Trong các triệu chứng của viêm loét đại tràng, có người bệnh gặp phải tình trạng táo bón nặng. Lời giải cho câu hỏi táo bón nặng do bệnh đại tràng phải làm sao.
Táo bón nặng gây ra nhiều khó chịu trong cuộc sống
Viêm loét đại tràng là một bệnh mãn tính làm ảnh hưởng tới niêm mạc của ruột già gây viêm và loét. Thông thường bệnh đại tràng thường gây ra tiêu chảy nhưng đôi khi cũng có những người bị bệnh đại tràng thể táo bón. Bị táo bón nặng khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu và sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới thói quen sống mỗi ngày. Tìm ra các biện pháp giúp người bệnh viêm loét đại tràng có thể khắc phục phần nào tình trạng táo bón.
>> Xem thêm 6 Nhận định sai lầm về bệnh táo bón mãn tính và sự thật phía sau
Mối liên quan giữa viêm loét đại tràng và táo bón
Viêm loét đại tràng là tình trạng mãn tính dễ gây tiêu chảy hoặc táo bón
Viêm loét đại tràng thường xuất hiện các triệu chứng phổ biến gồm tiêu chảy, đi ngoài có máu, vừa đi ngoài đã có cảm giác muốn đi tiếp. Tuy nhiên, cũng có những người bị bệnh viêm loét đại tràng thể táo bón nặng.
Táo bón là khi một người đi tiêu ít hơn ba lần mỗi tuần. Khi đi ngoài thì có cảm giác phân khô cứng, khó đi hoặc gây đau rát hậu môn.
Có nhiều dạng viêm loét đại tràng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là viêm loét đại tràng đoạn xa. Loại này làm ảnh hưởng đến khoảng 80% bệnh nhân viêm loét đại tràng được chẩn đoán.
Đối với người bệnh viêm loét đại tràng đoạn xa, các triệu chứng chỉ ảnh hưởng tới phần bên trái của đại tràng. Khi một người bị viêm loét đại tràng ở bên trái, họ có thể bị táo bón ở bên phải – trường hợp này gọi là táo bón gần.
Viêm loét đại tràng cũng có thể gây ra táo bón nặng xuất phát từ tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị. Sử dụng thuốc corticosteroid và thuốc ức chế miễn dịch có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa gây táo bón. Người bệnh có thể cần áp dụng đồng thời các phương pháp khác để kiểm soát táo bón.
>> Xem thêm Tìm hiểu các phương pháp điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu
Viêm loét đại tràng gây táo bón nặng phải làm sao?
Có nhiều biện pháp giúp khắc phục táo bón ở người viêm loét đại tràng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và chế độ sinh hoạt của người bệnh. Cụ thể:
1. Thay đổi chế độ ăn uống
Nên bổ sung thêm nhiều rau xanh trong bữa ăn
Thay đổi chế độ ăn uống thường là bước đầu tiên để kiểm soát triệu chứng táo bón ở người bệnh viêm loét đại tràng. Những thay đổi này bao gồm:
-
Chế độ ăn nhiều chất xơ: Các nhà khoa học khuyến nghị người lớn tiêu thụ 22,4 – 33,6 gram chất xơ mỗi ngày. Tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của người bệnh. Thêm nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào chế độ ăn và chuyển từ bánh mì trắng sang ngũ cốc nguyên hạt là hai cách để bổ sung chất xơ.
-
Uống nhiều nước: Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày có thể có ích. Không nên uống quá số lượng nước này không mang lại nhiều lợi ích hơn vì thế bạn không nên uống nhiều hơn trừ khi bị khát.
-
Ăn chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, thực vật: Chế độ ăn này nên bao gồm nhiều trái cây tươi và rau quả.
2. Theo dõi kế hoạch ăn uống
Theo dõi nhu động ruột có thể giúp cho người bệnh viêm loét đại tràng xác định được tình trạng táo bón nặng có tốt lên hay xấu đi không.
Nên bổ sung chất xơ vào bữa ăn vào mỗi thời điểm đều đặn mỗi ngày, chẳng hạn như vào bữa sáng và cố gắng đi tiêu vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
Các mẹo giúp giữ cho việc đi tiêu đều đặn gồm:
-
Theo dõi nhu động ruột trong nhật ký, ghi lại thời gian, tần suất và loại.
-
Cố gắng đi tiêu đều đặn nhưng không quá áp lực việc đi tiêu vào đúng thời gian.
-
Tránh trì hoãn việc đi ngoài khi đang muốn đi.
3. Tập thể dục thường xuyên
Nghiên cứu cho thấy tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm các triệu chứng táo bón nặng tới vừa đặc biệt ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, hoạt động thể chất chỉ là một trong nhiều yếu tố giúp giảm táo bón.
Bạn có thể áp dụng một số bài tập thể dục hàng ngày gồm: đi bộ, bơi lội và tập yoga.
