Các vết loét miệng thường tự lành. Quá trình chữa lành có thể diễn ra khoảng 1 - 4 tuần tùy loại.
Nếu vết loét miệng khiến bạn chảy máu, trước tiên cơ thể sẽ cố gắng giảm lượng máu mất đi, gọi là cầm máu.
Vết loét nhiệt miệng thường không chảy máu trừ khi bị kích ứng hoặc nhiễm trùng.
Viêm là nguyên nhân khiến các vết loét miệng sưng tấy, có màu đỏ. Bạn cũng có thể cảm thấy đau hoặc nóng rát. Khoảng 1 - 3 ngày sau, một đốm trắng sẽ xuất hiện.
Vết loét đã hình thành hoàn toàn trông giống như một vết sưng tròn màu trắng hoặc vàng với đường viền nổi lên, màu đỏ.
3. Lành da
Sự lành da bắt đầu từ bên ngoài vết loét và tiến dần về phía trung tâm vết loét.
Khi vết loét bắt đầu lành lại, vùng đỏ xung quanh sẽ biến mất. Phần màu trắng ở giữa sẽ có tông màu xám. Những cảm giác như đau và rát sẽ giảm dần.
4. Lành hẳn
Khi mô da mới tiếp tục hình thành, vết sưng sẽ giảm dần và mô sẽ bắt đầu lấy lại vẻ ngoài bình thường.
Làm thế nào để giúp vết loét miệng nhanh lành hơn?
Nên tránh ăn những thực phẩm có thể gây kích ứng vết loét miệng, kéo dài quá trình lành vết thương. Ví dụ như thức ăn cay, mặn và chua. Đồ uống nóng hoặc có ga cũng gây khó chịu, vì vậy hãy cắt giảm những đồ uống này khi bị loét miệng.
Ngoài ra, tránh sử dụng nước súc miệng có chứa cồn và kem đánh răng có chứa natri.
Để đẩy nhanh quá trình lành vết thương và giúp thoải mái hơn, có thể áp dụng các biện pháp sau:
• Dùng thuốc giảm đau không kê đơn (nếu vết loét gây đau và khó chịu)
• Súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày
• Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm để chải kỹ và nhẹ nhàng
• Nếu bạn sử dụng bàn chải đánh răng điện, đừng chải quá mạnh, tránh va chạm vào vết loét.
•
Dùng nước ngậm răng miệng thảo dược sau khi đánh răng để làm
giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt
• Dùng xịt răng miệng thảo dược giúp làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng.
• Có chế độ ăn uống cân bằng, với nhiều thực phẩm giàu sắt, axit folic và vitamin B12 giúp vết loét nhanh lành hơn.
Dùng nước ngậm răng miệng và xịt răng miệng thảo dược giúp vết loét nhanh lành
Ưu điểm của nước ngậm răng miệng và xịt răng miệng thảo dược
Theo y học cổ truyền, có một số loại thảo dược có tác dụng giảm viêm loét miệng, tốt cho sức khỏe răng miệng như Huyền sâm, Cam thảo nam, Lá lấu, Xuyên tiêu, Kim ngân hoa, Lá trầu không, Hoa đu đủ đực, Lá đào…
Phát triển từ các bài thuốc của y học cổ truyền, các chuyên gia nghiên cứu sản xuất đã chế tạo nên các sản phẩm nước ngậm răng miệng thảo dược và dung dịch xịt răng miệng thảo dược.
Nước ngậm răng miệng thảo dược dùng để ngậm sau khi đánh răng. Mỗi lần ngậm khoảng 5-10 phút, trong thời gian ngậm, thi thoảng súc nhẹ để dung dịch len lỏi trong các kẽ răng và khoang miệng. Nước ngậm răng miệng không chỉ giúp làm sạch răng miệng, mà còn hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.
Dung dịch
xịt răng miệng thảo dược dùng để xịt vào tổn thương, vết loét miệng, giúp hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng.
Cả hai sản phẩm này đều có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị viêm loét miệng, nhiệt miệng có thể tham khảo sử dụng.
Vân An
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/hieu-ro-ve-cac-giai-doan-chua-lanh-vet-loet-mieng-n21919.html