Bệnh mạch vành là tình trạng hẹp hoặc tắc động mạch vành – động mạch chịu trách nhiệm cấp máu nuôi dưỡng cơ tim. Dần dần, vùng cơ tim bị thiếu máu sẽ tổn thương khiến tình trạng nhồi máu cơ tim xảy ra.
Sinh lý tim và động mạch vành
Trái tim của bạn là một khối cơ khổng lồ và mạnh mẽ, có vai trò bơm hơn 11.000 lít máu đi khắp cơ thể mỗi ngày. Cũng như những cơ khác trên cơ thể, tim cần được cấp máu liên tục để duy trì hoạt động. Mạch vành chính là mạch máu làm nhiệm vụ cấp máu cho tim.
Động mạch vành trở nên hẹp hoặc tắc nghẽn chủ yếu do sự hình thành mảng xơ vữa gây ra bởi sự tích tụ của cholesterol và các chất béo bên trong thành mạch. Những mảng xơ vữa này gây hẹp và tắc vật lý tại động mạch hoặc gây bất thường về chức năng của động mạch vành. Hậu quả là vùng cơ tim sau vị trí tắc sẽ bị giảm hoặc ngừng cấp máu khiến chúng không thể hoạt động bình thường, gây nên những cơn đau thắt ngực hoặc thậm chí là
nhồi máu cơ tim.
Những ai có nguy cơ mắc bệnh mạch vành?
Khả năng mắc bệnh ảnh hưởng bởi giới tính và những yếu tố nguy cơ hiện có của mỗi người. Với những người không có bất kỳ nguy cơ bệnh tim mạch nào, nguy cơ người đó mắc bệnh tim mạch trong đời là 3,6% với nam giới và 1% ở nữ giới. Nếu có nhiều hơn hoặc bằng 2 yếu tố nguy cơ tim mạch thì nguy cơ xảy ra biến cố tim mạch là 37,5% ở nam và 18,3% ở nữ.
Nam giới có nguy cơ mắc bệnh mạch vành nhiều hơn nữ giới
Những yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành là gì?
Nhóm nguy cơ không thể thay đổi
-
Giới tính nam: nam có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cũng như thời điểm khởi phát bệnh nhồi máu cơ tim sớm hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, từ độ tuổi 70 trở lên, tỉ lệ này này như nhau ở cả nam và nữ.
-
Tuổi cao: Bệnh mạch vành có xu hướng xảy ra nhiều hơn khi bạn tuổi cao, đặc biệt sau 65 tuổi.
-
Tiền sử bệnh tim của gia đình: Bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn nếu cha mẹ bạn có tiền sử bệnh tim, nhất là khi bệnh được chẩn đoán trước 50 tuổi. Do đó, bạn cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để có biện pháp kiểm soát phù hợp.
Nhóm nguy cơ có thể thay đổi
-
Hút thuốc lá: hút thuốc chủ động hoặc thụ động đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.
-
Mỡ máu cao: nhìn chung, nồng độ LDL-cholesterol (mỡ máu xấu) cao trên 100mg/dL hoặc HDL-cholesterol (mỡ máu tốt) dưới 40mg/dL được xem là nguy cơ cao. Với một số bệnh nhân đã có bệnh tim hoặc bệnh mạch máu thì họ cần kiểm soát mỡ máu chặt chẽ hơn nữa (LDL-cholesterol < 70mg/dL).
-
Huyết áp cao: ≥140/90mg với hầu hết người bệnh.
-
Đái tháo đường chưa được kiểm soát: HbA1c >7.0
Đái tháo đường không được kiểm soát tốt làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành
-
Ít vận động thể lực
-
Thừa cân hoặc béo phì
-
Căng thẳng hoặc tức giận mất kiểm soát
-
Chế độ ăn uống không lành mạnh.
Điều trị bệnh mạch vành cần phối hợp những biện pháp bao gồm: giảm thiểu yếu tố nguy cơ, điều trị bằng thuốc, có thể cần tới can thiệp xâm lấn hoặc phẫu thuật ngoại khoa.
Giảm thiểu yếu tố nguy cơ
Chính là áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống, tác động vào những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi. Cụ thể: bỏ thuốc hoặc tránh khói thuốc, thay đổi chế độ ăn lành mạnh (giảm chất béo, ít muối và giảm cholesterol), tăng cường luyện tập thể lực và kiểm soát tốt các bệnh lý mắc kèm.
