Nhồi máu cơ tim là căn bệnh thời đại khi mỗi năm có tới hàng triệu người chết khi gặp phải. Cùng tìm hiểu nguyên nhân nhồi máu cơ tim thường gặp cũng như giải pháp phòng ngừa an toàn mà hiệu quả hiện nay.
Nam giới mắc bệnh nhồi máu cơ tim nhiều hơn nữ giới
Con số đáng sợ cho câu hỏi “Nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không?”
Bạn có biết trên thế giới mỗi năm có 2,5 triệu người chết do nhồi máu cơ tim, trong đó 25% chết trong giai đoạn cấp tính của bệnh – nhồi máu cơ tim cấp (khoảng 2 giờ đầu tiên sau khi phát bệnh), chết thêm 5-10% nữa trong vòng năm đầu tiên.
Ở Việt Nam, đa số bệnh nhân nhồi máu cơ tim nhập viện muộn, thậm chí nhiều trường hợp khi cơn đau ngực xuất hiện còn tự điều trị bằng cạo gió, châm cứu … chứ không nhập viện.
Biểu đồ: Nhồi máu cơ tim là nguyên nhân đứng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật toàn thế giới
Độ tuổi mắc nhồi máu cơ tim đang ngày càng trẻ hóa
Trước kia, người ta cho rằng nhồi máu cơ tim chỉ xuất hiện ở các nước phát triển, có đời sống cao. Vì thế có những văn bản còn gọi nhồi máu cơ tim là “bệnh văn minh”. Quan niệm này đã được thay đổi từ sau thập kỷ 70 bởi lẽ ngày nay nhồi máu cơ tim gặp khá nhiều ở các nước chậm phát triển, có đời sống không cao. Nguy hiểm hơn nữa là nhồi máu cơ tim không chỉ thấy ở người lớn tuổi (50 tuổi trở lên), mà còn gặp ngày càng nhiều ở người trẻ tuổi (tuổi từ 30 đến 50).
>> Chi tiết Giải pháp phòng ngừa nhồi máu cơ tim ở phụ nữ sau mãn kinh
Cơ chế bệnh sinh của nhồi máu cơ tim
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới nhồi máu cơ tim là bệnh lý mạch vành, khi dòng máu đến một vùng nào đó của tim bị giảm đột ngột, vùng này không nhận được oxy cùng với các chất dinh dưỡng, và bị hoại tử. Tắc mạch vành thường là do hình thành cục máu tắc nghẽn (cục máu đông).
Ảnh: Hoạt tử cơ tim do nhồi máu cơ tim có thể dẫn tới sẹo tim
Nếu tắc ở mạch máu lớn thì hoại tử sẽ xảy ra trên một vùng rộng ở tim và trong đa số các trường hợp thường gây chết đột ngột. Nếu tắc ở các mạch máu nhỏ hơn thì sau một thời gian, vùng tổn thương bắt đầu xuất hiện những mạch máu mới (phát triển tuần hoàn bàng hệ) và cơ tim dần dần được hồi phục. Tập luyện các bài rèn luyện sức bền thường xuyên sẽ thúc đẩy sự phát triển các mạch máu mới, giúp cho quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
Nguyên nhân nhồi máu cơ tim phổ biến
Có ba yếu tố thường gây tắc động mạch vành để tạo nên nhồi máu có tim :
-
Vữa xơ động mạch vành: gây tắc chiếm 60% các trường hợp, tức là quá trình xơ vữa mạch vành tiến triển từ từ gây hẹp lòng động mạch từ từ, nhân lòng động mạch bị hẹp, cục máu hoặc cục gì đó, mảnh gì đó gây tắc mạch vành và từ đó tạo nên vùng nhồi máu cơ tim tương ứng.
Ảnh: Vữa xơ động mạch vành gây tắc, dẫn đến nhồi máu cơ tim
-
Tắc mạch vành đột ngột: tuy nhiên cũng trên nền động mạch vành đã bị hẹp nhưng chưa nhiều (chưa đến 60-70%) do nguyên nhân nào đó tạo thành các huyết khối gây tắc mạch vành. Trường hợp này hay gặp ở những bệnh nhân tuổi chưa nhiều, tiền sử chưa có các cơn đau thắt ngực.
