Hiện nay có nhiều loại thuốc cảm cúm cho bé. Tùy vào độ tuổi và triệu chứng bệnh, ba mẹ có thể lựa chọn loại thuốc cảm cúm phù hợp, giúp bé nhanh khỏi bệnh.
Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ
Các triệu chứng cảm cúm ở trẻ
Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, do đó, các tác nhân gây cảm cúm dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Cảm cúm ở trẻ đa phần có triệu chứng như người lớn, và thường được phát hiện sớm.
Một số triệu chứng chính ở bé khi bị cảm cúm bao gồm:
• Hắt hơi, sổ mũi: Cảm cúm thường gây hắt hơi, sổ mũi, làm cho việc thở trở nên khó khăn đối với bé. Bé hắt hơi liên tục do phản xạ tại mũi khi gặp các tác nhân lạ. Dịch mũi được tiết ra liên tục như một cơ chế bắt giữ và loại bỏ tác nhân gây cảm cúm.
• Khóc và cáu gắt: Bé có thể trở nên khóc và cáu gắt hơn khi cảm thấy không thoải mái do triệu chứng của cảm cúm.
• Đau cơ và đau khớp: Trẻ lớn có thể kêu đau người khi bị cảm cúm, trẻ nhỏ thì thường quấy khóc.
• Mệt mỏi: Cảm cúm thường làm cho trẻ mất năng lượng và cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, không muốn chơi.
• Ho: Ho khan và khản tiếng cũng có thể là một triệu chứng của cảm cúm ở bé.
• Sốt: Khác với người lớn, khi bị cảm cúm bé có thể sốt cao, thường trên 38°C hoặc cao hơn. Sốt là một dấu hiệu quan trọng của bệnh.
Một số triệu chứng khác cũng có thể gặp khi bé bị cảm cúm như: Nôn, buồn nôn, tiểu đêm, khó thở.
Các triệu chứng cảm cúm ở trẻ
Tiêu chí lựa chọn thuốc cảm cúm cho bé
Các triệu chứng
cảm cúm ở trẻ khá rầm rộ, do đó, cha mẹ có thể dễ dàng phát hiện và xử lý sớm.
Hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị cảm cúm cho trẻ em. Để lựa chọn loại thuốc phù hợp, cha mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn và hướng dẫn từ chuyên gia y tế.
Dưới đây là một số tiêu chí lựa chọn thuốc cảm cúm trẻ em cha mẹ có thể tham khảo:
• Tham khảo ý kiến chuyên gia: Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nhà thuốc gần nhà trước khi cho trẻ dùng thuốc. Bác sĩ sẽ giúp xác định tình trạng sức khỏe của bé và đưa ra lời khuyên về loại thuốc phù hợp.
• Tuân theo hướng dẫn tuổi và trọng lượng: Luôn tuân theo hướng dẫn về độ tuổi và trọng lượng của trẻ được ghi trên hộp thuốc. Không sử dụng thuốc dành cho người lớn cho trẻ nhỏ vì liều lượng có thể khác nhau.
• Chọn loại thuốc phù hợp: Thuốc cảm cúm cho trẻ có thể là Đông y hoặc Tây y. Tùy vào tình trạng của bé mà lựa chọn hoặc kết hợp các loại thuốc cho phù hợp.
• Tuân thủ liều lượng: Không bao giờ vượt quá liều lượng được ghi trên hướng dẫn hoặc khuyến nghị của bác sĩ. Sử dụng dụng cụ đo liều chuẩn để đảm bảo bạn đo chính xác.
• Chú ý đến tác dụng phụ: Theo dõi tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi sử dụng thuốc. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu phản ứng không mong muốn nào, hãy ngưng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ.
• Lưu ý đến thành phần: Kiểm tra thành phần của thuốc để đảm bảo trẻ không bị
dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
• Theo dõi sự cải thiện: Theo dõi tình trạng sức khỏe của bé sau khi sử dụng thuốc. Nếu triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy thông báo với bác sĩ.
Những loại thuốc cảm cúm trẻ em phổ biến hiện nay
Điều trị cảm cúm ở trẻ em cần chú trọng giải quyết sớm các triệu chứng, đặc biệt là sốt, hắt hơi, sổ mũi. Đồng thời, thuốc cảm cúm ở trẻ em cần kết hợp các sản phẩm có tác dụng củng cố miễn dịch, phục hồi cơ thể để hạn chế cảm cúm tái phát hoặc các biến chúng sau cảm cúm.
Thuốc điều trị cảm cúm có thể là thuốc Tây y và Đông y.
