Dược Phẩm Nhất Nhất tư vấn, giải đáp thắc mắc tình trạng ra mồ hôi nhiều có tốt không và làm thế nào để cải thiện.
Ra mồ hôi nhiều có tốt không là thắc mắc mà nhiều người cần giải đáp
Câu hỏi: Thời gian gần đây tôi thường xuyên bị ra mồ hôi nhiều dù thời tiết không nóng và không vận động mạnh. Xin hỏi ra mồ hôi nhiều có tốt không và làm thế nào để cải thiện?
(Nguyễn Thị Thảo, 42 tuổi, Hải Phòng)
Chuyên gia Dược Phẩm Nhất Nhất trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Dược Phẩm Nhất Nhất.
Để giải đáp cho câu hỏi này, trước hết hãy cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về tình trạng ra nhiều mồ hôi.
1. Tăng tiết mồ hôi là gì?
Đổ mồ hôi là một hiện tượng sinh lý bình thường nhằm giúp cơ thể đào thải những độc tố bên trong, làm mát cơ thể và điều hòa nhiệt độ cho phù hợp. Mồ hôi thường xuất hiện khi cơ thể vận động nhiều, hoặc khi thời tiết quá nóng bức. Tuy nhiên, nếu mồ hôi tiết ra quá nhiều, ngay cả khi cơ thể không cảm thấy nóng, thì có thể là do tình trạng tăng tiết mồ hôi.
Tăng tiết mồ hôi có thể xuất hiện ở những bộ phận khác nhau, nhưng chung quy lại cơ thể có 2 tuyến mồ hôi và có thể xảy ra hiện tượng đổ mồ hôi nhiều đó là:
-
Tuyến mồ hôi Apocrine: tập trung ở khu vực da đầu, nách, sinh dục và hậu môn. Tuyến mồ hôi này thường tiết ra chất nhờn có chứa axit béo, muối, steroid, protein và nước. Do tuyến mồ hôi này thường tập trung ở các khu vực kín, nên khi axit béo và protein bị chuyển hóa sẽ tạo ra màu vàng và mùi hôi. Nếu tăng tiết mồ hôi ở tuyến Apocrine có thể khiến người cảm thấy tự ti và ngại giao tiếp.
-
Tuyến mồ hôi Eccrine: đây là tuyến mồ hôi phổ biến, có tại nhiều vị trí trên cơ thể từ trên xuống dưới, nhưng thường tập trung và phát triển nhất ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, lưng, có thể gây ảnh hưởng đến việc cầm nắm và làm ướt lưng áo.
Tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay khiến tay luôn ẩm ướt
2. Nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi
Muốn biết ra mồ hôi nhiều tốt hay xấu, trước hết cần hiểu tại sao cơ thể lại đổ nhiều mồ hôi.
Đổ mồ hôi quá nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe như:
Rối loạn tuyến giáp
Cường giáp khiến tốc độ trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, làm nhịp tim thay đổi bất thường, mất ngủ, hay hồi hộp, lo âu, cân nặng giảm sút và tiết ra nhiều mồ hôi.
Hạ đường huyết
Lượng đường trong máu thấp khiến hệ thần kinh giao cảm bị kích thích, làm tăng bài tiết hormone adrenaline, khiến người bệnh đổ mồ hôi bất thường. Bên cạnh dấu hiệu đổ mồ hôi, người bệnh còn có biểu hiện sắc mặt tái nhợt, chóng mặt và tim đập nhanh hơn.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc tim mạch, thuốc huyết áp, thuốc trầm cảm, thuốc giảm đau… cũng có thể có tác dụng phụ gây tiết mồ hôi nhiều.
Rối loạn thần kinh thực vật
Người mắc bệnh này thường đổ mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, 2 bên nách và vùng đầu. Đặc biệt khi căng thẳng, mồ hôi sẽ càng tiết ra nhiều hơn.
Nhiễm trùng
Một số bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng lao có thể khiến người bệnh đổ mồ hôi nhiều vào chiều tối hoặc nửa đêm, cùng với các triệu chứng khác như sốt cao, ớn lạnh, ho nhiều, giảm cân đột ngột.
Rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố ở cả nam và nữ đều khiến hormone nội tiết tố tác động vào hệ thần kinh, làm truyền thông tin sai lệch, khiến tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn để điều hòa nhiệt độ cho cơ thể. Đây cũng là lý do khiến phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh dễ bị bốc hỏa, đổ mồ hôi vào ban đêm.
