Bệnh viêm đại tràng là bệnh tiêu hóa mạn tính đặc trưng bởi viêm niêm mạc bên trong của đại tràng. Tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh theo Tây và Đông y hiện nay.
Những điều chưa biết về bệnh viêm đại tràng và cách điều trị theo Tây và Đông y
Nguyên nhân bệnh viêm đại tràng thường bắt nguồn từ nhiễm trùng, mất nguồn cấp máu trong ruột kết, bệnh viêm ruột và xâm lấn thành đại tràng với các tế bào bạch cầu collagen hoặc lymphocytic.
Phân biệt các loại viêm đại tràng thường gặp
Viêm đại tràng đặc trưng bởi viêm niêm mạc bên trong của đại tràng
Bệnh viêm đại tràng có nhiều dạng nhưng phổ biến là các loại sau:
-
Viêm loét đại tràng
-
Viêm đại tràng Crohn
-
Viêm đại tràng co thắt
-
Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ
-
Viêm đại tràng truyền nhiễm
-
Viêm đại tràng cấp tính
-
Viêm đại tràng collagen
-
Viêm đại tràng hóa chất
-
Viêm đại tràng vi thể
-
Viêm đại tràng lympho
-
Viêm đại tràng không điển hình
Hệ quả nguy hiểm khó lường khi mắc bệnh viêm đại tràng
Mắc viêm đại tràng cấp và mạn tính đều có khả năng dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm sau:
-
Thủng (vỡ ruột): Thủng ruột xảy ra khi viêm đại tràng mạn tính làm suy yếu thành ruột tạo ra lỗ trên thành ruột. Khi có lỗ thủng hình thành, lượng lớn vi khuẩn có thể tràn vào ổ bụng và gây nhiễm trùng.
-
Viêm đại tràng cấp tính: Bệnh gây ra sự phá hủy độ dày thành ruột. Hậu quả là ngừng các cơn co thắt bình thường của thành ruột. Cuối cùng đại tràng mất trương lực cơ và bắt đầu giãn rộng. Chụp X-quang bụng có thể thấy được phần khí bị mắc kẹt trong phần bị mất trương lực của ruột.
-
Megacolon độc hại: Đại tràng giãn ra và mất khả năng co bóp đúng cách và di chuyển khí đường ruột. Hậu quả là người bệnh cảm thấy đau bụng dữ dội, bệnh nhân cần phải đi khám và điều trị ngay lập tức. Bởi bệnh có thể gây thủng ruột.
-
Tăng nguy cơ ung thư đại tràng: Mắc đại tràng mạn tính trong thời gian dài mà không điều trị được dứt điểm sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đại tràng
Đau bụng dữ dội, có máu trong phân thường là dấu hiệu bệnh viêm đại tràng
Các dấu hiệu chung của bệnh viêm đại tràng bao gồm:
-
Đau bụng dữ dội
-
Giảm cân nhanh
-
Đau nhức khớp
-
Ăn không ngon miệng
-
Mệt mỏi
-
Có thể tiêu chảy, dù một số loại viêm đại tràng có khả năng gây táo bón
-
Sốt
-
Sưng mô đại tràng
-
Xuất hiện máu hoặc chất nhầy trong phân và có chảy máu ở trực tràng.
Một số triệu chứng khác có thể là biểu hiện của bệnh đại tràng như
đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản, có các cơn đau khó chịu trong hệ tiêu hóa.
Làm sao để phát hiện bệnh viêm đại tràng và cách điều trị sớm?
Để xác định sớm bệnh viêm đại tràng cần chụp X-quang đại tràng, xét nghiệm phân xem có máu và mủ không, nội soi đại tràng và soi đại tràng sigma. Các xét nghiệm bổ sung bao gồm nuôi cấy phân và xét nghiệm máu.
Liệu trình điều trị viêm đại tràng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Nhiều trường hợp cần truyền dịch và thuốc để cho ruột được nghỉ ngơi và kiểm soát cơn đau.
