Viêm lợi trẻ em nếu không điều trị có thể gây mưng mủ, đau nhức, sâu răng, thậm chí mất răng. Ngay khi phát hiện viêm lợi ở trẻ em cần can thiệp kịp thời.
Viêm lợi trẻ em cần điều trị kịp thời để tránh sâu răng, mất răng
Nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ nhỏ
Viêm lợi là tình trạng các mô bao quanh giúp hỗ trợ, nâng đỡ răng bị viêm. Đây là tình trạng phổ biến trong các bệnh lý răng miệng ở mọi độ tuổi nói chung và ở trẻ em nói riêng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm lợi trẻ em, điển hình là:
-
Sự tích tụ mảng bám: Mảng bám tích tụ trên răng là nguyên nhân chính gây ra viêm lợi. Mảng bám răng là lớp màng dính liên tục hình thành trên răng và được tạo thành từ nước bọt, đồ ăn và thức uống hàng ngày. Mảng bám có chứa vi khuẩn gây kích ứng lợi và gây viêm lợi.
-
Vệ sinh răng miệng kém: Nguyên nhân chính dẫn đến sự tích tụ mảng bám ở trẻ em là do vệ sinh răng miệng kém. Mảng bám răng, trong giai đoạn đầu mềm và dễ làm sạch, nhưng nếu không được loại bỏ bằng cách đánh răng thường xuyên, nó sẽ cứng lại tạo thành cao răng. Mảng bám và cao răng xung quanh răng gây kích ứng lợi và gây viêm lợi.
-
Dinh dưỡng kém: Sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể dẫn đến viêm lợi ở một số trẻ. Thiếu protein, chất béo, vitamin và khoáng chất có thể dẫn đến các triệu chứng, chẳng hạn như giảm tiết nước bọt, suy giảm khả năng chữa lành của các mô nướu và tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn. Những tình trạng này có thể gây ra viêm nướu và viêm nha chu.
Viêm lợi ở trẻ có thể do mọc răng
Các triệu chứng viêm lợi trẻ em dễ nhận biết
Để kiểm tra xem có phải trẻ đang bị viêm lợi hay không, cha mẹ cần để ý những biểu hiện sau:
-
Lợi của trẻ sưng và đỏ
-
Lợi dễ bị chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa (với những trẻ lớn)
-
Trẻ kêu đau nhức trong miệng
-
Má của trẻ có vẻ hơi sưng lên (chỗ lợi bị viêm)
-
Miệng trẻ có mùi hôi
-
Trẻ ăn uống kém, không muốn ăn.
Lợi bị viêm dễ chảy máu khi đánh răng
Điều trị viêm lợi trẻ em như thế nào?
Việc điều trị
viêm lợi thường xuyên ở trẻ em phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe tổng thể và các triệu chứng của trẻ. Thông thường, các biện pháp điều trị được áp dụng là:
-
Làm sạch mảng bám: Đây là quy trình cơ bản nhất được đề xuất trong trường hợp viêm nướu nhẹ ở trẻ em. Đánh răng thường xuyên và dùng chỉ nha khoa có thể loại bỏ mảng bám, cải thiện sức khỏe của nướu răng.
-
Lấy cao răng tại phòng khám hoặc bệnh viện: Trong trường hợp lợi của trẻ có nhiều mảng bám, cao răng cứng thì cần được nha sĩ lấy cao răng.
-
Sử dụng thuốc kháng sinh: Trong trường hợp bệnh nướu răng tiến triển nặng, trẻ có thể được dùng thuốc kháng sinh tại chỗ hoặc nước súc miệng có chứa kháng sinh để giảm tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Các trường hợp nặng bị nhiễm trùng sâu hơn trong mô răng có thể cần điều trị bằng thuốc kháng sinh đường uống.
-
Dùng nước ngậm răng miệng thảo dược: Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi trở lên có thể dùng nước súc miệng, nước ngậm răng miệng để hỗ trợ làm sạch mảng bám và cao răng.
Viêm lợi ở trẻ em 1 tuổi không nên áp dụng cách này, vì trẻ chưa biết nhổ, có thể dễ nuốt dung dịch.
Làm thế nào có thể ngăn ngừa viêm lợi trẻ em?
Viêm lợi có thể phòng ngừa được ở trẻ lớn và trẻ nhỏ. Dưới đây là một số cách mà cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ thực hiện để
bảo vệ răng miệng cho bé:
-
Đánh răng thường xuyên 2 lần một ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút
-
Hạn chế thói quen xỉa răng
-
Đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ
-
Khuyến khích trẻ ăn uống cân bằng, đặc biệt là các loại rau củ quả
-
Hướng dẫn trẻ súc miệng sau mỗi bữa ăn
-
Dùng nước ngậm răng miệng thảo dược sau khi đánh răng để hỗ trợ làm sạch và bảo vệ răng miệng toàn diện.
Đánh răng thường xuyên là cách cơ bản nhất để phòng ngừa viêm lợi ở trẻ
Nước ngậm răng miệng Nhất Nhất hỗ trợ làm sạch mảng bám
Với các bé trên 3 tuổi, cha mẹ có thể cho bé tập sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, hỗ trợ làm sạch mảng bám trên răng, cho hơi thở thơm mát.
Khác với nước súc miệng thông thường, khi sử dụng nước ngậm răng miệng cần ngậm trong miệng khoảng 5 phút. Trong quá trình ngậm, thỉnh thoảng súc nhẹ để dung dịch len lỏi vào các kẽ răng, khoang miệng, hỗ trợ làm sạch tốt hơn. Vì là dung dịch thảo dược an toàn nên nếu lỡ nuốt một chút cũng không hại gì. Sau khi nhổ bỏ sẽ thấy chút gợn, cặn – đó là những chất bẩn bám ở răng, lợi được làm sạch.
DS Phan Thu Hiền
Theo Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/cac-cach-khac-phuc-viem-loi-tre-em-de-dang-nen-thu-ngay-I77GoseMR.html
NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT
Thành phần:
Huyền sâm, Cam thảo nam, Lá lấu, Xuyên tiêu, Natri benzoate, Nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
- Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.
- Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.
- Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.
- Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.
Cách dùng:
Mỗi ngày ngậm 1 – 2 lần sau đánh răng.
*Người lớn: Mỗi lần sử dụng 10ml, ngậm trong miệng khoảng 5 phút, trong thời gian ngậm thi thoảng (5 – 10 giây) súc nhẹ, sau đó súc kỹ, nhổ đi. Không ăn, uống hay súc miệng bằng bất kỳ dùng dịch nào khác trong 10 phút sau khi nhổ. Sau 10 phút súc miệng lại bằng nước cho sạch.
*Trẻ em: Dùng ½ liều người lớn
Mỗi đợt sử dụng hỗ trợ điều trị từ 5 – 7 ngày. Có thể dùng nhiều đợt hoặ thường xuyên.
Chú ý: Khi nhổ dung dịch Răng Miệng Nhất Nhất đi có thể thấy chút gợn, cặn. Đó là chất nhầy bám vào răng, niêm mạc miệng, lợi được tẩy sạch. Trong quá trình ngậm, nếu nuốt phải một chút cũng không độc hại gì.
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 120ml.
Điều kiện bảo quản: Nơi khô, dưới 30°C
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 (Trong giờ hành chính). Fax: (0272) 3.817.337
|