Trám răng là thủ thuật phổ biến để bảo vệ cấu trúc răng và men răng. Do đó, nên làm gì để giảm ê răng sau khi trám là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Cách khắc phục tình trạng ê răng sau khi trám
MỤC LỤC
-
Tình trạng ê răng sau khi trám
-
Nguyên nhân gây ê răng sau khi trám
-
Ê răng sau khi trám bao lâu thì khỏi?
-
Nên làm gì để giảm ê răng sau khi trám?
-
Giảm ê răng với Nước ngậm răng miệng thảo dược
|
Tình trạng ê răng sau khi trám
Trám răng còn được gọi là hàn răng, là kỹ thuật nha khoa, sử dụng vật liệu nhân tạo thích hợp để bổ sung vào trong phần mô răng bị thiếu do sứt mẻ, sâu răng hoặc răng thưa.
Mục đích chính là giúp khôi phục hình dạng răng ban đầu, cải thiện chức năng ăn nhai, giúp răng chắc khỏe và hạn chế sâu trở lại.
Hiện nay, trám răng nhìn chung là một thủ thuật được sử dụng rất phổ biến, thời gian thực hiện ngắn, an toàn, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Người bệnh gần như có thể sinh hoạt, ăn uống bình thường ngay sau khi từ phòng khám trở về.
Tuy nhiên, nhiều người thường có tình trạng
ê buốt răng sau khi trám, hầu hết gặp ở các trường hợp khuyết điểm trên răng tương đối lớn.
Trám răng là một trong những thủ thuật nha khoa rất phổ biến
Nguyên nhân gây ê răng sau khi trám
Trên thực tế, trám răng xong bị ê là hiện tượng rất bình thường đến từ việc răng chưa tương thích với miếng trám. Thường nó chỉ xảy ra trong khoảng vài giờ sau đó biến mất.
Nếu tình trạng ê buốt kéo dài tới vài ngày sau đó, nó có thể liên quan tới các nguyên nhân:
-
Ổ vi khuẩn trong răng chưa được làm sạch
-
Răng chưa được điều trị tủy trước khi trám
-
Dị ứng với chất lượng trám răng
-
Áp lực nén của vật liệu trám răng
-
Quy trình không đúng kỹ thuật, trám không triệt để
-
Do tay nghề người thực hiện kém
-
Có khoảng trống giữa răng và vật liệu trám
Ê răng sau khi trám bao lâu thì khỏi?
Trám răng xong bị ê buốt là hiện tượng rất bình thường và phổ biến. Thường thì mức độ ê buốt răng trong trường hợp này không nghiêm trọng, thời gian xuất hiện chỉ kéo dài trong khoảng 1 tuần đầu.
Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy khó chịu kéo dài sang tuần thứ 2, tuy nhiên các cơn đau có xu hướng giảm dần về mức độ.
Sau thời gian này, khách hàng có thể ăn uống bình thường mà không gặp phải bất cứ khó khăn nào.
Nếu tình trạng ê buốt nghiêm trọng, kéo dài tới trên 3 tuần hoặc có xu hướng ảnh hưởng nặng nề hơn, nó có thể là dấu hiệu của một vấn đề răng miệng cần được thăm khám và cải thiện càng sớm càng tốt.
Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn tới các biến chứng như:
-
Viêm tuỷ răng thậm chí mất răng.
-
Gây cộm, cấn khi ăn nhai thức ăn nóng lạnh
-
Tổn thương mô răng, áp xe ổ răng
-
Gây nhiều bệnh lý răng miệng, hô hấp, đường tiêu hoá…
Nên làm gì để giảm ê răng sau khi trám?
Để giải quyết tình trạng ê buốt nhanh chóng, biện pháp hữu hiệu là xác định và
điều trị nguyên nhân dẫn tới ê răng sau khi trám.