Những loại thuốc cảm cúm trẻ em phổ biến hiện nay
1. Thuốc Tây y trị cảm cúm trẻ em
Thuốc cảm cúm trẻ em từ Tây y gồm một hoặc một số hoạt chất nhằm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Một số loại thuốc và hoạt chất thường dùng gồm:
• Thuốc giảm đau, hạt sốt: Thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến có thành phần paracetamol. Khi trẻ sốt, đau đầu, đau nhức cơ thể cha mẹ sử dụng paracetamol cho trẻ theo liều lượng phù hợp với cân nặng. Nếu trẻ không đáp ứng với Paracetamol, một hoạt chất giảm đau hạ sốt khác có thể được sử dụng là Ibuprofen. Thuốc Ibuprofen còn có tác dụng chống viêm. Tuy nhiên, cần lưu ý thuốc này không thích hợp cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
• Thuốc kháng Histamin: Các thuốc kháng Histamin (H1) có tác dụng
giảm chảy nước mũi, nghẹt mũi ở trẻ khi bị cảm cúm. Thông thường, các thuốc điều trị cảm cúm sẽ kết hợp cả giảm đau chống viêm với thuốc kháng Histamin. Một số hoạt chất phổ biến như clorpheniramine, Bropheniramin, phenylephrine…
• Các thuốc Tây y khác: Thuốc ho (chứa dextromethorphan, n-acetyl cysteine…) cũng được dùng để điều trị triệu chứng ho, đờm ở trẻ bị cảm cúm.
2. Thuốc Đông y
Hiện nay thuốc Đông y được nhiều phụ huynh tin tưởng sử dụng cho trẻ nhỏ vì đặc tính an toàn. Thuốc Đông y trị cảm cúm trẻ em có thể là những bài thuốc đơn giản từ nguyên liệu dân gian đến các bài thuốc Đông y bí truyền phức tạp.
Đông y giải cảm
Các bài thuốc Đông y trị cảm cúm đơn giản phải kể đến như quất và hoa hồng trắng chưng đường phèn hay lá hẹ hấp mật ong, lá hẹ hấp chanh và nghệ.
Các bài thuốc giải cảm bí truyền là sự kết hợp cân bằng âm dương từ nhiều loại dược liệu, không chỉ giúp giảm triệu chứng của cảm cúm mà còn giúp phục hồi cơ thể, tăng cường miễn dịch, hạn chế biến chứng sau cảm cúm và phòng ngừa bệnh tái phát.
Bài thuốc Đông y giải cảm nổi tiếng gồm Cát căn, Sài hồ, Bạch thước, Cát cánh, Hoàng cầm, Bạch chỉ, Khương hoạt, Cam thảo… giúp thanh nhiệt giải cảm, giảm các triệu chứng cảm cúm như đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, thân nhiệt cao.
Hiện nay bài thuốc Đông y này đã được bào chế dưới dạng siro tiện lợi, giúp hỗ trợ thanh nhiệt giải cảm, hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm cúm: đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, thân nhiệt cao.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, cha mẹ có thể tham khảo sử dụng cho trẻ.
DS. Trần Bích
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/luu-y-khi-lua-chon-thuoc-cam-cum-cho-be-n21168.html
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Siro Cảm Nhất Nhất
Thành phần:
4,5g cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với::
1. Cát căn (Radix Puerariae thomsonii) 6 g
2. Sài hồ (Radix Bupleuri chinensis) 6 g
3. Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae) 5 g
4. Thạch cao (Gypsum fibrosum) 5 g
5. Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori) 4 g
6. Hoàng cầm (Radix Scutellariae) 4 g
7. Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae) 3 g
8. Khương hoạt (Rhizoma et Radix Notopterygii) 2 g
9. Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 1 g
Phụ liệu: Đường ngô, Maltodextrin, Hương cam tổng hợp, Nước ép chanh tự nhiên Fresh lemon concentrate, Xanthan gum, Sodium benzoate, Nước uống được vừa đủ.
Công dụng:
Hỗ trợ thanh nhiệt giải cảm. Hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm cúm: đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, thân nhiệt cao.
Đối tượng sử dụng:
Người bị cảm cúm, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi.
Với trẻ em dưới 1 tuổi cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Cách dùng:
Ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 6-8 giờ:
- Trẻ em từ 1-3 tuổi 5ml/lần
- Trẻ em từ 4-7 tuổi 7,5ml/lần
- Trẻ em từ 8-11 tuổi 10ml/lần
- Trẻ em từ 12-14 tuổi 12,5ml/lần
- Trẻ từ 15 tuổi, người lớn 15ml/lần
Liều tăng cường gấp rưỡi liều bình thường.
Chú ý: Cảm Nhất Nhất đã được nghiên cứu lâm sàng, được hội đồng khoa học đánh giá, kết luận: Cảm Nhất Nhất hiệu quả và an toàn.
Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. Cụm CN Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An.
Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1053/2021/XNQC-ATTP
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thông tin chi tiết xem tại: https://nhatnhat.com/siro-cam-nhat-nhat.html
|