Thiếu máu
Người bệnh khi bị thiếu máu bên cạnh dấu hiệu dễ ra mồ hôi, tinh thần mệt mỏi thì có có một số biểu hiện khác như dễ bị hoa mắt, chóng mặt, đánh trống ngực, khó ngủ, sắc mặt xanh xao… Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do
cơ thể bị suy nhược, ốm lâu ngày không khỏi hoặc do chế độ ăn uống thiếu chất.
Như vậy, việc ra mồ hôi có tốt hay không sẽ tùy thuộc vào các biểu hiện đi kèm khác để đánh giá. Nếu thấy việc đổ mồ hôi nhiều kèm theo các dấu hiệu bất thường, tốt nhất bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị.
Thiếu máu làm tinh thần mệt mỏi, dễ ra mồ hôi lạnh
3. Cách cải thiện tình trạng ra mồ hôi nhiều
Ngoài việc dùng thuốc để điều trị bệnh lý căn nguyên gây ra tình trạng tăng tiết mồ hôi, bạn cũng có thể áp dụng một vài biện pháp để hạn chế cơ thể đổ mồ hôi.
Lưu ý chế độ ăn uống
Hạn chế ăn các món cay nóng, đồ uống có chứa chất kích thích vì chúng có thể khiến tuyến mồ hôi hoạt động bất thường. Nên uống đủ nước và tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tươi mát như hoa quả tươi, các loại rau xanh…
Tránh căng thẳng, stress
Giữ tinh thần thoải mái, có thể thử tập yoga hoặc tập thiền để tâm trạng đỡ căng thẳng hơn.
Vệ sinh sạch sẽ
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm ít nhất 1 lần/ngày, mặc quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. Nên dọn dẹp không gian sống xung quanh cho sạch sẽ, thoáng mát, tránh để bức bối, khó chịu.
Dùng Thập toàn đại bổ
Nếu bị ra nhiều mồ hôi do thiếu máu, sức yếu, mới ốm dậy, ốm lâu ngày chưa khỏi và sức đề kháng suy giảm, bạn có thể tham khảo sử dụng Thập toàn đại bổ để bồi bổ khí huyết và tăng cường thể lực.
Trên đây là phần giải đáp cho thắc mắc “Ra mồ hôi có tốt không?”. Hy vọng với những giải đáp trên có thể giúp bạn Nguyễn Thị Thảo cũng như các bạn đọc khác có thể hiểu được việc đổ mồ hôi nhiều là tốt hay xấu, đồng thời giúp tìm ra giải pháp phù hợp với bản thân để kiểm soát tình trạng này.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Anh Trần
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/chuyen-gia-giai-dap-ra-mo-hoi-nhieu-co-tot-khong-n7674.html
Thập toàn đại bổ Nhất Nhất
Bồi bổ khí huyết, điều trị suy nhược cơ thể kèm theo dương hư:
• Thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt,
dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh;
• Suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật;
• Phụ nữ mới sinh
Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng.
Thành phần: cho 1 viên nén bao phim
Cao khô hỗn hợp dược liệu 660mg tương đương:
Bạch truật 275mg, Đảng sâm 413mg, Phục linh 220mg, Cam thảo 220mg, Đương quy 275mg, Xuyên khung 220mg, Bạch thược 275mg, Thục địa 413mg, Hoàng kỳ 413mg, Quế vỏ 275mg.
Tá dược vừa đủ 1 viên
Chỉ định:
Thuốc dùng để điều trị các trường hợp khí huyết hư, cơ thể suy nhược kèm theo dương hư: thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật; Phụ nữ mới sinh.
Liều dùng – Cách dùng:
• Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
• Trẻ em dùng theo sự chỉ dận của thầy thuốc
• Uống vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.
Để xa tầm tay trẻ em – Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Chống chỉ định – Thận trọng
Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ có thai
Thận trọng: Người tăng huyết áp
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Không dùng thuốc này cho phụ nữ có thai
Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc: Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe, vận hành máy móc.
Tác dụng không mong muốn: Không có dữ liệu về tác dụng không mong muốn của thuốc. Thông báo cho bác sỹ tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên
Điều kiện bảo quản: Nơi khô, dưới 30°C
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Sản xuất tại:
Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Điện thoại liên hệ: 1800.6689 (Giờ hành chính) – Fax: 0272.3817337
Số giấy đăng ký lưu hành thuốc: VD-27480-17
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 307/2020/XNQC/QLD, ngày 29/08/2020
|