Rối loạn tiền đình là tình trạng nhiều người mắc phải gây khó khăn trong sinh hoạt và làm việc. Tìm hiểu rối loạn tiền đình nên làm gì và ăn gì để có thể giảm triệu chứng?
Rối loạn tiền đình nên làm gì để nhanh hết triệu chứng?
Rối loạn tiền đình là gì?
Mối liên hệ giữa tai trong và não bộ giúp giữ được thăng bằng khi đi ra khỏi giường hoặc đi bộ trên mặt đất không bằng phẳng. Đây được gọi là hệ thống tiền đình.
Nếu mắc bệnh hoặc bị chấn thương làm ảnh hưởng tới hệ thống này thì có thể bị
rối loạn tiền đình.
Triệu chứng thường gặp nhất là bị chóng mặt và khó giữ thăng bằng, đôi khi có thể gặp vấn đề với thính giác và thị lực. Các triệu chứng lặp đi lặp lại và xuất hiện đột ngột khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày.
Xuất hiện triệu chứng rối loạn tiền đình nên làm gì?
Khi có triệu chứng rối loạn tiền đình nên nằm nghỉ ở nơi yên tĩnh
Trong các trường hợp khẩn cấp, khi người bệnh có một số triệu chứng của rối loạn tiền đình như chóng mặt, nôn mửa và mất thăng bằng thì cần khắc phục ngay bằng cách:
-
Đưa người bệnh vào nơi có ánh sáng nhẹ, thoáng khí và yên tĩnh
-
Cho người bệnh nằm gối thấp và giữ phần đầu ổn định
-
Bù nước và điện giải cho cơ thể bằng đường uống, nếu truyền thì cần theo đúng chỉ định của bác sĩ
-
Sử dụng thuốc chống nôn nếu có biểu hiện buồn nôn nhưng cần hỏi trước ý kiến bác sĩ
Tìm hiểu nguyên nhân, phân loại để biết được rối loạn tiền đình nên làm gì?
Để giảm triệu chứng hoa mắt, chóng mặt do rối loạn tiền đình, cần biết được nguyên nhân và phân loại bệnh. Cụ thể:
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tình
Bị chóng mặt tư thế kịch phát nên đi khám bác sĩ
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của chóng mặt tư thế, cảm giác đột ngột quay tròn hoặc lắc lư. Tình trạng này xảy ra khi các tinh thể canxi nhỏ trong tai di chuyển tới khu vực mà chúng không nên có mặt. Hệ quả khiến cho tai trong thông báo tới não rằng bạn đang di chuyển trong khi thực sự thì không.
Nên làm gì?
Khi bị rối loạn tiền đình dạng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính thì cần tới khám bác sĩ để được điều trị thông qua một loạt chuyển động của đầu. Đây là cách để các tinh thể trong tai ở đúng vị trí của chúng.
Viêm tai trong
Bệnh còn gọi là viêm mê cung xảy ra khi một cấu trúc mỏng sâu bên trong tai gọi là mê cung bị viêm. Hệ quả không chỉ ảnh hưởng tới thính giác mà còn liên quan tới khả năng cân bằng đồng thời xuất hiện đau tai, ù tai, có mủ hoặc chất dịch chảy ra từ tai kèm buồn nôn và sốt cao.
Nên làm gì?
Nếu viêm tai trong ảnh hưởng làm rối loạn tiền đình mà nguyên nhân là do vi khuẩn thì có thể cần dùng thuốc kháng sinh. Bác sĩ cũng có thể khuyên sử dung steroid để giảm viêm hoặc thuốc chống nôn để giảm nôn và chóng mặt.
Viêm dây thần kinh tiền đình
Nhiễm vi rút có thể gây rối loạn ảnh hưởng tới dây thần kinh tiền đình dẫn truyền âm thanh và cân bằng thông tin từ tai trong tới não. Triệu chứng phổ biến là chóng mặt, buồn nôn và khó đi lại.
Nên làm gì?
Bạn nên đi khám để được kê thuốc tiêu diệt vi rút gây bệnh trong cơ thể.
Bệnh Meniere
Những người mắc chứng rối loạn này có cơn chóng mặt đột ngột, ù tai, giảm thính lực và cảm giác đầy ở tai. Đó là do có quá nhiều chất lỏng bên trong tai trong, do vi rút, dị ứng hoặc phản ứng miễn dịch. Tình trạng mất thính lực có thể tệ hơn theo thời gian và có thể kéo dài vĩnh viễn trong một số trường hợp.
Nên làm gì?
Một số thay đổi trong cuộc sống như giảm ăn muối, giảm caffein và rượu có thể giúp làm dịu các cơn đau. Trong một số trường hợp người bệnh cần phẫu thuật để giảm các triệu chứng. Các bộ phận của tai trong sẽ bị cắt hoặc loại bỏ để chúng ngừng gửi sai tín hiệu tới não bộ.
>> Xem thêm Nhận thức ngay mối nguy hiểm của tình trạng thiếu máu lên não
Rối loạn tiền đình nên ăn gì?
Để có thể điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả, bên cạnh việc sử dụng thuốc đặc trị theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh cần phải điều chỉnh chết độ ăn, bổ sung dinh dưỡng hợp lý để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Đây là lý do mà cần tìm hiểu kỹ người bệnh rối loạn tiền đình nên ăn gì và không nên ăn gì để có hỗ trợ tốt trong điều trị và phòng ngừa.
Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C có thể cải thiện các triệu chứng tiền đình hiệu quả
Vitamin C có lợi ích rất lớn trong việc tăng cường sức đề kháng và tăng hệ miễn dịch. Bổ sung vitamin C sẽ giúp các triệu chứng rối loạn tiền đình như đau đầu, chóng mặt phần nào thuyên giảm.
Người bệnh có thể bổ sung một số loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, cà chua, dứa, dâu tây hoặc một số loại rau xanh giàu vitamin và khoáng chất như súp lơ xanh, cải xoăn…
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B6
Một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ rối loạn tiền đình là do thiếu hụt vitamin B6. Do đó, người bệnh có thể bổ sung loại vitamin này trong một số loại thức ăn như ngũ cốc, các loại đậu, bí ngô, khoai lang, khoai tây hoặc thịt gà, cá, cam, táo, bơ, chuối, hạnh nhân…
Có thể đưa các loại thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày hoặc ăn xen kẽ trong các bữa phụ đối với người rối loạn tiền đình.
Chọn các thực phẩm giàu vitamin D
Nhiều người rối loạn tiền định bị căng cứng vành tai nên các chuyên gia khuyên rằng nên bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.
Vì vậy, người rối loạn tiền đình cần bổ sung một số thực phẩm giàu vitamin D như cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, nấm, nước cam hoặc các sản phẩm từ đậu nành. Đây là các thực phẩm giúp cho cơ thể tăng cường miễn dịch và nâng cao sức khỏe.
Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D vào bữa ăn hàng ngày để cải thiện triệu chứng rối loạn tiền đình.
Đa dạng hóa chế độ ăn với thực phẩm giàu folate
Nhiều người bị rối loạn tiền đình do khiếm khuyết của hệ thống tiền đình. Vì thế, chuyên gia khuyên nên bổ sung thực phẩm giàu folate để cân bằng hệ tiền đình, giảm triệu chứng.
Một số loại thực phẩm giàu folate như: đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh hay các loại trái cây họ cam, quýt, bưởi… Trong bữa ăn, bổ sung thêm súp lơ xanh, súp lơ trắng, đậu bắp, măng tây… cũng giàu folate tốt cho sức khỏe người bị rối loạn tiền đình.
>> Xem thêm Giải đáp câu hỏi "Rối loạn tiền đình uống thuốc gì?"
Tránh ăn các loại thực phẩm giàu chất béo
Người rối loạn tiền đình nên tránh thức ăn giàu chất béo
Người bệnh rối loạn tiền đình nên tránh ăn các loại thực phẩm giàu chất béo. Bởi chất béo là nguyên nhân chính khiến cho lượng cholesterol trong máu tăng cao. Hệ quả là ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh rối loạn tiền đình.
Người bệnh nên ăn các loại thịt nạc, hạn chế thịt đỏ, ăn thịt gia cầm thì nên bỏ da. Đối với sữa, nên chọn sữa tách béo sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
Sử dụng thuốc Hoạt huyết Đông y cho người bị rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình gây ra đau đầu chóng mặt xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng thiếu máu lên não là một trong những nguyên nhân chính mà nhiều người không biết tới. Chính vì thế mà dùng thuốc hoạt huyết để tăng lưu lượng máu lên não là giải pháp hiệu quả khi gặp phải các triệu chứng này.
Tăng tuần hoàn não giúp tăng oxy, dưỡng chất tới não bộ để dẫn truyền tín hiệu tốt hơn, vì thế mà hệ thống tiền đình hoạt động có hiệu quả hơn.
Hiện đã có bài thuốc hoạt huyết hiệu quả vượt trội của một lương y ở Tây Nguyên. Bài thuốc đã được chuyển giao cho Nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO sản xuất dạng viên nén tiện dụng.
Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Hoạt Huyết Nhất Nhất
Tăng cường lưu thông máu
Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất đã được nghiên cứu lâm sàng:
Nghiên cứu lâm sàng so sánh hiệu quả của thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất với hoạt chất Ginkgo Biloba Egb761 đã được Bộ Y tế nghiệm thu. Kết quả:
- Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất hiệu quả tương đương Ginkgo Biloba Egb761 trong cải thiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, suy giảm trí nhớ.
- Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất Hiệu quả vượt trội Ginkgo Biloba Egb761 trong cải thiện các triệu chứng chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, tê bì chân tay.
Thành phần (Cho 1 viên nén):
672mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
Đương quy (Radix Angeliacae sinensis): 1500mg,
Ích mẫu (Herba Leonuri japonica): 1500mg,
Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae): 1500mg,
Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata): 1500mg,
Xích thược (Radix Paeoniae): 750mg,
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii): 750mg,
Tá dược vừa đủ 1 viên
Chỉ định:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.
Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Trường hợp bệnh nặng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để điều chỉnh liều cho phù hợp. Khi dùng liều cao hơn liều thông thường (không quá 2 lần) phải được sự đồng ý của bác sĩ.
Sản xuất bởi:
Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
|