-
Cục máu đang dính ở trong thành tim: mỗi khi tim co bóp, có thể những vùng bìa của cục chưa tạo được liên kết vững chắc nên bị tách ra khỏi cục máu đông đó. Vì áp lực bóp của quả tim rất mạnh nên các vật lạ này được đưa đi xa hơn, đến mạch vành gây tắc, gây nhồi máu cơ tim.
Bệnh gặp ở nam giới có đội tuổi trung bình là 55, nữ giới có độ tuổi trung bình là 65. May mắn cho phụ nữ là nhồi máu cơ tim gặp ở nam giới nhiều hơn. Ở Việt Nam, theo thống kê của bệnh viện Hữu Nghị, người bị nhồi máu cơ tim có tuổi trẻ nhất là 40, già nhất là 84 tuổi. Lứa tuổi bị nhồi máu cơ tim nhiều nhất là 50 tuổi trở lên (88,7%).
|
Phòng ngừa nhồi máu cơ tim tái phát bằng thuốc Đông y thế hệ 2
Nhồi máu cơ tim là bệnh rất dễ tái phát, đặc biệt là lần tái phát sau nặng hơn lần đầu. Bên cạnh việc thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế Cholesterol xấu (LDL-Cholesterol); thay đổi thói quen sinh hoạt giúp giảm stress; tăng cường tập luyện thể dục thể thao … thì việc sử dụng các sản phẩm thuốc Đông y thế hệ 2 để ngăn ngừa tái phát nhồi máu cơ tim là hết sức cần thiết. Với ưu thế hơn hẳn các thuốc Đông y thông thường, thuốc Đông y thế hệ 2 được Bộ Y tế cấp phép, có nghiên cứu lâm sàng trên diện rộng giúp hạn chế hình hành cục máu đông, ngăn ngừa tái phát nhồi máu cơ tim.
Nguyễn Duy
Theo Đời sống Plus/GĐVN
THUỐC ĐÔNG Y THẾ HỆ 2 |
Bạn bị tai biến mạch não, di chứng sau tai biến?
Bạn bị xơ vữa động mạch, huyết khối, bệnh mạch vành, đau thắt ngực?
Đã có thuốc Meken
Thành phần (cho một viên nén bao phim): 500mg cao khô tương đương: Nhân sâm (Radix Ginseng) 800mg, Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 800mg, Tần giao (Radix Gentianae macrophyllae) 800mg, Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici) 533,3mg, Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) 800mg, Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae) 800mg, Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae) 800mg, Ngô thù du (Fructus Euodiae rutaecarpae) 533,3mg; Băng phiến (Borneolum Syntheticum) 26,6mg; Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng: Bổ huyết, hoạt huyết, ôn kinh thông mạch.
Chỉ định:
-
Hỗ trợ người bị tai biến mạch máu não (Như: xơ vữa động mạch não gây ra tai biến do chảy máu não, tai biến do thiếu máu não trong nhồi máu não hay còn gọi là nhũn não).
-
Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não như: Liệt nửa người, tê chân, tê tay, miệng méo, mắt xếch, nói ngọng.
-
Người có dấu hiệu tiền triệu chứng của tai biến mạch máu não: tê chân tay, tê miệng như kiến bò hoặc mất cảm giác nhẹ.
-
Người bị bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, huyết khối trong mạch máu gây đau thắt ngực.
Cách dùng:
- Liều điều trị: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên. Uống liên tục 10 ngày sau đó nghỉ 1 ngày. Mỗi đợt điều trị kéo dài 30 ngày. (Có thể dùng 3 đợt liên tục).
- Liều dự phòng tái phát và duy trì: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
- Liều dự phòng tai biến mạch máu não: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên. Có thể dùng dài ngày.
Chú ý: Không uống thuốc trước khi đi ngủ.
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 0329/2017/XNQC-QLD
Thông tin chi tiết sản phẩm xem tại: http://nhatnhat.com/meken.html
|