Viêm phế quản phổi trẻ em dễ gây biến chứng nặng nếu không được điều trị. Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả căn bệnh nguy hiểm này.
Viêm phế quản phổi trẻ em là bệnh nhiễm trùng phổi nguy hiểm
MỤC LỤC
-
Viêm phế quản phổi trẻ em là bệnh gì?
-
Nguyên nhân gây viêm phế quản phổi ở trẻ em
-
Triệu chứng bệnh viêm phế quản phổi trẻ em
-
Biến chứng của viêm phế quản phổi ở trẻ em
-
Điều trị bệnh viêm phế quản phổi
-
Lưu ý khi chăm sóc trẻ sau khi khỏi viêm phế quản phổi
-
Giảm ho với dung dịch xịt họng cho trẻ em
|
Viêm phế quản phổi trẻ em là bệnh gì?
Viêm phế quản phổi còn gọi là viêm phổi thùy, là một dạng bệnh lý nhiễm trùng phổi phổ biến nhất gặp phải ở trẻ em.
Đặc trưng chính của bệnh là tình trạng nhiễm trùng, viêm có mủ cấp diễn, lan tỏa khắp các phế quản dẫn khí vào phổi và mô kẽ, gây ảnh hưởng tới 1 hay nhiều thủy phổi.
Các túi phế nang bên trong phổi bị tổn thương, chứa đầy mủ và các chất dịch khác cản trở việc oxy tiếp cận tới nguồn máu.
Bệnh có thể gặp phải quanh năm nhưng tập trung chủ yếu vào mùa Xuân và mùa đông, vào những thời điểm giao mùa.
Viêm phế quản phổi là nguyên nhân hàng đầu gây nhập viện và tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi.
Trên thực tế, 85% tất cả các trường hợp mắc bệnh về hệ hô hấp ở trẻ em dưới hai tuổi đều liên quan tới phổi và phế quản. Từ 2-10 tuổi, bệnh ít phổ biến hơn nhưng thời gian kéo dài hơn.
Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh cũng rất cao ở những người trên 65 tuổi và đối tượng suy giảm miễn dịch.
Viêm phế quản phổi ở trẻ em
Nguyên nhân gây viêm phế quản phổi ở trẻ em
Viêm phế quản phổi là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, chủ yếu là do vi khuẩn và vi rút gây ra. Trong đó phổ biến nhất là các phế cầu khuẩn, adenovirus, virus hợp bào hô hấp, virus cúm, virus parainfluenza, virus sởi....
Các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh bao gồm:
-
Trẻ em dưới 2 tuổi
-
Những người làm việc tại bệnh viện hoặc thường xuyên đến bệnh viện
Một số tình trạng bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
-
Nhiễm trùng đường hô hấp trước đó chẳng hạn như cảm lạnh và cúm
-
Các tình trạng làm suy yếu hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như HIV và một số rối loạn tự miễn dịch
-
Bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim, bệnh hen suyễn
-
Ung thư
-
Bệnh phổi mãn tính
-
Suy dinh dưỡng
Triệu chứng bệnh viêm phế quản phổi trẻ em
Thời gian ủ bệnh khác nhau ở mỗi người, trung bình 3-6 ngày sau khi tiếp xúc với nguyên nhân. Sau đó, các triệu chứng có xu hướng bắt đầu xuất hiện bảy ngày sau khi tiếp xúc.
Triệu chứng của viêm phế quản phổi biểu hiện khác nhau, thường gặp nhất là:
-
Sốt cao
-
Khó thở, thở khò khè
-
Tim đập nhanh
-
Đau ngực có thể nặng hơn khi ho hoặc hít thở sâu
-
Ho ra chất nhầy màu vàng hoặc xanh lá
-
Ớn lạnh hoặc run rẩy
-
Nhức đầu
-
Mệt mỏi và khó chịu
-
Chán ăn
-
Buồn nôn và nôn
-
Trẻ ốm yếu, dễ mệt mỏi
-
Mất nước.
