Sâu răng viêm lợi là hai bệnh lý răng miệng phổ biến, thường đi kèm với nhau, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng. Tìm hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa hiệu quả.
Tìm hiểu về tình trạng sâu răng viêm lợi
MỤC LỤC
-
Tìm hiểu về sâu răng viêm lợi
-
Các yếu tố dẫn tới viêm lợi và sâu răng
-
Cách điều trị sâu răng viêm lợi
-
Chăm sóc sau điều trị – Phòng bệnh tái phát
|
Tìm hiểu về sâu răng viêm lợi
Sâu răng và viêm lợi là hai bệnh lý răng miệng phổ biến, thường xuất hiện đồng thời hoặc có thể gây ra lẫn nhau nếu không được điều trị kịp thời.
Sâu răng
Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến, đặc trưng bởi sự phá hủy cấu trúc cứng của răng (men răng, ngà răng và cement răng).
Nguyên nhân gây sâu răng là do vi khuẩn (chủ yếu là Streptococcus mutans) phát triển trong khoang miệng phát triển, chuyển hóa đường và carbohydrate từ thức ăn thành axit. Axit này tấn công men răng, tạo ra các lỗ nhỏ, ban đầu chỉ là đốm trắng đục, sau đó tiến triển thành lỗ sâu.
Viêm lợi
Viêm lợi hay viêm nướu là tình trạng mô nướu bị viêm nhiễm, gây sưng đỏ, đau thậm chí chảy máu.
Nguyên nhân chủ yếu là do sự tích tụ của mảng bám vi khuẩn trên răng và đường viền nướu. Nếu mảng bám không được loại bỏ thường xuyên, nó sẽ cứng lại thành vôi răng (cao răng), tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm.
Mối liên quan giữa sâu răng và viêm lợi
Sâu răng thường xuất hiện đồng thời cùng nhau, và nếu không được điều trị, hai bệnh lý này có thể thúc đẩy và làm trầm trọng lẫn nhau:
-
Cùng xuất phát từ nguyên nhân chính là vi khuẩn trong mảng bám răng.
-
Viêm lợi có thể làm tăng nguy cơ sâu răng do tụt lợi và khó khăn trong vệ sinh răng miệng.
-
Ngược lại sâu răng nặng có thể viêm nhiễm lan rộng đến nướu.
Sâu răng gây viêm nhiễm lan rộng tới tủy và nướu răng
Nếu cả hai bệnh lý cùng tồn tại mà không được điều trị, chúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
-
Viêm tủy răng
-
Áp xe quanh chân răng
-
Viêm nha chu, tiêu xương ổ răng
-
Mất răng vĩnh viễn
Các yếu tố dẫn tới viêm lợi và sâu răng
Nguyên nhân chính gây viêm nướu cũng như sâu răng là do hoạt động của vi khuẩn có trong mảng bám bên trong miệng. Chúng có thể hình thành bởi:
-
Vệ sinh răng miệng kém, đánh răng không đúng cách
-
Không vệ sinh răng sau khi ăn đồ ngọt, tinh bột hay đồ uống có chứa cồn
-
Mảng bám và cao răng lâu ngày không được loại bỏ
-
Thiếu vitamin C hoặc do hệ miễn dịch suy yếu
-
Thói quen kém lành mạnh: hút thuốc lá, sử dụng rượu bia nhiều, căng thẳng, stress kéo dài
Cách điều trị sâu răng viêm lợi
Điều trị sâu răng viêm lợi cần kết hợp đồng thời cả hai vấn đề để đảm bảo hiệu quả triệt để, tránh tái phát và biến chứng.
Điều trị sâu răng
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng sâu răng mà có phương pháp xử lý phù hợp:
-
Trám răng: Áp dụng với lỗ sâu nhỏ, vi khuẩn chưa lan đến tủy. Bác sĩ làm sạch mô sâu và trám lại bằng vật liệu composite hoặc amalgam.
-
Điều trị tủy răng: Nếu vi khuẩn đã xâm nhập vào tủy gây viêm tủy, cần loại bỏ toàn bộ tủy răng, làm sạch ống tủy và trám lại để bảo tồn răng.
-
Nhổ răng: Áp dụng khi răng bị sâu quá nặng, không còn khả năng phục hồi, răng lung lay nhiều hoặc gây biến chứng nhiễm trùng.
Điều trị viêm lợi
Tùy vào mức độ viêm mà có thể điều trị viêm lợi bằng một trong những cách sau:
-
Lấy cao răng: Đây là bước cơ bản, giúp loại bỏ mảng bám chứa vi khuẩn – nguyên nhân chính gây viêm lợi.
