tính có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Xông hơi giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi xoang
Cách 2: Chữa xoang bằng lá trầu không kết hợp với cây hoa ngũ sắc
Cây hoa ngũ sắc cũng là một nguyên liệu tự nhiên nổi tiếng có tác dụng chữa
viêm mũi xoang. Bạn có thể kết hợp hai nguyên liệu này để tăng công dụng sát khuẩn, tiêu viêm.
Chuẩn bị:
10 lá trầu không tươi, 1 nắm hoa cứt lợn tươi (hoặc 1 lọ thuốc chiết từ hoa cứt lợn bán sẵn ở nhiều hàng thuốc Bắc), 1 lọ nước muối sinh lý, 100ml rượu trắng, 1 bình xịt mũi đã dùng hết.
Cách làm:
Rửa sạch lá trầu không rồi giã nát. Cho lá trầu không vào lọ thủy tinh, đổ ngập rượu vào lắc lên cho đều. Hoa cứt lợn tươi xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt rồi cho vào một cái bình xịt mũi đã dùng hết.
Bạn ngậm một ngụm rượu lá trầu không kết hợp xịt nước hoa cứt lợn vào hai bên lỗ mũi. Cố gắng giữ khoảng 5 – 10 phút sau mới nhổ hết rượu trong miệng ra, lần lượt bịt từng bên lỗ mũi xì nhẹ để loại bỏ hết dịch nhầy trong xoang ra ngoài.
Tiếp theo, nhỏ nước muối sinh lý và day mạnh hai bên sống mũi theo chiều từ trên xuống dưới nhằm đẩy hết những chất cặn còn tồn đọng xuống cổ họng. Sau đó khạc nhổ ra ngoài theo đường miệng.
Một số lưu ý khi chữa viêm xoang bằng lá trầu không
-
Hiệu quả phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm của xoang, cách thực hiện và chế độ kiêng cữ của từng cá nhân.
-
Kết quả thường không nhanh như mong đợi nên cần kiên trì trong thời gian dài.
-
Trẻ em, phụ nữ mang thai và những người cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng với lá trầu. Những đối tượng này nên tránh áp dụng.
-
Phương pháp này chỉ thích hợp cho những người bị viêm xoang nhẹ, bệnh mới chớm xuất hiện.
-
Các trường hợp viêm xoang mạn tính, viêm xoang nặng không nên áp dụng vì hiệu quả không cao. Thay vào đó, nên dùng thuốc Đông y chữa viêm xoang – sản phẩm đã được nghiên cứu, bào chế và có hiệu quả thực sự.
Thuốc Xoang Đông y thế hệ 2 – thông mũi, tiêu viêm hiệu quả
Thuốc Xoang Đông y thế hệ 2 ra đời từ bài thuốc tiêm viêm thông mũi bí truyền trong dân gian, có hiệu quả thực sự đã được nhiều thế hệ người bệnh chứng minh.
Thuốc Xoang Đông y thế hệ 2 được sản xuất tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, dạng viên nén tiện dụng. Thuốc hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.
Thay vì dùng lá trầu không chữa viêm xoang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thuốc Xoang Đông y thế hệ 2 để hỗ trợ điều trị cũng như ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Ds. Nguyễn Minh
Theo Giáo dục & Thời đại
Thuốc Xoang Nhất Nhất
Thông mũi, tiêu viêm trị:
Viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi
Viêm xoang cấp, mạn tính, đau đầu
Viêm xoang dẫn đến đau đầu
Thành phần: Cho 1 viên nén bao phim
330mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương ứng với: Thương nhĩ tử (Fructus Xanthii strumarii) 500mg, Hoàng kỳ (Radix Astragali membranecei) 620mg, Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae) 250mg, Tân di hoa (Flos Magnoliae) 350mg, Bạch truật (Radix Actratylodis macrocephalae), 350mg, Bạc hà (Herba Menthae) 120mg, Kim ngân hoa (Flos Lonicerae) 250mg, Bạch chỉ (Radix Angelica dahuricae) 320mg.
Tá dược: Microcrystalline cellulose; Calcium carbonat; Magnesium stearate; Sodium Starch Glycolate; Silicon dioxide; Iron Oxide Brown; Titan dioxyd; Hydroxypropyl methyl cellulose 6 cps; PEG 6000; Talc. Vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
Chỉ định:
Thuốc có tác dụng tiêu viêm, thông mũi. Dùng để hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 2 viên.
Trẻ em trên 5 tuổi: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 viên
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Điện thoại: 1800.6689 ; Fax: 0272.3817.33
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 289/2020/XNQC/QLD
|