Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi nứt kẽ hậu môn gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày.
Tìm hiểu nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được hay không
MỤC LỤC:
-
Nứt kẽ hậu môn là gì?
-
Nguyên nhân gây bệnh bệnh nứt kẽ hậu môn
-
Nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi được không?
-
Phân biệt nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ
-
Cách phòng tránh bệnh nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ
|
Nứt kẽ hậu môn là gì?
Nứt kẽ hậu môn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ nhỏ và người trẻ dưới 30 tuổi. Tình trạng này được xác định khi xuất hiện vết rách trên lớp niêm mạc hậu môn, làm lộ cơ xung quanh dẫn đến co thắt. Khi kéo dài, các mép vết nứt rộng ra, gây đau và chảy máu.
Một số triệu chứng nứt kẽ hậu môn phổ biến là:
-
Đau khi đại tiện
-
Có máu đọng lại trên phân hoặc giấy vệ sinh sau khi địa tiện
-
Cảm giác ngứa hoặc rát hậu môn
-
Xuất hiện cục u nhỏ trên vùng da quanh vết nứt
Tùy vào mức độ cơn đau cũng như thời gian kéo dài, bệnh được chia thành hai nhóm như sau:
-
Nứt hậu môn cấp tính: Vết nứt nông, có kích thước nhỏ, dấu hiệu viêm nề nhẹ, có cảm giác đau rát tuy nhiên các triệu chứng không kéo dài quá 6 tuần. Nếu không được điều trị dứt điểm sẽ rất dễ chuyển sang mạn tính.
-
Nứt hậu môn mạn tính: Khi thời gian xuất hiện vết nứt dài hơn 6 tuần, kích thước rộng và sâu hơn. Các cơn đau thắt khó chịu tái đi tái lại nhiều lần khiến người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi.
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi
Nguyên nhân gây bệnh bệnh nứt kẽ hậu môn
-
Táo bón là nguyên nhân phổ biến nhất. Khi người bệnh cố gắng đẩy phân ra ngoài, làm rách lớp da ở hậu môn.
-
Do vệ sinh hậu môn không đúng cách hoặc do giấy vệ sinh quá cứng và dày làm tổn thương.
-
Do quá trình sinh đẻ của phụ nữ, hoặc bệnh nhân điều trị cắt trĩ.
-
Bệnh tiêu chảy kéo dài mà không chữa dứt điểm, đi đại tiện nhiều làm tổn thương vòng cơ hậu môn.
-
Viêm loét đại tràng, bệnh Crohn (liên quan đến viêm đường ruột), viêm xơ cơ thắt trong hậu môn.
-
Do cơ địa: Có thể cấu tạo vòng hậu môn của một số người nhỏ.
Táo bón là nguyên nhân phổ biến gây nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi được không?
Nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi không, nứt kẽ hậu môn có tự lành không, nứt kẽ hậu môn bao lâu thì khỏi là những câu hỏi khiến rất nhiều người băn khoăn.
Đối với các vết nứt kẽ hậu môn có kích thước nhỏ và chưa có biến chứng có thể hoàn toàn tự khỏi.
Thông thường, trong giai đoạn đầu, các vết nứt hậu môn thường có kích thước khá nhỏ và chưa có biến chứng. Vì vậy, các vết nứt này sẽ lành vòng vài tuần nhờ tác động của cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Với điều kiện người bệnh biết thay đổi lối sống, tránh các yếu tố làm trầm trọng bệnh và áp dụng đúng các phương pháp chăm sóc sức khỏe, tránh táo bón, tránh tổn thương vùng hậu môn, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, tập thể dục thể thao...
Tuy nhiên, khi vi khuẩn tấn công ồ ạt, các vết rách hậu môn sâu và rộng thì khả năng tự lành lại là không thể xảy ra. Vì mức độ của bệnh đã vượt qua khả năng thích ứng và cơ chế tự làm lành của cơ thể.
Lúc này, người bệnh buộc phải nhờ đến sự can thiệp y khoa thì mới có thể đạt được mục đích khỏi bệnh hoàn toàn.
Nứt kẽ hậu môn có tự lành không là câu hỏi được nhiều người quan tâm
Phân biệt nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ
Nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ có khá nhiều triệu chứng giống nhau nhưng thực chất lại là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau.
Bệnh trĩ
Trĩ là tình trạng các tĩnh mạch trong hoặc ngoài ống hậu môn bị sưng lên, thường do
táo bón mạn tính.
