Mặc dù các thông tin về kháng kháng sinh đang trở nên nóng sốt trong những năm gần đây nhưng việc sử dụng kháng sinh khi điều trị viêm họng vẫn rất phổ biến và trở thành vấn nạn chính gây nên hiện tượng khó kiểm soát việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị các bệnh thường thức. Trong khi phần lớn các trường hợp viêm họng do virus gây ra (40 – 80%), việc dùng kháng sinh không mang lại hiệu quả bởi kháng sinh chỉ có tác dụng với các trường hợp viêm họng do vi khuẩn (chỉ chiếm từ 20 – 40% nguyên nhân gây bệnh). Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn vì sao cần tránh lạm dụng kháng sinh trong điều trị viêm họng.
Vì sao cần tránh lạm dụng kháng sinh trong điều trị viêm họng?
Viêm họng là gì?
Viêm họng là bệnh mà khi đó niêm mạc họng và hầu bị viêm. Giống như các loại bệnh viêm khác, viêm họng có thể là cấp tính hay mạn tính. Phần lớn các trường hợp viêm họng do virus gây ra (40 – 80%), phần còn lại là do vi khuẩn, nấm hay các chất kích thích như chất gây ô nhiễm hay hóa chất. Viêm họng có thể dẫn đến viêm amidan khiến việc thở và nuốt gặp khó khăn. Viêm họng có thể đi kèm với ho và sốt, ví dụ như trong trường hợp nguyên nhân của nó là nhiễm trùng phần trên của đường hô hấp. Viêm họng có thể xuất hiện riêng biệt, nhưng thường gặp xuất hiện cùng với các bệnh: viêm V.A, viêm amidan, bệnh phát ban, cúm, sởi, bạch hầu, ho gà, vincent, hoặc một số bệnh máu khác.
Viêm họng là bệnh lý gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống
>> Xem thêm Hiệu quả trong điều trị nhiệt miệng của Thuốc Đông y thế hệ 2
Nguyên tắc điều trị viêm họng
Viêm họng do rất nhiều nguyên nhân gây nên, thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn. Cứ viêm họng thì sử dụng thuốc kháng sinh là lạm dụng, đôi khi gây bất lợi, không phải lúc nào thuốc kháng sinh cũng là lựa chọn tối ưu cho bệnh viêm họng. Nguyên tắc điều trị là phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh, Chỉ dùng kháng sinh trong trường hợp xác định được vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh và có kết quả của kháng sinh đồ thì nên lựa chọn kháng sinh để điều trị cho thích hợp với tuổi, tình trạng bệnh và dược động học của kháng sinh.
Tuy nhiên không phải lúc nào, cơ sở khám bệnh nào cũng xác định nhanh chóng nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn nào và cho kháng sinh đúng đủ liều lượng. Cấy họng hoặc làm xét nghiệm nhanh phết họng tìm Streptoccocus (kết quả có trong vòng 15 phút) là phương pháp hiện nay dùng để chẩn đoán viêm họng do virut hay do vi khuẩn, thường chỉ thực hiện được ở các bệnh viện lớn có điều kiện cả về vật chất và thời gian, mặt khác xét nghiệm không thấy vi khuẩn thì chưa thể loại trừ được nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn. Vậy thì, vấn đề cần đặt ra là: Khi nào cần dùng kháng sinh trong viêm họng?
Về nguyên tắc xét nghiệm tìm vi khuẩn là bắt buộc trước khi sử dụng kháng sinh điều trị
Khi nào cần dùng kháng sinh trong viêm họng?
Về nguyên tắc, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh khi:
-
Có kết quả xét nghiệm tìm thấy vi khuẩn
-
Có các triệu chứng kèm theo xác định được nguyên nhân là vi khuẩn như: có giả mạc trong bạch hầu, loét vincent, viêm amidan, họng có mủ, phì đại các hạch vùng cổ, họng sưng phù, cứng họng và đau khi nuốt, xét nghiệm bạch cầu tăng cao...
Không dùng kháng sinh khi:
-
Các triệu chứng toàn thân cũng như tại chỗ thể hiện rõ đây là do virus, cảm cúm, viêm họng trong viêm mũi dị ứng thời tiết, bỏng hóa chất và các chất kích thích....
-
Nguyên nhân do virus thường kèm theo triệu chứng viêm long đường hô hấp (ho, sổ mũi, hắt hơi, khàn tiếng...)
Vì sao cần tránh lạm dụng kháng sinh trong điều trị viêm họng?
Cần tránh lạm dụng kháng sinh trong điều trị viêm họng vì:
-
Kháng sinh sử dụng bừa bãi thường gây tác dụng phụ. Các tác dụng phụ có thể từ nhẹ như tiêu chảy, ói, dị ứng… đến nặng nề hơn như sốc phản vệ thậm chí tử vong.