Điều trị viêm đại tràng do nhiễm trùng
Viêm đại tràng do nhiễm khuẩn có thể cần phải dùng thuốc kháng sinh
Nhiễm trùng gây tiêu chảy có thể cần phải dùng thuốc kháng sinh. Một số loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như Salmonella không cần trị bệnh bằng kháng sinh, cơ thể có khả năng tự miễn dịch khỏi nhiễm trùng. Nhưng một số loại vi khuẩn khác như Clostridium difficile cần trị bằng kháng sinh. Nhiễm virus cần bổ sung nước và cần thời gian để bệnh thuyên giảm.
Điều trị viêm đại tràng do bệnh viêm đường ruột (IBD)
Người bệnh cần phải dùng thuốc để kiểm soát bệnh viêm đường ruột. Ban đầu trị bệnh bằng thuốc chống viêm, sau đó dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch nếu cần. Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ ruột kết và ruột non.
Trị viêm đại tràng thiếu máu cục bộ
Điều trị viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ bắt đầu bằng truyền dịch tĩnh mạch để ngăn ngừa mất nước. Nếu phần cung cấp máu không được phục hồi thì có thể cần phẫu thuật để loại bỏ các phần ruột bị mất nguồn cung cấp máu.
Trị tiêu chảy và đau bụng
Tiêu chảy và đau bụng là triệu chứng chính của bệnh viêm đại tràng. Điều trị ban đầu tại nhà là nghỉ ngơi 24 giờ và dùng thuốc giảm đau. Nếu các triệu chứng được giải quyết nhanh chóng, không cần điều trị thêm.
>> Xem thêm 4 Nhóm thực phẩm nên tránh khi bị viêm loét đại tràng
Phương pháp điều trị viêm đại tràng bằng thuốc Đông y thế hệ 2
Bên cạnh điều trị viêm đại tràng bằng thuốc kháng sinh, chống viêm theo Tây y thì người bệnh có thể kết hợp dùng thuốc Đông y. Cơ chế trị bệnh của phương Đông khá đặc biệt, giúp tăng cường miễn dịch của đại tràng trước các tác nhân gây bệnh. Vừa giúp đại tràng kháng nguyên nhân gây bệnh vừa tăng sức khỏe cho đại tràng thực hiện chức năng tiêu hóa. Tuy tác dụng chậm hơn Tây y nhưng thuốc Đông y tác động từ nguyên nhân nên giúp bệnh ít tái phát. Vì thế trị viêm đại tràng bằng thuốc Đông y khi ngừng dùng thì hiệu quả vẫn kéo dài một thời gian chứ không bị mất ngay như thuốc Tây.
Tuy nhiên, các thuốc Đông y trị đại tràng nếu làm theo sách hoặc các bài trên internet thì khó có hiệu quả vượt trội. Tuy hiếm nhưng cũng có một số bài thuốc hiệu quả thực sự, bài thuốc trị viêm đại tràng bí truyền trong dân gian, có công dụng hành khí, hòa vị, giáng nghịch, chỉ thống là một ví dụ. Hiện nay bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO. Với công nghệ hiện đại, nguồn nguyên liệu có xuất xứ rõ ràng, thuốc Đại Tràng Đông y thế hệ 2 có hiệu quả vượt trội đã được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Đinh Tiến
Theo Đời sống Plus/GĐVN
ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng
Bạn bị:
Viêm đại tràng.
Viêm ruột cấp, mãn tính.
Đau bụng dưới, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Đã có Đại Tràng Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
Thành phần (cho 1 viên nén bao phim):
Hoạt thạch (Talcum) 75mg; Cao khô hỗn hợp dược liệu 337,5mg tương đương với: Bạch thược 450mg; Bạch truật 450mg; Cam thảo 225mg; Hậu phác 300mg; Hoàng liên 675mg; Mộc hương 600g; Ngũ bội tử 450mg; Xa tiền tử 225mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Công dụng: Hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống.
Chỉ định: Trị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống…Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát
Liều dùng - Cách dùng: Nên uống vào lúc đói
Trẻ 3 - 15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên
Từ 15 tuổi trở lên và người lớn: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
Với bệnh mãn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.