Sốt cao không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải mà còn làm tăng nguy cơ co giật ở trẻ. Để giúp giảm sốt nhanh hiệu quả tại nhà, nên “bỏ túi” ngay những bước dưới đây.
Những điều nên biết về việc giảm sốt nhanh chóng tại nhà
7 bước giảm sốt nhanh tại nhà hiệu quả
Nếu như bạn hoặc người thân bị sốt hãy thực hiện các bước sau để giảm sốt nhanh chóng, khẩn cấp:
-
Đo nhiệt độ để xác định có bị sốt cao hay không. Sốt là khi thân nhiệt cao hơn 1°C so với nhiệt độ bình thường của cơ thể (38°C khi đo ở miệng hoặc hậu môn, trên 37°C khi đo ở nách).
-
Nằm trên giường và nghỉ ngơi.
-
Uống nhiều nước. Có thể uống nước cam, nước trái cây, sinh tố loãng để bổ sung chất lỏng bị mất khi ra mồ hôi.
-
Dùng thuốc hạ sốt có chứa acetaminophen hoặc ibuprofen để hạ sốt. Tuy nhiên cần lưu ý liều lượng phù hợp và không dùng chung các loại thuốc hạ sốt với nhau. Không nên cho trẻ nhỏ uống aspirin mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Để giảm sốt cho trẻ sơ sinh không được dùng thuốc hạ sốt chứa ibuprofen.
-
Giữ bình tĩnh khi xử lý cơn sốt: Cởi bớt quần áo, bỏ chăn trừ khi bạn có cảm giác ớn lạnh.
-
Tắm nước ấm hoặc sử dụng miếng hạ sốt lạnh sẽ giúp thoải mái hơn. Tránh tắm nước lạnh có thể gây nguy hiểm.
-
Ngoài cơn sốt, nếu nhận thấy có triệu chứng bất thường, tốt nhất nên đi khám ngay.
Bất kỳ ai cũng có thể bị sốt ở một thời điểm nào đó. Người có hệ miễn dịch suy yếu dễ bị sốt hơn những người khác. Bởi sốt là cơ chế mà cơ thể phản ứng chống lại nhiễm trùng do virus và vi khuẩn gây ra. Sốt cũng có thể do say nắng hoặc do tiêm chủng.
Tìm hiểu thêm cách giảm sốt tại nhà theo từng độ tuổi và hiểu rõ các triệu chứng đi kèm cơn sốt.
Cách đánh giá mức độ nghiêm trọng của cơn sốt cao
Người trưởng thành sốt nhẹ nhưng có thể có cảm giác mệt mỏi
Một người trưởng thành khi sốt nhẹ nhưng lại có cảm giác mệt mỏi vô cùng trong khi đó trẻ nhỏ đôi khi có cơn sốt cao lại vẫn vui chơi như bình thường. Trường hợp ngược lại cũng có thể xảy ra.
Cơn sốt ở mỗi người mỗi khác và không phải ai cũng có triệu chứng kèm theo. Mức độ mệt mỏi do sốt gây ra sẽ quyết định cách giảm sốt.
Người bị sốt thường đi kèm các triệu chứng sau:
-
Ăn không ngon miệng
-
Cơ thể mệt mỏi
-
Đau đầu, đau cơ bắp
-
Đổ mồ hôi
-
Ớn lạnh
-
Buồn nôn hoặc nôn
-
Phát ban
Nếu như phát ban đi kèm theo sốt thì bạn cần đi khám bác sĩ để biết được nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh. Đặc biệt, nếu như sốt trên 39,5°C thì nên đi khám ngay lập tức. Sốt cao có thể kèm theo co giật hoặc ảo giác.
Bạn đã biết cách đo nhiệt độ để xác định thân nhiệt khi sốt?
Hầu hết chúng ta có nhiệt độ cơ thể trong khoảng 37°C dù một số người có thân nhiệt cao hơn hoặc thấp hơn một chút. Biến động nhiệt hàng ngày cũng là khá bình thường.
Đo nhiệt độ ở các vùng khác nhau trên cơ thể cũng có kết quả khác nhau. Bạn sẽ được coi là sốt nếu như đo nhiệt độ ở miệng, trực tràng, tai hoặc trán là 38°C hoặc cao hơn.
Nếu như đo nhiệt độ ở nách thì sẽ thấy mức nhiệt thấp hơn 0,5 - 1°C. Nên nếu đo nhiệt độ nách thì thân nhiệt trên 37°C được coi là sốt.
Bị sốt cao, khi nào cần đi khám?
Việc điều trị hạ sốt phụ thuộc vào độ tuổi và nhiệt độ của bạn. Nếu không hạ sốt kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, người trưởng thành và những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi cần đi khám bác sĩ ngay khi sốt từ 38°C
-
Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi: cần đi khám bác sĩ ngay khi sốt 38°C trở lên. Bố mẹ nên đưa bé đi khám ngay cả khi không kèm theo triệu chứng khác ngoài sốt.
-
Trẻ từ 3 đến 6 tháng: có thể giảm sốt tại nhà khi nhiệt độ thấp hơn 38,9°C. Tuy nhiên khi bé có kèm theo các triệu chứng khác thì nên đưa đi khám.
-
Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi: có thân nhiệt cao trên 39°C có thể dùng thuốc hạ sốt. Nếu như bé sốt kéo dài trên một ngày hoặc sốt cao hơn, sốt cao không hạ kể cả đã dùng thuốc cần gọi cho bác sĩ.
Thanh thiếu niên và người trưởng thành
Đối với trẻ trên 2 tuổi và người lớn, khi sốt dưới 39°C thường chưa cần dùng tới thuốc hạ sốt.
Nếu như sốt trên 39,4°C hoặc sốt cao không hạ cần đi khám bác sĩ. Đối với trẻ nhỏ nếu sốt quá ba ngày hoặc trẻ rất khó chịu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chữa trị.
Người trưởng thành nếu sốt cao kèm với chứng cứng cổ, đau dữ dội ở một bộ phận trên cơ thể cần đi khám ngay tức thì để biết được nguyên nhân.
Đối với người già trên 65 tuổi bị sốt cao không cần các phương pháp điều trị đặc biệt dù vậy cũng nên đề phòng các triệu chứng như khó thở hoặc ảo giác. Nếu gặp phải các triệu chứng này bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ y tế sớm.
Đào Tâm
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Miếng dán hạ sốt Sakura - Cho cảm giác mát lạnh, làm dịu ngay cơn sốt
Làm mát trong suốt 10 tiếng sử dụng, không gây dị ứng hại da, an toàn khi sử dụng, dính tốt và dễ gỡ bỏ
Đặc điểm:
- Miếng dán hạ sốt trong thành phần có Hydrogel thân nước làm mát lạnh tự nhiên. Giúp hạ nhiệt, giảm sốt, giảm đau, say nắng theo cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể khuyếch tán ra ngoài.
Thành phần:
Aluminium glycinat, Glycerin, Natri polyacrylate, Menthol, Eucalytol, Water…
Công dụng:
Giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau, đau đầu, đau cơ bắp, say nắng. Ngăn ngừa các cơn co giật. Miếng dán lạnh dùng được cho trẻ sơ sinh.
Tổng đài tư vấn: 1800 6689 (Miễn phí)
Số Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế: 22/2013/BYT-TB-CT
|