Ăn không tiêu buồn nôn không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi mà còn làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất cần thiết. Để giải quyết được tình trạng này, cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra.
Ăn không tiêu buồn nôn là tình trạng gì?
MỤC LỤC
-
Ăn không tiêu buồn nôn là tình trạng gì?
-
Nguyên nhân gây tình trạng ăn không tiêu buồn nôn
-
Ăn không tiêu buồn nôn cần điều trị thế nào?
|
Ăn không tiêu buồn nôn là tình trạng gì?
Ăn không tiêu kèm theo buồn nôn là tình trạng thường gặp liên quan đến đường tiêu hóa. Nó thường xảy ra khi dạ dày xảy ra vấn đề, không thể tiêu hóa thức ăn một cách bình thường, dẫn đến cảm giác khó chịu.
Tình trạng này thường đi kèm với các triệu chứng tiêu hóa hoặc toàn thân khác như:
-
Đầy bụng: Cảm giác căng tức hoặc nặng bụng.
-
Ợ chua hoặc ợ hơi: Cảm giác chua hoặc khó chịu trong dạ dày.
-
Buồn nôn: Cảm giác khó chịu, muốn nôn.
-
Vã mồ hôi: Khi căng thẳng hoặc khó chịu có thể kèm theo ra mồ hôi.
Nguyên nhân gây tình trạng ăn không tiêu buồn nôn
Ăn không tiêu kèm theo buồn nôn là triệu chứng thường gặp và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh
-
Ăn quá nhanh, không nhai kỹ
-
Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn
-
Uống nhiều rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas
-
Thực phẩm không vệ sinh hoặc không hợp khẩu vị
-
Ăn quá no hoặc để đói trong thời gian dài
Các bệnh lý tiêu hóa
-
Rối loạn tiêu hóa
-
Trào ngược dạ dày thực quản
-
Viêm dạ dày
-
Hội chứng ruột kích thích
-
Viêm tụy
-
Các bệnh lý như viêm tụy, viêm đại tràng, hoặc các vấn đề về gan
Trào ngược dạ dày gây đầy bụng, khó tiêu và buồn nôn
Các tình trạng sức khỏe khác
-
Tình trạng căng thẳng hoặc lo âu
-
Cúm, cảm lạnh, mang thai, stress, lo âu...
-
Sử dụng một số loại thuốc
Ăn không tiêu buồn nôn cần điều trị thế nào?
Để cải thiện tình trạng này, điều quan trọng là xác định và giải quyết nguyên nhân đồng thời điều chỉnh thói quen ăn uống cũng như thay đổi lối sống.
Một số biện pháp bao gồm:
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Ăn chậm, nhai kỹ: Việc ăn quá nhanh, không nhai kỹ sẽ khiến dạ dày làm việc quá sức, gây khó tiêu.
Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì 3 bữa chính trong ngày, nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày.
Uống đủ nước: Nước hỗ trợ và giúp việc tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa và tháo rỗng dạ dày.
Tránh đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn: Những loại thực phẩm này có thể kích thích dạ dày và gây khó tiêu.
Bổ sung chất xơ: Chất xơ có trong rau xanh, trái cây giúp nhuận tràng và cải thiện tiêu hóa.
Thay đổi lối sống
Giảm stress: Stress là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Hãy tìm những cách để thư giãn như yoga, thiền định.
Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục giúp tăng cường hệ tiêu hóa, giảm stress và duy trì sức khỏe tổng thể.
Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi cơ thể và cải thiện sức khỏe tiêu hóa.
Sử dụng các biện pháp hỗ trợ tại nhà
Uống nước gừng: Gừng có tác dụng làm ấm dạ dày, giảm buồn nôn.
Uống trà hoa cúc: Hoa cúc có tác dụng làm dịu dạ dày, giảm viêm.
Chườm ấm bụng: Chườm ấm bụng giúp thư giãn cơ bụng và cải thiện tiêu hóa.
Xoa bóp và massage bụng: Việc massage kích thích các huyệt đạo, cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Uống trà gừng giảm khó tiêu đầy bụng
Cải thiện tình trạng ăn không tiêu buồn nôn bằng thuốc Đông y
Theo quan niệm Đông y, ăn không tiêu buồn nôn thường do tỳ vị vận hóa không tốt làm cho việc ăn uống kém, thức ăn ăn bị đình trệ trong đường tiêu hóa, bụng đầy trướng, khó chịu, ợ hơi, buồn nôn,…
Để điều trị phương pháp chính là hành khí, hoà vị, giáng nghịch và chỉ thống, cải thiện khả năng vận hóa của tỳ vị, từ đó giảm đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn.
Đông y có bài thuốc đại tràng có tác dụng hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống hiệu quả, với thành phần gồm các dược liệu như bạch thược, bạch truật, cam thảo, hậu phác, hoàng liên, mộc hương, ngũ bội tử, xa tiền tử…
Bài thuốc thường được dùng trong các trường hợp trị viêm đại tràng, tiêu chảy,
rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống...
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Đại tràng dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Đại tràng dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị ăn không tiêu buồn nôn có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/an-khong-tieu-buon-non-nguyen-nhan-va-cac-bien-phap-cai-thien-n28529.html
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc
ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT
Thành phần (cho 1 viên nén bao phim):
Cao khô hỗn hợp dược liệu 337,5mg tương đương với: Hoạt thạch (Talcum) 75mg, Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae) 450mg, Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) 450mg, Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 225mg, Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis) 300mg, Hoàng liên (Rhizoma Coptidis) 675mg, Mộc hương (Radix Saussureae lappae) 600mg, Ngũ bội tử (Galla chinensis) 450mg, Xa tiền tử (Semen Plantaginis) 225mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: Hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống.
Chỉ định: Trị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống.
Liều dùng - Cách dùng: Nên uống vào lúc đói
Trẻ em 3 - 15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên
Từ 15 tuổi trở lên và người lớn: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
Với bệnh mãn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Chống chỉ định: Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 20/2022/XNQC/YDCT ngày 10/10/2022
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
Thông tin chi tiết xem tại: Đại Tràng Nhất Nhất
|