Nếu ê răng là do sót tuỷ thì bắt buộc phải tháo miếng trám ra. Sau đó mở lại buồng tuỷ, lấy hết chất hàn và làm sạch ống tủy. Sau khi chắc chắn tuỷ đã được làm sạch thì bác sĩ mới, thực hiện hàn lại từ đầu.
Với các tình trạng ê buốt răng nhẹ, bạn có thể áp dụng một số phương pháp giảm đau tại nhà sau:
-
Sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen...
-
Chườm lạnh ở má ngoài ngay tại vị trí trám răng, thực hiện trong vòng khoảng 10 phút, không nên chườm lâu có thể gây bỏng lạnh.
-
Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc các loại nước súc miệng sát khuẩn để giảm thiểu cảm giác ê buốt.
-
Sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên như gừng, bạc hà… đắp lên vị trí răng ê buốt để giảm tình trạng ê răng.
-
Chế độ ăn uống lành mạnh: Tránh ăn thức ăn và đồ uống lạnh/nóng quá mức để giảm nguy cơ ê buốt. Xây dựng thực đơn ăn uống cân bằng, đầy đủ nhóm chất, hạn chế rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích cũng như hạn chế các loại thức ăn, đồ uống có thể nguy cơ gây nhạy cảm răng.
-
Chăm sóc răng miệng đúng cách: Đánh răng hai lần mỗi ngày bằng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm, kết hợp sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn các tác nhân có thể gây tổn thương răng và nướu.
Cách đánh răng đúng cách
Giảm ê răng với Nước ngậm răng miệng thảo dược
Có một số loại thảo dược đã được chứng minh có tác dụng tốt với các tình trạng răng miệng như huyền sâm, cam thảo nam, lá lấu, xuyên tiêu… Sự kết hợp các thảo dược này tạo nên nước ngậm răng miệng có tác dụng hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua,
làm giảm mảng bám, cao răng.
Khác với nước súc miệng thông thường, khi dùng nước ngậm răng miệng thảo dược đòi hỏi thời gian ngậm dung dịch trong miệng lâu hơn (khoảng 5-10 phút), trong thời gian ngậm thỉnh thoảng súc nhẹ để dung dịch len lỏi trong khoang miệng.
Khi nhổ dung dịch đi có thể thấy chút gợn, cặn. Đó là chất nhầy bám vào răng, niêm mạc miệng, lợi được tẩy sạch. Trong quá trình ngậm, nếu nuốt phải một chút cũng không độc hại gì.
Nước ngậm răng miệng thảo dược hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/lam-the-nao-de-cai-thien-tinh-trang-e-rang-sau-khi-tram-n27561.html
NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT
Thành phần:
Huyền sâm, Cam thảo nam, Lá lấu, Xuyên tiêu, Natri benzoate, Nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
- Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.
- Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.
- Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.
- Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.
Cách dùng:
Mỗi ngày ngậm 1 – 2 lần sau đánh răng.
*Người lớn: Mỗi lần sử dụng 10ml, ngậm trong miệng khoảng 5 phút, trong thời gian ngậm thi thoảng (5 – 10 giây) súc nhẹ, sau đó súc kỹ, nhổ đi. Không ăn, uống hay súc miệng bằng bất kỳ dùng dịch nào khác trong 10 phút sau khi nhổ. Sau 10 phút súc miệng lại bằng nước cho sạch.
*Trẻ em: Dùng ½ liều người lớn
Mỗi đợt sử dụng hỗ trợ điều trị từ 5 – 7 ngày. Có thể dùng nhiều đợt hoặ thường xuyên.
Chú ý: Khi nhổ dung dịch Răng Miệng Nhất Nhất đi có thể thấy chút gợn, cặn. Đó là chất nhầy bám vào răng, niêm mạc miệng, lợi được tẩy sạch. Trong quá trình ngậm, nếu nuốt phải một chút cũng không độc hại gì.
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 120ml.
Điều kiện bảo quản: Nơi khô, dưới 30°C
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
|