Triệu chứng điển hình của viêm phế quản phổi
Biến chứng của viêm phế quản phổi ở trẻ em
Viêm phế quản phổi do virus thường khỏi sau 1 đến 3 tuần. Viêm phế quản phổi ở trẻ em không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau, bao gồm:
-
Áp xe phổi
-
Tràn dịch màng phổi và tràn khí màng phổi
-
Nhiễm trùng huyết
-
Biến chứng tim mạch: viêm mạch máu, suy tim.
-
Rối loạn tăng trưởng và phát triển: trẻ gặp vấn đề trong việc phát triển về thể chất, vận động, nhận thức và tâm lý xã hội.
Trong đó suy tuần hoàn và suy tim là biện chứng nghiêm trọng nhất, trẻ thường có dấu hiệu:
-
Tốc độ hô hấp đột ngột tăng lên, hơn 60 lần/phút;
-
Nhịp tim tăng đột ngột, >160~180 lần/phút;
-
Tím tái rõ ràng, da nhợt nhạt, thời gian lấp đầy vi mạch ngón tay (ngón chân) kéo dài;
-
Gan to ra đáng kể hoặc tăng nhanh trong một thời gian ngắn;
-
Thiểu niệu hoặc vô niệu;
-
Thiếu oxy nhẹ khiến trẻ có các biểu hiện như: cáu kỉnh, thờ ơ, sốt cao, co giật sớm
Các biến chứng khác có thể gặp bao gồm: Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu, viêm màng não, viêm gan, chảy máu đường tiêu hóa...
Điều trị bệnh viêm phế quản phổi
Việc điều trị tình trạng viêm phổi cần dựa trên nguyên nhân nhiễm trùng, độ tuổi và tình trạng lâm sàng của trẻ.
Bệnh viêm phổi do vi khuẩn được chỉ định bằng kháng sinh thích hợp, thời gian và liều dùng tối thiểu để điều trị hoàn toàn vi khuẩn, ngăn ngừa bệnh quay trở lại
Kháng sinh không có hiệu quả với các trường hợp bệnh do virus gây ra
Viêm phổi do nấm có thể điều trị bằng thuốc kháng nấm đặc hiệu.
Các thuốc điều trị triệu chứng được chỉ định cụ thể ở từng trẻ. Phổ biến nhất là: thuốc ho, thuốc hạ sốt giảm đau, thuốc kháng viêm...
Với các trường hợp nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách kết hợp nghỉ ngơi và dùng thuốc.
Một số
lưu ý khi chăm sóc cho trẻ viêm phế quản phổi tại nhà là:
-
Trẻ sốt nhẹ dưới 38,5 độ có thể hạ sốt bằng cách chườm khăn ấm, lau người hoặc sử dụng miếng dán hạ sốt
-
Thay quần áo hàng ngày, nên lựa chọn quần áo từ chất liệu co dãn, thấm hút mồ hôi
-
Vệ sinh mũi, cho trẻ súc họng với nước muối sinh lý hoặc dung dịch có tính sát khuẩn nhẹ
-
Cung cấp đủ dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho sức khỏe và miễn dịch
-
Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, loáng, dễ tiêu hóa như cháo, súp... bổ sung rau xanh và trái cây
-
Trẻ dưới 6 tháng tuổi phải được bú mẹ, có thể cho trẻ dùng thêm sữa công thức phù hợp
-
Đảm bảo bổ sung đủ nước và điện giải cho trẻ bằng nước trái cây, oresol...
Uống nhiều nước không chỉ ngăn ngừa tình trạng mất nước, giúp làm loãng dịch nhầy trong phổi và giảm khó chịu khi ho.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ sau khi khỏi viêm phế quản phổi
Khi hồi phục sau viêm phế quản phổi, trẻ cần phải được bổ sung dinh dưỡng phù hợp để nhanh chóng bù đắp thiếu hụt trước đó đồng thời tăng cường đề kháng, ngăn ngừa biến chứng và giảm thiểu tình trạng bệnh tái phát.
