Đau nhức xương khớp nên dùng thuốc gì hiệu quả?
Khi trời dần chuyển lạnh, những cơn đau nhức lại “hành hạ”, các khớp cứng và sưng viêm gây ảnh hưởng đến việc đi lại và vận động. Cùng giải đáp câu hỏi “đau nhức xương khớp dùng thuốc gì?” trong các trường hợp sau.
Đối với cơn đau nhức xương khớp cấp
Các triệu chứng vẹo cổ,
đau vai gáy, đau lưng cấp thường gặp do thay đổi tư thế đột ngột (xoay vặn cổ, gáy, thắt lưng); tư thế nằm hay ngồi bị lệch, vẹo… Các cơn đau thường kèm co cứng cơ vùng vai gáy, lưng, thắt lưng.
Khi bị đau nhức xương khớp cấp, để giảm đau nhanh chóng, người bệnh có thể dùng các thuốc giảm đau có chứa paracetamol. Khi tình trạng đau nhức không được cải thiện thì có thể dùng một trong các thuốc giảm đau phối hợp như: Các thuốc phối hợp giữa paracetamol + codein (opioid), paracetamol + gabapentin (thuốc giảm đau thần kinh), paracetamol + ibuprofen (thuốc giảm đau kháng viêm)... Hoặc bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid như indomethacin, naproxen, piroxicam... Có thể phối hợp các thuốc trên với nhóm thuốc giãn cơ vân (như tolperison), các vitamin nhóm B tùy theo tình trạng đau cụ thể của bệnh nhân và do bác sĩ kê đơn điều trị.
Thông thường, để giảm đau nhanh chóng, người bệnh thường dùng các thuốc phối hợp có tác dụng giảm đau nhanh, mạnh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc điều trị phải được kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ, dùng đúng chỉ định, đúng liều lượng, tránh lạm dụng vì có thể có những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đau nhức xương khớp cấp có thể dùng thuốc giảm đau
Ví dụ, các thuốc giảm đau có thành phần paracetamol có thể làm tăng men gan; các thuốc kháng viêm giảm đau không steroid có tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa. Ngoài ra, người bệnh tim mạch khi dùng thuốc kháng viêm giảm đau không steroid cần tuân thủ đúng liều lượng thuốc, dùng trong thời gian ngắn nhất có thể.
Các bác sĩ lưu ý, bệnh nhân đau nhức xương khớp không nên phối hợp các thuốc kháng viêm với nhau vì sự phối hợp này chỉ làm tăng tác dụng phụ mà không thay đổi hiệu quả điều trị.
Để giảm tác dụng phụ mà các loại thuốc giảm đau, kháng viêm gây ra, người bệnh nên uống thuốc sau ăn và có thể phối hợp với các thuốc bảo vệ dạ dày.
Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân có thể kết hợp các phương pháp như vật lý trị liệu, xoa nắn bấm huyệt để hỗ trợ điều trị. Giữ ấm, chườm ấm cũng giúp giảm đau cơ do lạnh. Nếu đau do tư thế sai lệch, người bệnh cần nghỉ ngơi để các cơ được thả lỏng, thư giãn...
>> Xem thêm Giải pháp hiệu quả trị đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp
Ngoài dùng thuốc bệnh nhân nên kết hợp các biện pháp vật lý trị liệu
Đối với các bệnh lý đau nhức xương khớp mạn tính
Các bệnh khớp mạn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính khớp… rất khó điều trị dứt điểm. Bệnh tiến triển phức tạp, thường tái phát các cơn đau cấp.
Thuốc điều trị có vai trò quan trọng nhằm kiểm soát tình trạng viêm đau. Các thuốc tân dược điều trị chính gồm: Các thuốc kháng viêm không steroid (ibuprofen, naproxen, piroxicam...); Các thuốc nhóm corticoid như betamethazone, dexamethazone... Có thể phối hợp với các thuốc nhóm giảm đau hạ sốt, giảm đau phối hợp, thuốc giãn cơ giúp tăng tác dụng giảm đau và giảm liều thuốc kháng viêm (vì dùng nhiều thuốc kháng viêm không tốt).
Ngoài các thuốc dùng đường uống, một số thuốc dùng ngoài như bôi xoa, cao dán cũng ít nhiều có tác dụng giảm đau viêm đối với những trường hợp đau mức độ nhẹ đến vừa.
Đối với các bệnh lý
đau nhức xương khớp mạn tính, diễn biến kéo dài, tái phát cấp tính nhiều đợt, khó kiểm soát và không thể điều trị khỏi hoàn toàn nên nhiều bệnh nhân thường bị chán nản, bỏ điều trị hoặc điều trị bằng các phương pháp không chính thống khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng, biến dạng khớp nghiêm trọng.
Nên kết hợp thuốc giảm đau với thuốc Đông y
Vì vậy, ngoài việc kiểm soát đau nhức đợt cấp bằng các thuốc giảm đau chống viêm tân dược, bệnh nhân sẽ được khuyến cáo sử dụng các thuốc đông dược nhằm kiểm soát và giảm dần thuốc kháng viêm và corticoid. Thuốc Đông y tuy có tác dụng chậm nhưng lại an toàn, có thể dùng trong điều trị kéo dài. Thuốc Đông y cũng có hiệu quả lâu dài, dù có ngưng sử dụng thì hiệu quả vẫn còn một thời gian chứ không bị mất ngay như thuốc Tây.
Tuy vậy, nếu chỉ sản xuất thuốc Đông y theo sách thì ai cũng làm được và khó mà có hiệu quả vượt trội. Tuy hiếm, nhưng cũng có một số bài thuốc gia truyền hiệu quả thực sự. Bài thuốc xương khớp bí truyền là một ví dụ. Hiện bài thuốc này đã được chuyển giao cho Công ty Nhất Nhất sản xuất trên dây chuyền công nghệ đạt chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội.