Sai lầm phổ biến nhất khi chữa đau đầu sau gáy chính là uống thuốc giảm đau thường xuyên. Thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tức thời, không trị được căn nguyên gây bệnh.
Đau đầu sau gáy cần tìm đúng nguyên nhân để điều trị
Tác dụng chữa đau đầu sau gáy của thuốc giảm đau
Uống thuốc giảm đau khi bị
đau đầu dường như là giải pháp đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến. Sau khi uống thuốc giảm đau khoảng 30 phút, cơn đau đầu sẽ giảm dần nhưng chỉ khoảng 8-10 tiếng sau, cơn đau lại xuất hiện. Và lúc này, người bệnh sẽ cần dùng liều thuốc tiếp theo, dẫn đến vòng luẩn quẩn: uống thuốc giảm đau – hết tác dụng của thuốc – uống thuốc giảm đau.
Uống quá nhiều thuốc giảm đau không chỉ gây hại gan thận mà còn làm thay đổi thụ thể trong não, cơ thể quen với thuốc, dẫn đến cơn đau ngày càng trở nên tồi tệ hoặc xuất hiện thường xuyên hơn.
Như vậy, dùng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tức thời, không giải quyết được gốc rễ vấn đề. Muốn điều trị đau đầu, cần xác định được chính xác nguyên nhân gây đau.
>> Xem thêm Lời giải cho thắc mắc "Đau đầu nên làm gì?"
Lạm dụng thuốc giảm đau càng khiến tình trạng đau đầu tăng nặng
Nguyên nhân chính dẫn đến đau đầu mỏi gáy
Cơn đau đầu sau gáy không chỉ tập trung ở vùng đầu mà còn kéo dài cả vùng gáy, kèm theo cứng cổ, hạn chế quay cổ. Có rất nhiều căn bệnh và vấn đề sức khỏe dẫn đến triệu chứng này, điển hình như:
Nhiễm virus
Các bệnh do nhiễm virus như cúm, sốt virus, sốt xuất huyết,… gây đau đầu, đau mỏi vai gáy.
Stress, căng thẳng
Sai tư thế
Ngồi làm việc sai tư thế, cúi đầu xuống, mang vác vật nặng trên vai, khi nằm ngủ thì gối đầu quá cao… đều khiến vùng cổ bị co cứng cơ, dây thần kinh bị chèn ép gây đau.
Chấn thương
Chấn thương trong sinh hoạt, tập thể thao hay lao động đều có thể gây tổn thương cấu trúc vùng cổ – gáy, dây thần kinh, dây chằng làm xuất hiện cơn đau đầu sau gáy.
Bệnh lý về đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ, gai đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm… gây đau mỏi cổ, chèn ép dây thần kinh, hạn chế lưu thông máu lên vùng đầu dẫn đến các cơn đau đầu kéo dài.
Rối loạn tiền đình
Đau đầu sau gáy cũng là triệu chứng của
rối loạn tiền đình. Cấu trúc tai trong, hệ thống thần kinh giúp cơ thể giữ thăng bằng bị ảnh hưởng nên dẫn đến cảm giác quay cuồng, choáng váng, đau đầu, nhức mỏi vùng đầu, vai gáy.
Thiếu máu não
Thiếu máu não là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu mỏi gáy nhưng nhiều người không nhận ra. Thiếu máu não là tình trạng đột ngột suy giảm lượng máu lên não gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương, không điều hòa nhịp nhàng, bị ách tắc dẫn đến những cơn đau.
Đau đầu ở sau gáy do thiểu năng tuần hoàn não gây ra thường không cố định tại một điểm mà có thể khu trú tại nhiều vị trí khác nhau. Ví dụ như đau toàn vùng đầu, đau nửa đầu, đau toàn bộ vùng gáy, đau gáy bên trái hoặc bên phải. Kèm theo những cơn đau là hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.
Suy giảm tuần hoàn máu lên não lâu ngày sẽ gây giảm lưu lượng máu tới não, giảm oxy và dưỡng chất lên não, khiến tế bào thần kinh bị thiếu năng lượng, dẫn đến suy yếu hệ thần kinh. Nguy hiểm hơn, thiếu máu não kéo dài còn gây hậu quả nghiêm trọng như xơ hóa não, tai biến mạch máu não (đột quỵ).
>> Xem thêm Nhận biết loại bệnh đau đầu kinh niên và cách điều trị hiệu quả
Thiếu máu não gây đau đầu sau gáy
Giải pháp điều trị đau đầu ở phía sau gáy
Thay vì vội dùng thuốc giảm đau, trước tiên cần kiểm tra xem đâu là nguyên nhân dẫn đến đau đầu mới có hướng xử trí phù hợp.
Thông thường, hầu hết các cơn đau đầu sẽ thuyên giảm khi áp dụng đồng thời các giải pháp sau:
1. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Vì stress, căng thẳng sẽ dẫn đến đau đầu nên cần có biện pháp để kiểm soát, tránh để căng thẳng trong công việc và cuộc sống kéo dài.
Có thể giảm căng thẳng bằng cách đi bộ tập thể dục trong không gian thoáng đãng, ngồi thiền, tập yoga, đọc sách, nghe nhạc, nấu ăn hoặc dọn dẹp nhà cửa… Hãy làm bất cứ thứ gì mà bạn thích để giải tỏa căng thẳng và áp lực trong cuộc sống.
2. Chú ý giữ tư thế đúng
Đi, đứng, nằm, ngồi đều nên chú ý đến tư thế, tránh để tư thế xấu thành tật sẽ gây ra đau đầu, mỏi mệt toàn thân.
3. Điều trị bệnh lý đang có
Thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, gai đốt sống cổ hay cúm, sốt xuất huyết… đều là những bệnh lý có thể dẫn đến đau đầu sau gáy. Điều trị những bệnh lý này thì tình trạng đau đầu cũng sẽ được kiểm soát, thuyên giảm.
4. Dùng thuốc hoạt huyết
Với nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu sau gáy là thiếu máu não thì giải pháp hiệu quả là tăng cường tuần hoàn máu lên não. Điều này cũng lý giải tại sao nhiều người bị đau đầu mà uống thuốc giảm đau mãi không khỏi, vì không trị đúng nguyên nhân là tăng cường tuần hoàn máu.
Tăng cường tuần hoàn máu sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn lên não. Máu mang theo oxy và chất dinh dưỡng đến hệ thống thần kinh trung ương, giúp hệ thống thần kinh điều hòa nhịp nhàng, đảm bảo đúng chức năng và nhiệm vụ. Máu lưu thông tốt sẽ không bị ách tắc, không xuất hiện những cơn đau.
>> Xem thêm Cách thay đổi thói quen khắc phục tình trạng máu không lưu thông lên não
Tăng cường tuần hoàn máu giúp giảm đau đầu
Lưu ý khi dùng thuốc hoạt huyết điều trị đau đầu ở sau gáy
Để điều trị đau đầu sau gáy, không phải dùng thuốc hoạt huyết nào cũng có hiệu quả. Đông y có nhiều bài thuốc hoạt huyết, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và có tác dụng thực sự, người bệnh nên tìm hiểu bài thuốc bổ huyết, hoạt huyết với các thành phần như Đương quy, Ích mẫu, Ngưu tất, Thục địa, Xích thược, Xuyên khung.
Đây bài bài thuốc bổ huyết, hoạt huyết nổi tiếng trong Đông y, chuyên dùng với các chứng huyết hư, ứ trệ, phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng tuần hoàn ngoại vi thể huyết ứ, với các triệu chứng như: mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cơ, tê bì chân tay…
Bài thuốc này hiện đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm có tên Hoạt Huyết Nhất Nhất dạng viên nén tiện dụng.
Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị đau đầu sau gáy thường xuyên do thiếu máu não nên tham khảo sử dụng thuốc để điều trị cũng như ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/dau-dau-sau-gay-chua-mai-khong-khoi-do-khong-tim-dung-nguyen-nhan-n5142.html
HOẠT HUYẾT NHẤT NHẤT
Thành phần: (cho một viên nén)
672mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với: Đương quy 1500mg; Ích mẫu 1500mg; Ngưu tất 1500mg; Thục địa 1500mg; Xích thược 750mg; Xuyên khung 750mg; Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: Bổ huyết, hoạt huyết.
Chỉ định:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.
Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 0476/2017/XNQC/QLD
|