Họng có đờm thường là kết quả của các tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp, như viêm amidan, viêm họng hoặc viêm xoang.
Đôi khi đờm trong cổ họng có thể là do dịch trào ngược từ dạ dày ở người bị trào ngược dạ dày thực quản.
Những nguyên nhân chính có thể gây ra tình trạng tích tụ đờm trong cổ họng bao gồm:
Các biện pháp làm tan đờm trong cổ họng
Để giảm thiểu đờm và giúp đường thở trở nên thông thoáng, việc điều trị bao gồm điều trị bệnh lý nguyên nhân bằng cách dùng thuốc và các biện pháp chăm sóc hỗ trợ tại nhà.
Điều trị bằng thuốc
Tùy vào nguyên nhân gây đờm mà bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng các thuốc phù hợp.
Các nhóm thuốc được sử dụng phổ biến gồm:
-
Thuốc kháng sinh: như amoxicillin, azithromycin, clindamycin hoặc cephalosporin, được dùng để điều trị trong trường hợp viêm họng, viêm phổi hoặc nhiễm trùng xoang do nhiễm vi khuẩn.
-
Thuốc giảm đau, chống viêm: thường là acetaminophen, ibuprofen và loratadine, giúp giảm tình trạng viêm và các triệu chứng liên quan.
-
Thuốc chống dị ứng: loratadine, cetirizine được dùng để giảm triệu chứng dị ứng liên quan tới viêm mũi, viêm xoang hoặc dị ứng do tiếp xúc với chất gây dị ứng.
-
Các vấn đề trên phổi thường được điều trị bằng corticosteroid, các thuốc giãn phế quản (salbutamol, bambuterol, terbutaline...)
-
Loại bỏ đờm bằng siro long đờm, thuốc tiêu nhầy
-
Các nhóm thuốc khác: thuốc giảm ho, thuốc điều trị trào ngược thực quản (nhóm ức chế bơm proton, các antacid)
Làm ẩm không khí
Không khí ẩm sẽ giúp đờm trong cổ họng loãng ra, không bị đặc lại. Ngược lại khi hít thở trong môi trường không khí quá khô sẽ kích thích màng nhầy tăng tiết.
Sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm hoặc máy duy trì ẩm để làm tan đờm, giảm bài tiết hiệu quả.
Uống nhiều nước
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày là cách làm tan đờm trong cổ họng đơn giản nhưng hiệu quả. Bởi vì nước có tác dụng làm loãng chất nhầy, giảm ứ đọng, thúc đẩy dịch đờm thoát ra ngoài dễ dàng.
Để giảm hiện tượng tích tụ đờm, bạn không nên uống trà hay các thức uống có chứa caffeine hay đồ có cồn. Chất kích thích có thể khiến cổ họng bị khô và tạo nhiều đờm hơn.
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối có khả năng kháng khuẩn, làm loãng dịch đờm và giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm.
Súc miệng bằng nước muối trong khoảng 30 giây nhiều lần trong ngày giúp hạn chế tăng tiết dịch nhầy, từ đó giảm bớt đờm ứ đọng ở cổ.
Rửa mũi thường xuyên
Các loại dung dịch vệ sinh mũi có tác dụng làm loãng dịch nhầy và loại bỏ chúng khỏi khoang mũi, làm sạch mũi và giảm các phản ứng viêm, kích ứng ở niêm mạc mũi xoang.
Sử dụng các loại thực phẩm có lợi cho đường thở và giúp loại bỏ đờm
Chế độ ăn uống có thể thúc đẩy hoặc ngăn chặn việc sản xuất đờm. Các sản phẩm từ sữa, một số loại ngũ cốc, đồ ăn vặt có đường, thịt đỏ và đồ uống có chứa caffeine đều là những thực phẩm cần tránh vì khả năng tăng sản xuất đờm.
Mặt khác một số loại thực phẩm được khuyến khích vì tốt cho phổi, hô hấp và loại bỏ đờm bao gồm: Gừng, dứa, dưa chuột, súp lơ xanh, giấm táo, nghệ, tỏi, hành tây,..
Giảm đờm nhiều, khó thở do viêm xoang với thuốc Xoang thảo dược
Như đã phân tích, viêm xoang cũng là
nguyên nhân gây đờm nhiều khó thở, bên cạnh các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi.
Dịch nhầy từ mũi và xoang có thể chảy xuống cổ họng gây khó chịu, kích ứng và ho.
Để giảm đờm và cải thiện đường thở thì kiểm soát tình trạng viêm ở mũi xoang là giải pháp hàng đầu.
Đông y có bài thuốc xoang có tác dụng tiêu viêm thông mũi hiệu quả, dùng với các tình trạng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.
Bài thuốc xoang này hiện đã được chuyển giao sản xuất thành Thuốc Xoang dạng viên nén tiện sử dụng. Thuốc Xoang dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo lựa chọn.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/dom-nhieu-kho-tho-khien-ban-kho-chiu-met-moi-lam-gi-de-giai-quyet-n26950.html