Viêm lợi trùm là tình trạng viêm mô xung quanh răng khôn. Thường xuất hiện ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc năm 20 tuổi. Các triệu chứng có thể bao gồm đau, sưng, tiết dịch và hôi miệng.
Tìm hiểu về bệnh viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm là gì?
Viêm lợi trùm là bệnh lý răng miệng, xảy ra do nhiễm trùng mô nướu xung quanh hoặc phía trên răng đang mọc hoặc răng mọc một phần.
Các
triệu chứng của viêm lợi trùm điển hình như sưng đau, làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và giảm đáng kể chất lượng cuộc sống hàng ngày. Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển thành nhiễm trùng.
Hiểu đúng về bệnh viêm lợi trùm
Một nghiên cứu năm 2019, được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh viêm lợi trùm (bao gồm các yếu tố xã hội và rủi ro, nhân khẩu học…)
Nghiên cứu đã phát hiện ra một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh viêm lợi trùm, bao gồm:
-
Tỷ lệ mắc bệnh viêm lợi trùm là 4,92% ở những người tham gia nghiên cứu từ 20 đến 25 tuổi.
-
Vệ sinh răng miệng được cho là một yếu tố không đáng kể trong tỷ lệ mắc bệnh.
-
Những người hút thuốc được phát hiện là dễ bị viêm lợi trùm hơn (nhưng tần suất hút thuốc không có tác động).
-
Viêm lợi trùm mạn tính là bệnh thường gặp nhất.
-
Theo thống kê, 95% số ca nhiễm trùng có liên quan đến răng khôn. Vì viêm lợi trùm chủ yếu liên quan đến việc mọc răng khôn nên tình trạng này thường gặp nhất ở những người từ 20 đến 29 tuổi khi quá trình mọc răng khôn có xu hướng xảy ra.
-
Nguy cơ mắc bệnh viêm lợi trùm không liên quan đến giới tính.
Triệu chứng của viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm có thể cấp tính hoặc mãn tính.
Triệu chứng bệnh viêm lợi trùm
Các triệu chứng điển hình của viêm lợi trùm cấp tính (các dấu hiệu xuất hiện đột ngột và triệu chứng viêm nghiêm trọng hơn ở vùng trong miệng bị ảnh hưởng):
-
Sốt, sưng mặt, sưng hạch bạch huyết ở cổ.
-
Đau răng dữ dội, có thể nhói và lan đến tai, họng, khớp thái dương hàm, vùng dưới hàm sau và sàn miệng. Có thể bị đau khi cắn. Đôi khi cơn đau làm mất ngủ.
-
Đỏ và sưng lợi xung quanh răng liên quan.
-
Một số trường hợp lợi chảy dịch mủ khi ấn vào.
-
Cứng hàm, khó chịu khi nuốt.
Các triệu chứng viêm lợi trùm mãn tính hoặc tái phát (biểu hiện với chu kỳ lặp đi lặp lại với triệu chứng nhẹ hơn):
-
Thỉnh thoảng đau âm ỉ hoặc khó chịu nhẹ.
-
Hơi thở hôi do vi khuẩn phân hủy protein trong môi trường này giải phóng các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi có mùi hôi.
-
Vị khó chịu hoặc vị chua trong miệng do dịch mủ tiết ra.
Nguyên nhân gây viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm xảy ra xung quanh răng khôn không mọc được hoặc chỉ mọc một phần. Răng khôn mọc lên một phần có thể để lại một mảng mô nướu tích tụ các mảnh vụn thức ăn và các mảnh vụn khác, thúc đẩy vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng các mô mềm xung quanh gọi là viêm lợi trùm.
Trong một nghiên cứu về hệ vi sinh vật của bệnh viêm lợi trùm có: Actinomyces oris, Eikenella corrodens, Eubacteria nodatum, Fusobacteria nucleatum, Treponema denticola và Eubacteria saburreum hiện diện ở mức độ cao.
Viêm lợi trùm trở nên trầm trọng hơn nếu khoang miệng không được vệ sinh sạch sẽ.
Viêm lợi trùm chủ yếu liên quan đến mọc răng khôn hàm dưới nên tỷ lệ mắc bệnh thay đổi tùy theo đường mọc hoặc vị trí của răng khôn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, mọc răng khôn theo chiều dọc thường liên quan đến viêm lợi trùm so các vị trí khác, nếu mọc theo chiều ngang sẽ làm giảm tỷ lệ viêm lợi trùm.