-
Nguy hiểm hơn, lạm dụng kháng sinh dễ dẫn đến đề kháng kháng sinh (hay còn gọi là lờn kháng sinh), về sau khi cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh thì sẽ không còn tác dụng nữa, người bệnh dễ có nguy cơ bệnh nặng hơn và có thể gây tử vong chỉ vì những bệnh lý đơn giản do cơ thể đã kháng với các loại kháng sinh nên không thể sử dụng được.
-
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh và thường được các bậc phụ huynh tự ý mua thuốc về uống, điều này gây nhiều nguy hiểm cho trẻ. Bởi nguyên tắc chung khi sử dụng kháng sinh cho trẻ là sử dụng phù hợp theo bệnh lý, theo lứa tuổi, cân nặng và cơ địa. Đối với những trẻ điều trị nhiễm trùng dai dẳng hoặc nhiễm trùng nhiều lần mà cần sử dụng kháng sinh nhiều thì nên sử dụng kháng sinh đồ cho trẻ để lựa chọn kháng sinh hợp lý nhất, tránh việc không đáp ứng hoặc đề kháng kháng sinh.
Tình trạng kháng kháng sinh khiến nhiều bệnh lý trở nên trầm trọng sau này
Do đó, để đảm bảo sức khỏe của bản thân cũng như gia đình, chúng ta chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi đã được khám và có chỉ định của bác sĩ, khi sử dụng thuốc kháng sinh phải hết sức thận trọng, không tự ý dùng, phải thăm khám lâm sàng và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Liệu pháp thay thế kháng sinh khi bị viêm họng – Thuốc Đông y thế hệ 2
Nhưng rất may là từ ngàn năm Đông y đã có những bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng được dùng điều trị hiệu quả bệnh viêm họng trong đó có viêm họng mạn tính. Một số bài thuốc bí truyền không những có tác dụng giảm các triệu chứng sưng đau do viêm họng mà còn có tác dụng kéo dài thời gian tái phát bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát hoàn toàn. Trên thị trường có nhiều sản phẩm tác dụng không rõ rệt nhưng cũng có những sản phẩm hiệu quả vượt trội, những sản phẩm Đông y thế hệ 2 được sản xuất theo công thức gia truyền uy tín tại nhà máy chuẩn GMP-WHO. Bệnh nhân cần lựa chọn thông thái.
Hải Nguyên
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc KACHITA®
Điều trị hiệu quả viêm họng, viêm loét miệng lưỡi, miệng môi sưng đau, sưng đau răng lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng
Thành phần (cho một viên nén bao phim): 430mg cao khô tương đương: Hoàng liên (Rhizoma Coptidis) 255mg, Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 255mg, Tri mẫu (Rhizoma Anemarrhenae) 255mg, Huyền sâm (Radix Scrophulariae) 255mg, Sinh địa (Radix Rehmanniae Glutinosae) 255mg, Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae Suffruticosae) 255mg, Qua lâu nhân (Semen Trichosanthis) 255mg, Liên kiều (Fructus Forsythiae Suspensae) 255mg, Hoàng bá (Cortex Phellodendri) 645mg, Hoàng cầm (Radix Scutellariae) 645mg, Bạch thược (Radix Paeoniae Lactiflorae) 255mg, Thạch cao (Gypsum fibroscum) 255mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng
Chỉ định: Điều trị các trường hợp viêm loét miệng lưỡi (nhiệt miệng), miệng môi sưng đau, đau nhức răng, chảy máu chân răng, sưng lợi, viêm họng, hôi miệng.
Liều dùng - Cách dùng: Uống sau bữa ăn
-
Người lớn: uống 2 viên x 2 lần
-
Trẻ em dưới 12 tuổi: uống 2-3 lần x 1 viên
Chú ý: Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Kachita phải có tác dụng rõ rệt sau 2-3 ngày sử dụng, nếu không thì nên ngưng dùng để khỏi lãng phí.
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, các trường hợp bệnh thể hàn.
Tác dụng không mong muốn: Chưa có báo cáo
Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác: Chưa có báo cáo.
Trường hợp quên dùng thuốc: Nếu quên không dùng thuốc 1 lần, thì tiếp tục dùng thuốc lần tiếp theo theo đúng liều lượng chỉ dẫn.
Cách xử trí khi sử dụng thuốc quá liều: Khi dùng thuốc quá liều thì các lần dùng tiếp theo sử dụng đúng liều theo chỉ dẫn.
Những điều cần thận trọng khi dùng thuốc:
-
Kiêng cữ ăn uống khi dùng thuốc: Chưa có báo cáo
-
Sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Không sử dụng cho phụ nữ có thai
-
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: Thuốc thường không gây ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên
Bảo quản: Nơi khô, dưới 30 độ C.
Tiêu chuẩn chất lượng: Đạt TCCS
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày SX ghi trên hộp sản phẩm.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 0335/2017/XNQC/QLD
Chi tiết thông tin sản phẩm:
Thuốc Kachita