Ban đầu, người bệnh rất khó phát hiện vì không có triệu chứng gây đau cho đến khi búi trĩ sưng to hơn. Để điều trị trĩ, bạn có thể sử dụng thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc Đông y để giảm đau rát, bền thành mạch, cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát.
Nứt kẽ hậu môn
Nứt hậu môn xuất hiện với các vết rách ở vùng da xung quanh vị trí này, gây đau đớn khi đi đại tiện, có thể kèm theo máu.
Để điều trị nứt hậu môn, thường sử dụng các sản phẩm điều trị nguyên nhân chính là táo bón, phẫu thuật ngoại khoa kết hợp với dùng thuốc Đông y nhằm giảm đau rát, sưng ở vùng hậu môn, chống chảy máu.
Cách phòng tránh bệnh nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ
Cả nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ đều có nguyên nhân chính là do lối sống và sinh hoạt hàng ngày. Do đó, việc phòng tránh tốt nhất là:
Bổ sung chất xơ nhiều hơn
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, củ và các loại ngũ cốc nguyên hạt… để giúp cho phân mềm hơn, hạn chế táo bón.
Uống đủ nước
Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 1,5 - 2lít/ngày tương đương 8 ly nước) giúp hạn chế táo bón, phòng tránh tối đa hình thành vết nứt hậu môn. Đặc biệt, lượng nước cần bổ sung nhiều hơn sau khi hoạt động thể chất hoặc vào thời tiết khô, nóng.
Không nhịn đi đại tiện
Hạn chế tối đa việc nhịn đi đại tiện vì việc cố gắng nhịn làm cho phân cứng, khô và có kích thước lớn hơn dẫn đến việc đi đại tiện khó hơn và phải rặn nhiều. Điều này góp phần tạo nên các vết rách vùng hậu môn, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Tập luyện thể dục đều đặn
Thường xuyên tập thể dục thể thao cũng là phương pháp hiệu quả giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa táo bón. Do đó, sẽ giúp giảm tình trạng nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ.
Dùng thuốc Trĩ Đông y
Trong trường hợp bị nứt kẽ hậu môn giai đoạn nhẹ và thường xuyên bị táo bón; hoặc đã bị trĩ gây chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài, ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, người bệnh nên kết hợp dùng thêm thuốc Trĩ Đông y để bệnh không tăng nặng.
Đông y có bài thuốc giảm đau rát, bền thành mạch, cầu máu, co búi trĩ hiệu quả, từ các thành phần gồm vị thuốc Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch truật, Thăng ma, Sải hồ, Trần bì, Cam thảo, Sen hạt, Ý dĩ…
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại Nhà máy Dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Trĩ dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Trĩ Đông y dạng viên nén (ví dụ như Thuốc Trĩ Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn có thể tham khảo sử dụng.
DS Nguyễn Thập
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/giai-dap-thac-mac-nut-ke-hau-mon-co-tu-khoi-khong-n23906.html
Thuốc Trĩ Nhất Nhất
Giảm đau rát, bền thành mạch, cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát
Thành phần:
• Thành phần (cho 1 viên nén bao phim): 500,0 mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
1. Đảng sâm (Radix Codonopsis pilosulae) 700 mg
2. Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei) 700 mg
3. Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 400 mg
4. Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) 400 mg
5. Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae) 400 mg
6. Sài hồ (Radix Bupleuri chinensis) 400 mg
7. Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 400 mg
8. Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 200 mg
9. Sen (hạt) (Semen Nelumbinis nuciferae) 400 mg
10. Ý dĩ (Semen Coicis) 400 mg
• Thành phần tá dược :
Microcrystalline cellulose, Calcium carbonat, Magnesium stearate, Sodium Starch Glycolate, Silicon dioxide, Iron Oxide Brown, Titan dioxyd, Hydroxypropyl methyl cellulose 6cps, PEG 6000, Talc. vđ 1 viên
Tác dụng
Giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
Chỉ định
Dùng để điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại. Dự phòng bệnh trĩ tái phát.
Liều dùng, cách dùng
Uống với nước ấm trước bữa ăn.
Đối với trường hợp trĩ cấp tính:
Người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên.
Trẻ em từ 10-15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Dự phòng bệnh trĩ tái phát: Ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, Việt Nam.
Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 09/2022/XNQC/YDCT
Thông tin chi tiết xem tại: Thuốc Trĩ Nhất Nhất
|