Các yếu tố hệ thống có thể thúc đẩy hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng viêm lợi trùm. Những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch bị suy giảm, chẳng hạn như những người mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát được hoặc
rối loạn suy giảm miễn dịch, có thể dễ bị viêm lợi trùm hơn.
Ngoài ra, viêm lợi trùm có thể bị kích hoạt hoặc trở nên trầm trọng hơn khi người bệnh bị căng thẳng tinh thần, thể chất, nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc trong kì kinh nguyệt ở phụ nữ.
Cách điều trị viêm lợi trùm
Tùy vào mức độ của tình trạng viêm để bác sĩ đưa ra giải pháp điều trị cho người bệnh viêm lợi trùm.
Vệ sinh răng miệng
Súc miệng bằng nước muối ấm (đặc biệt sau khi ăn để loại bỏ thức ăn và mảnh vụn), vệ sinh răng miệng tỉ mỉ, thường xuyên (bao gồm đánh răng và dùng chỉ nha khoa).
Thuốc giảm đau
Khi bị viêm lợi trùm nếu bị đau, có thể sử dụng thuốc giảm đau như aspirin, acetaminophen hoặc ibuprofen.
Sử dụng thuốc giảm đau khi bị viêm lợi trùm
Thuốc kháng sinh
Khi răng, hàm và má bị sưng đau, có thể điều trị nhiễm trùng bằng kháng sinh (thường là penicillin, trừ khi bạn bị dị ứng).
Tiểu phẫu để cắt bỏ phần lợi trùm
Nếu đau và viêm nặng hoặc nếu viêm lợi trùm tái phát, có thể phẫu thuật để cắt bỏ phần lợi trùm. Để ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám và tình trạng viêm nhiễm sau đó. Thông thường, phẫu thuật cắt bỏ phần lợi trùm được thực hiện bằng dao phẫu thuật, đốt điện, bằng laser.
Nhổ răng khôn
Việc loại bỏ răng liên quan sẽ loại bỏ vùng ứ đọng mảng bám và do đó loại bỏ bất kỳ đợt viêm lượi trùm nào nữa. Nhổ răng khôn được chỉ định khi răng không mọc thêm nữa do bị chèn ép hoặc cứng khớp. Có thể nhổ cả răng khôn hàm trên và hàm dưới để ngăn răng hàm trên cắn vào lợi và gây nhiễm trùng khác.
Lưu ý: Tránh chườm nóng (có thể làm răng sưng tấy) đặc biệt đối với những người có triệu chứng viêm lợi trùm nặng như sốt, sưng cổ hoặc mặt.
Sử dụng dung dịch xịt răng miệng thảo dược khi viêm lợi trùm
Bên cạnh việc chăm sóc răng miệng sạch sẽ, sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ thì một xu hướng mới trong quá trình chữa lành viêm lợi chính là sử dụng dung dịch xịt răng miệng. Kết hợp các thành phần dược liệu như lá trầu không, hoa đu đủ đực… xịt răng miệng giúp hỗ trợ
giảm đau nhức răng hiệu quả do viêm lợi gây ra.
Khi có các biểu hiện viêm lợi bạn nên xịt vào tổn thương mỗi ngày ít nhất 8 lần, cách nhau 2 – 3 giờ, mỗi lần xịt 1 – 2 nhịp.
Xịt răng miệng thảo dược (ví dụ Xịt Răng Miệng Nhất Nhất) hiện có bán tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc.
DS Trần Hiền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/hieu-dung-ve-benh-viem-loi-trum-de-dieu-tri-nhanh-chong-n22661.html
XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT
Giúp giảm nhanh:
● Viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng
● Đau rát, viêm loét miệng
Thành phần:
Kim ngân hoa; Lá trầu không; Hoa đu đủ đực; Lá đào; Natri benzoat, Tinh dầu bạc hà, Nước tinh khiết vừa đủ 20ml.
Công dụng:
- Hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng.
- Hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng.
Cách dùng:
Lắc kĩ trước khi dùng.
- Súc miệng bằng nước ấm trước khi xịt.
- Xịt vào tổn thương ngày ít nhất 8 lần, cách nhau 2-3 giờ, mỗi lần xịt 1-2 nhịp. Giữ lại vài giây và sau đó nuốt. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
- Bệnh nặng có thể xịt nhiều lần hơn.
Chú ý: Thận trọng cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 2 tuổi.
Quy cách đóng gói: Hộp 1 chai x 20ml.
Bảo quản: Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng mặt trời.
Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Sản xuất tại:
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Điện thoại: 1800.6689 (Giờ hành chính); Fax: (0272).3817337
|