Những lưu ý bao gồm:
-
Để trẻ nghỉ ngơi nhiều, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc;
-
Tăng cường bổ sung dinh dưỡng, nhất là protein và các vitamin, khoáng chất cần thiết bao gồm vitamin C, vitamin A, E, D, kẽm, sắt và magie;
-
Phòng ngừa viêm phế quản phổi trẻ em bằng cách nào
Có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:
-
Tiêm chủng: Tiêm vacxin là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh do virus gây bệnh, bao gồm cả viêm phế quản phổi. Vắc-xin liên hợp phế cầu khuẩn (PCV) được tiêm khi trẻ được 2, 4 và 6 tháng tuổi, và nhắc lại vào thời điểm 12-15 tháng tuổi.
-
Vệ sinh: giúp trẻ xây dựng thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước bữa ăn, sau khi đi vệ sinh, về nhà sau khi ra ngoài, đến nơi đông người,..
-
Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá: khói thuốc có thể gây kích ứng đường hô hấp và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
-
Duy trì vệ sinh môi trường: Đảm bảo môi trường nhà ở sạch sẽ, đặc biệt là khu vực ngủ của trẻ. Tránh bụi bẩn quá mức bằng cách thường xuyên vệ sinh bề mặt gia dụng.
-
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: hạn chế để trẻ đến những nơi đông người, nguy cơ lây nhiễm cao, đặc biệt vào những thời điểm nhạy cảm;
-
Đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe tổng quát: đảm bảo trẻ được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và có hệ thống miễn dịch mạnh bằng việc khuyến khích trẻ tập thể dục và tham gia các hoạt động ngoài trời.
Giảm ho với dung dịch xịt họng cho trẻ em
Ho là triệu chứng phổ biến ở trẻ bị viêm phế quản phổi. Cùng với việc dùng thuốc điều trị bệnh, để hỗ trợ giảm ho, giảm đau họng cho trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng dung dịch xịt họng có thành phần thảo dược tự nhiên như xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào…
Sự kết hợp của các loại dược liệu này giúp tác động tại chỗ vùng hầu họng, hỗ trợ làm
giảm nhanh ngứa họng, ho, đau rát họng, viêm họng.
Chỉ cần xịt vào họng ngày ít nhất 7 lần, mỗi lần 2-3 nhịp (tùy độ tuổi), không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt để dung dịch phát huy tác dụng tốt hơn.
Dung dịch xịt họng có thành phần thảo dược hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo sử dụng cho trẻ.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/nguy-hiem-tiem-an-tu-can-benh-viem-phe-quan-phoi-tre-em-n27925.html
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất Kid
Thành phần:
Xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào.
Phụ liệu: Natri benzoate, tinh dầu cam, aspartam, glycerin, stevia, xylitol, nước tinh khiết.
Công dụng:
Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, đau rát họng, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Cách sử dụng:
Lắc kỹ trước khi dùng
- Xịt vào họng ngày ít nhất 7 lần, người lớn mỗi lần xịt 4 nhịp, trẻ em mỗi lần 2-3 nhịp (tùy tuổi). Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
- Nếu ho nhiều, lâu ngày: xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, người lớn mỗi lần xịt 4 nhịp, trẻ em mỗi lần 2-3 nhịp (tùy tuổi). Có thể xịt nhiều lần, từ 10 đến 15 lần/ ngày.
Chú ý:
- Để tăng hiệu quả, trước khi xịt cần rửa họng như sau: nuốt vài miếng thức ăn khô (không dầu mỡ) cho trôi dịch nhầy ở họng, sau đó nuốt vài ngụm nước ấm.
- Xịt Họng Nhất Nhất Kid thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút, nếu không xin gọi hotline để được tư vấn cách dùng cho hiệu quả.
Chống chỉ định:
Không dùng cho người mẫn cảm với các thành phần của dung dịch.
Cảnh báo, thận trọng:
Thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Tác động bất lợi tiềm ẩn:
Không được sử dụng sản phẩm đã hết hạn sử dụng.
Quy cách đóng gói:
Hộp 1 chai x 10ml, 20ml.
Bảo quản:
Nơi khô (dưới 30°C), tránh ánh sáng mặt trời.
Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Xuất xứ: Việt Nam
Tổ chức chịu trách nhiệm về sản phẩm:
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Điện thoại: 1800.6689 (Giờ hành chính) Fax: (0272).3817337
|