Thay đổi lối sống góp phần quan trọng trong dự phòng và điều trị bệnh mạch vành
Điều trị bằng thuốc
Nếu thay đổi lối sống không đủ để kiểm soát các bệnh lý tim mạch, người bệnh cần được dùng thuốc để kiểm soát chặt chẽ các yếu tố này. Tùy vào tình trạng bệnh lý của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc khác nhau, có thể bao gồm:
-
Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu: để ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong lòng mạch vành
-
Thuốc chẹn beta giao cảm: làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, giảm nhu cầu oxy của tim
-
Thuốc Nitroglycerin: làm giãn mạch vành, do đó có tác dụng giảm các cơn đau thắt ngực
Can thiệp xâm lấn hoặc phẫu thuật
Có hai biện pháp tái thông mạch vành bị hẹp hiện đang được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam là can thiệp động mạch vành qua da (nong bóng, đặt stent) và phẫu thuật làm cầu nối chủ vành.
-
Can thiệp mạch vành qua da: một ống thông chuyên dụng được luồn từ động mạch quay hoặc động mạch đùi lên tim, đi vào các nhánh động mạch vành bị hẹp. Qua ống thông đó, bác sỹ có thể đưa bóng vào nong rộng mạch vành ra và sau đó đặt vào lòng mạch một khung giá đỡ bằng kim loại (gọi là stent), nhằm mục đích giữ cho lòng mạch không bị hẹp lại. Thủ thuật đặt stent mạch vành là một thủ thuật tiến hành qua da, chỉ cần gây tê tại chỗ, không cần gây mê.
Hình ảnh stent mạch vành
-
Phẫu thuật làm cầu nối chủ - vành: bác sĩ sẽ sử dụng một đoạn động mạch hoặc tĩnh mạch “lành lặn”, không bị hẹp từ chính cơ thể của bạn để nối từ động mạch chủ đến nhánh mạch vành bị hẹp. Cầu nối này sẽ đảm đương vai trò vận chuyển máu giàu oxy đến nuôi cơ tim; có thể làm nhiều cầu nối chủ-vành cho tất cả các mạch vành bị hẹp nặng.
Theo Đông y, căn nguyên bệnh mạch vành là do công năng của các tạng: tâm, can tỳ, thận bị giảm sút; từ đó dẫn đến huyết hư, ứ trệ. Vì vậy, các bài thuốc có đặc tính: bổ huyết, hoạt huyết, ôn kinh, thông mạch được áp dụng trong điều trị bệnh lý này. Người bệnh cần lựa chọn các sản phẩm thuốc có vai trò điều trị thực sự, được sản xuất từ nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao tại nhà máy sản xuất chuẩn GMP-WHO để đảm bảo hiệu quả điều trị của thuốc.
Phạm Hảo
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Link báo gốc: http://doisongplus.vn/cac-phuong-phap-dieu-tri-benh-mach-vanh-hieu-qua-thuc-su-101932-9.html
Thuốc Meken
Meken là thuốc điều trị hiệu quả, không phải là thực phẩm chức năng
Thành phần (cho một viên nén bao phim):
500mg cao khô tương đương: Nhân sâm (Radix Ginseng) 800mg, Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 800mg, Tần giao (Radix Gentianae macrophyllae) 800mg, Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici) 533,3mg, Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) 800mg, Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae) 800mg, Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae) 800mg, Ngô thù du (Fructus Euodiae rutaecarpae) 533,3mg; Băng phiến (Borneolum Syntheticum) 26,6mg; Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng: Bổ huyết, hoạt huyết, ôn kinh, thông mạch.
Cách dùng:
Liều điều trị: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên. Uống liên tục 10 ngày sau đó nghỉ 1 ngày. Mỗi đợt điều trị kéo dài 30 ngày. (Có thể dùng 3 đợt liên tục).
Liều dự phòng tái phát và duy trì: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Liều dự phòng tai biến mạch máu não: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên. Có thể dùng dài ngày.
Chú ý: Không uống thuốc trước khi đi ngủ.
Chống chỉ định: Người đang chảy máu, xuất huyết não, trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú.
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Thông tin chi tiết xem tại: Thuốc Meken |