4. Sử dụng thuốc nhuận tràng
Người bị táo bón nặng có thể dùng thuốc nhuận tràng
Nếu như bạn đã thay đổi chế độ ăn, bổ sung nước đầy đủ và tập thể dục thường xuyên vẫn không có khả năng giảm táo bón nặng. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng không kê đơn để giảm táo bón.
Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc nhuận tràng nên hỏi kĩ ý kiến của bác sĩ và dược sĩ tư vấn sản phẩm về các tác dụng phụ khi dùng thuốc. Nếu bạn gặp phải một số tác dụng phụ như
đau bụng, nôn mửa, buồn nôn khi sử dụng thuốc thì nên ngừng thuốc.
5. Các loại thuốc trị táo bón khác
Một loạt các loại thuốc nhuận tràng và thuốc trị táo bón kê đơn có thể giúp giảm tình trạng đi ngoài khó khăn của người bệnh. Bao gồm:
-
Magie: Sử dụng một lượng nhỏ Magie có thể giúp đi tiêu ngay trong vòng 6 giờ.
-
Lactulose: Dù sử dụng thuốc này có thể gây đầy hơi và mất nhiều thời gian để phát huy tác dụng hơn các loại thuốc khác, nhưng lactulose cũng giúp làm giảm chứng táo bón mãn tính.
-
Sorbitol: Là chất tạo ngọt nhân tạo có hiệu quả tương tự như lactulose trong giảm táo bón và có chi phí thấp hơn.
-
Polyethylene glycol (PEG): các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có sử dụng PEG dể làm sạch đường tiêu hóa trước khi nội soi. Tuy nhiên, với người bị táo bón nặng, táo bón mãn tính có thể dùng 1 hoặc 2 liều 17gr để giảm triệu chứng.
-
Anthraquinones: Senna và các loại thuốc nhuận tràng giúp kích hoạt hệ tiêu hóa và thường có thể thúc đẩy nhu động ruột trong 6 – 8 giờ. Tuy nhiên, thuốc có thể gây đau quặn bụng.
-
Thuốc thụt hậu môn: Thuốc thụt có glycerin thường có bán sẵn ở các hiệu thuốc. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc thụt trong trị táo bón không được nhiều tài liệu chứng minh.
Viêm loét đại tràng là một bệnh mãn tính chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng đây là một bệnh tự miễn dịch và kết hợp thêm một số yếu tố di truyền và môi trường tác động.
Khi sử dụng các loại thuốc trị táo bón thì triệu chứng có thể biến mất trong vài tuần, vài tháng hay thậm chí vài năm. Giai đoạn không có triệu chứng gọi là tình trạng bệnh thuyên giảm. Tuy nhiên, một số người bệnh vẫn cần phải phẫu thuật.
Đối với những người viêm loét đại tràng, táo bón nặng có thể là vấn đề thường xuyên gặp phải. Cần tuân theo kế hoạch điều trị và hướng dẫn ăn uống để kiểm soát bệnh và cải thiện được chất lượng sống tối đa.
Thuốc Đại Tràng Đông y – giúp giảm táo bón nặng do viêm loét đại tràng
Thuốc Đông y trị viêm loét đại tràng theo nguyên lý của y học cổ truyền, đó là trị bệnh từ gốc. Sử dụng thuốc đại tràng Đông y giúp nâng cao chính khí của cơ thể, từ đó giúp hỗ trợ điều trị viêm loét đại tràng và hạn chế bệnh tái phát.
Kết hợp sử dụng thuốc Tây trị táo bón nặng và dùng thuốc Đại Tràng Đông y sẽ giúp hạn chế tái phát bệnh hiệu quả.
Hiện nay, bài thuốc Đông y trị bệnh đại tràng hiệu quả đã được chuyển giao cho một nhà máy chuẩn GMP-WHO sản xuất hàng loạt dưới dạng viên nén tiện dụng. Tiêu biểu như sản phẩm Đại Tràng Nhất Nhất, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/viem-loet-dai-trang-dan-toi-tao-bon-nang-phai-lam-sao-n8367.html
ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng
Bạn bị:
Viêm đại tràng.
Viêm ruột cấp, mãn tính.
Đau bụng dưới, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Đã có Đại Tràng Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
Thành phần (cho 1 viên nén bao phim):
Hoạt thạch (Talcum) 75mg; Cao khô hỗn hợp dược liệu 337,5mg tương đương với: Bạch thược 450mg; Bạch truật 450mg; Cam thảo 225mg; Hậu phác 300mg; Hoàng liên 675mg; Mộc hương 600g; Ngũ bội tử 450mg; Xa tiền tử 225mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Công dụng: Hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống.
Chỉ định: Trị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống…Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát
Liều dùng - Cách dùng: Nên uống vào lúc đói
Trẻ 3 - 15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên
Từ 15 tuổi trở lên và người lớn: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337
|