Thuốc ức chế bơm proton (PPI) được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh trào ngược dạ dày
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản và dự phòng các tác động có hại ở đường tiêu hóa gây ra bởi các thuốc như aspirin. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày – thực quản mãn tính, việc sử dụng PPI trong thời gian dài cũng được cảnh báo có nhiều hệ lụy.
Thuốc PPI là gì?
Thuốc ức chế bơm Proton hay thuốc PPI là tên gọi chung của các loại thuốc có tác dụng làm giảm việc sản xuất axit trong dạ dày bằng cách ngăn chặn enzyme trong thành dạ dày sản sinh axit.
Chúng ta biết rằng việc dư thừa axit dạ dày là một trong những nguyên nhân gây ra hầu hết các vết loét trong thực quản , dạ dày và tá tràng. Như vậy việc ứng dụng thuốc PPI trong điều trị dạ dày sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của các vết loét cho phép tổn thương nhanh được chữa lành.
Cơ chế của thuốc ức chế tiêm proton
Khi sử dụng thuốc PPI điều trị dạ dày kéo dài sẽ có những nguy cơ sau đây:
1. Gãy xương
2. Giảm Magnesi máu và ảnh hưởng đến nhịp tim
Giảm Magnesi máu hiếm khi xảy ra khi sử dụng PPI kéo dài, khi đã xảy ra thường kèm theo giảm kali máu và giảm calci máu. Hậu quả gây ra kéo dài QT và xoắn đỉnh trên điện tâm đồ, cơ chế chính xác của việc PPI gây giảm Magnesi máu nhưng đã được chứng minh trên nghiên cứu lâm sàng
3. Bệnh thận
Dù cơ chế gây ra bệnh thân chưa được biết rõ, các nghiên cứu quan sát mới đây đã ghi nhận sự tăng nguy cơ bệnh thận mãn tính mà không kèm tổn thương thận cấp ở đối tượng sử dụng PPI thời gian dài
4. Thiếu vitamin B12
5. Thiếu máu do thiếu sắt
Tương tự như cơ chế ức chế hấp thu calci và vitamin B12, việc hấp thu sắt cũng bị hạn chế khi sử dụng PPI kéo dài. Hệ quả là bệnh nhân có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
Việc sử dụng PPI dài hạn có liên quan đến sự gia tăng những quan ngại về vấn đề an toàn. Bệnh nhân nên được chẩn đoán tình trạng viêm loét dạ dày chính xác để có phác đồ điều trị phù hợp, cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc PPI kéo dài.
Kết hợp Đông – Tây Y trong điều trị Viêm loét dạ dày mãn tính
Sau khi chẩn đoán, điều trị bệnh sẽ gồm nhiều thuốc phối hợp như: Thuốc bao vết loét, thuốc kháng acid dạ dày, thuốc trung hòa acid, thuốc giãn cơ – giảm đau. Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Các nhóm thuốc này thường có tác dụng phụ như làm mất cảm giác ăn ngon miệng, làm cơ thể mệt mỏi. Để điều trị dứt điểm bệnh nên kết hợp Đông Y và Tây Y, để tạo sự cân bằng tốt nhất cho sức khỏe của bệnh nhân, trong đó thuốc Đông Y thế hệ 2 là giải pháp mới điều trị hiệu quả viêm loét dạ dày cấp và mãn tính.
Điều trị hiệu quả viêm loét dạ dày – tá tràng với thuốc Đông Y thế hệ 2
Thuốc Dạ Dày Nhất Nhất giúp phục hồi nhanh chóng các vết loét dạ dày tá tràng mà không bị nhờn thuốc, không gây các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Thuốc được sản xuất tại nhà máy chuẩn GMP – WHO với nguồn nguyên liệu thảo được được kiểm duyệt gắt gao, giúp đảm bảo chất lượng thuốc và phù hợp cho bệnh nhân điều trị lâu dài.