-
Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn: nước súc miệng chứa chlorhexidine hoặc các thành phần kháng khuẩn khác để giúp giảm vi khuẩn trong miệng và kiểm soát tình trạng viêm.
-
Gel bôi nướu, thuốc bôi: Một số sản phẩm chứa chlorhexidine, metronidazole hoặc nano bạc giúp làm dịu nướu, sát khuẩn tại chỗ.
-
Vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng đúng kỹ thuật, sử dụng bàn chải phù hợp, dùng chỉ nha khoa hàng ngày để loại bỏ mảng bám hiệu quả tại nhà.
-
Kháng sinh (nếu cần): thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp nhiễm trùng lan rộng, sưng mủ, sốt,...
-
Phẫu thuật nướu: áp dụng với các trường hợp viêm lợi phát triển thành viêm nha chu, nhằm loại bỏ vùng viêm và tái tạo lại các mô đã mất.
Lưu ý: Cần điều trị đồng thời song song cả sâu răng và viêm lợi vì nếu không, bệnh dễ tái phát thường xuyên, chuyển sang mãn tính thậm chí gây mất răng vĩnh viễn.
Loại bỏ cao răng và mảng bám để loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm
Chăm sóc sau điều trị – Phòng bệnh tái phát
Để phòng ngừa sâu răng và viêm lợi tái phát – cực kỳ quan trọng để giữ răng miệng khỏe mạnh lâu dài, bạn có thể áp dụng một số các biện pháp dưới đây:
Chăm sóc răng miệng đúng cách mỗi ngày
Đánh răng 2 lần/ngày, buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi ngủ.
Sử dụng bàn chải lông mềm, đầu nhỏ để dễ làm sạch mọi vị trí trong khoang miệng.
Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày
Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, nơi bàn chải không thể tiếp cận được.
Kết hợp với nước súc miệng để làm sạch toàn bộ khoang miệng.
Ăn uống lành mạnh
Hạn chế đồ ngọt, nước có gas, thức ăn quá dẻo hoặc dính.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây, sữa, cá và thực phẩm giàu canxi – vitamin C.
Uống đủ nước để duy trì lượng nước bọt – chất bảo vệ tự nhiên cho răng miệng.
Khám nha khoa định kỳ
Thăm khám nha khoa định kỳ, ngay cả khi không có vấn đề gì để loại bỏ cao răng, mảng bám thường xuyên.
Từ bỏ các thói quen xấu
Bỏ hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.
Tránh nghiến răng.
Không dùng răng để mở đồ vật cứng.
Hạn chế căng thẳng, stress.
Sử dụng Nước ngậm răng miệng
Nước ngậm răng miệng có thành phần thảo dược không chỉ đem tới cho bạn giải pháp làm sạch mà còn bảo vệ và chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện. Với thành phần từ thảo dược như Huyền sâm, Cam thảo nam, Lá lấu, Xuyên tiêu… giúp hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.
Các thành phần thảo dược còn giúp làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.
Nước ngậm răng miệng từ thảo dược có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị sâu răng viêm lợi có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/tim-hieu-moi-lien-he-va-cach-dieu-tri-sau-rang-viem-loi-n31309.html
NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT
Thành phần:
Huyền sâm, Cam thảo nam, Lá lấu, Xuyên tiêu, Natri benzoate, Nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
- Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.
- Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.
- Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.
- Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.
Cách dùng:
Mỗi ngày ngậm 1 – 2 lần sau đánh răng.
*Người lớn: Mỗi lần sử dụng 10ml, ngậm trong miệng khoảng 5 phút, trong thời gian ngậm thi thoảng (5 – 10 giây) súc nhẹ, sau đó súc kỹ, nhổ đi. Không ăn, uống hay súc miệng bằng bất kỳ dùng dịch nào khác trong 10 phút sau khi nhổ. Sau 10 phút súc miệng lại bằng nước cho sạch.
*Trẻ em: Dùng ½ liều người lớn
Mỗi đợt sử dụng hỗ trợ điều trị từ 5 – 7 ngày. Có thể dùng nhiều đợt hoặ thường xuyên.
Chú ý: Khi nhổ dung dịch Răng Miệng Nhất Nhất đi có thể thấy chút gợn, cặn. Đó là chất nhầy bám vào răng, niêm mạc miệng, lợi được tẩy sạch. Trong quá trình ngậm, nếu nuốt phải một chút cũng không độc hại gì.
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 120ml.
Điều kiện bảo quản: Nơi khô, dưới 30°C
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
|