Nguyên nhân gây nổi mề đay rất đa dạng và khác nhau ở mỗi người. Nắm được nguyên nhân sẽ giúp chủ động phòng ngừa cũng như giảm mức độ nguy hiểm của bệnh.
Hiểu nguyên nhân giúp phòng tránh và xử lí mề đay hiệu quả hơn
MỤC LỤC
1. Nguyên nhân gây nổi mề đay
2. Nổi mề đay có nguy hiểm không?
3. Điều trị nổi mề đay bằng cách nào?
4. Làm gì để phòng ngừa nổi mề đay?
1. Nguyên nhân gây nổi mề đay
Nổi mề đay là kết quả của quá trình dị ứng, nghĩa là hệ miễn dịch phản ứng quá mức với chất gây dị ứng. Chất này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch, khiến cơ thể giải phóng hoạt chất histamin. Chất này có tác dụng loại bỏ tác nhân gây dị ứng, tuy nhiên cũng khiến cơ thể có phản ứng dị ứng.
Phản ứng dị ứng rất đa dạng, trong đó nổi mề đay và sưng da khá thường gặp, có thể xuất hiện độc lập hoặc đi kèm với dấu hiệu dị ứng khác tùy theo mức độ bệnh. Tình trạng bệnh có thể xảy ra tại một vùng da hoặc trên nhiều vùng da của cơ thể tùy vào lượng tác nhân dị ứng cũng như phản ứng quá miễn của cơ thể.
Tác nhân dị ứng rất đa dạng, một số nguyên nhân thường gặp:
-
Thuốc kháng sinh, thuốc cao huyết áp, thuốc giảm đau (codeine)
-
Thực phẩm (cà chua, trứng, sữa tươi, hải sản…)
-
Phụ gia thực phẩm, chất bảo quản
-
Vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng (giun chó mèo, sán…), vi nấm, nấm mốc
-
Lông động vật (chó, mèo…)
-
Bụi trong nhà, phấn hoa
-
Côn trùng, ong chích
-
Mủ cao su
-
Mỹ phẩm
-
Nhiễm vi rút (cúm, cảm lạnh), nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh celiac và bệnh tiểu đường tuýp 1.
Tác nhân dị ứng gây nổi mề đay rất đa dạng
2. Nổi mề đay có nguy hiểm không?
Thực chất tình trạng nổi mề đay là do dị ứng. Triệu chứng này gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh, ngoài ra cũng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Nổi mề đay lại có thể xảy ra ở nhiều vùng da với diện tích rộng, đôi khi còn đi kèm với triệu chứng khác như: sưng mạch ở khí quản, thở gấp, khó thở, nghẹt thở, tiêu chảy, nôn ói, phù nề não, tụt huyết áp đột ngột,... Tùy theo mức độ phản ứng của cơ thể mà nổi mề đay có thể là lành tính hoặc là dấu hiệu nguy hiểm cần can thiệp.
Mề đay đa số không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và ảnh hưởng sinh hoạt
Các trường hợp nguy hiểm cần can thiệp sớm là khi nổi mề đay đi kèm các dấu hiệu sau:
-
Sưng mạch khí quản và vùng họng dẫn đến khó thở, nghẹt thở, thiếu oxy.
-
Phù nề não dẫn đến tình trạng tinh thần không tỉnh táo, lơ mơ...
-
Giãn mạch nhanh dẫn đến tụt huyết áp đột ngột, người bệnh choáng váng mất cân bằng.
Các dấu hiệu trên có thể nhanh chóng dẫn đến sốc phản vệ và tử vong nếu không kịp thời can thiệp, do vậy không nên chủ quan nếu có dấu hiệu bệnh dị ứng.
Để loại bỏ triệt để
bệnh nổi mề đay, cần tìm ra và loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng. Tuy nhiên việc tìm kiếm được nguyên nhân gây dị ứng là vô cùng khó, vì vậy hầu hết các trường hợp nổi mề đay đều được xử lý triệu chứng để giảm cảm giác khó chịu.
3. Điều trị nổi mề đay bằng cách nào?
-
Tìm và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh
-
Hạn chế gãi, chà xát mạnh trên da
-
Hạn chế dùng các thuốc dễ gây dị ứng trong thời gian bị nổi mề đay như thuốc ức chế men chuyển, aspirin, Codeine...
-
Nghỉ ngơi nhiều, tránh thức khuya, hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao
-
Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tắm và vệ sinh thân thể nhẹ nhàng
-
Mặc quần áo cotton thấm hút mồ hôi tốt
-
Dùng thuốc kháng histamin để ngăn ngừa nổi mề đay
-
Dùng thuốc corticoid giảm đỏ, ngứa, ban sẩn
4. Làm gì để phòng ngừa nổi mề đay?
Để phòng ngừa và giảm nguy cơ tái phát, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
-
Người có cơ địa nhạy cảm nên hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh, cần lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da lành tính, có thành phần thiên nhiên…
-
Người bị nổi mề đay do lạnh cần giữ ấm cơ thể, dùng khăn và áo kín khi thời tiết chuyển mùa lạnh. Ngoài ra, cũng cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, hạn chế tiếp xúc với tác nhân có thể gây dị ứng nổi mề đay như: bụi bẩn, phấn hoa, côn trùng...
-
Tránh mặc quần áo quá chật, làm từ chất liệu dễ gây kích ứng da như: da lộn, bố, len... chà xát trực tiếp lên da.
-
Giữ vệ sinh cơ thể tốt, dùng đồ bảo hộ như quần áo dài, găng tay, ủng... khi di chuyển đến vùng ẩm ướt, có nhiều côn trùng.
-
Hạn chế sinh hoạt trong môi trường có độ ẩm thấp như dùng máy lạnh, điều hòa... khiến da bị khô và dễ bị kích ứng hơn.
-
Khi nổi mề đay nên xử lý sớm bằng các loại kem bôi phù hợp, nên lựa chọn các loại kem có nguồn gốc dược liệu an toàn lành tính để tránh tình trạng dị ứng thuốc xảy ra ngoài ý muốn. Ví dụ như: Kem Nhất Nhất.
Kem bôi đông y thành phần dược liệu giúp mề đay giảm khó chịu
Nếu tình trạng nổi mề đay thường xuyên tái phát và không tìm được nguyên nhân chính xác, hãy đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán. Bác sĩ có thể thông qua khai thác tiền sử bệnh, dấu hiệu, thói quen sinh hoạt... cùng các xét nghiệm để xác định dị nguyên.
DS Nguyễn Thập
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/ly-giai-nguyen-nhan-noi-me-day-de-dieu-tri-va-phong-ngua-dung-cach-n22522.html
Kem Nhất Nhất
Giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, cho tổn thương nhanh lành
Thành phần:
Lá trầu không, Lá đào, Bạch chỉ, Lá lấu, Hoàng bá, Xoan trà, Trà xanh, Lô hội, Dầu vừng. Phụ liệu: Propylen glycol, methyl paraben, propyl paraben, parafin, cetyl alcohol, glycerol monostearate, polyethylene glycol stearate, nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
-
Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
-
Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.
-
Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non.
-
Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.
-
Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt.
Cách dùng:
-
Vết thương, vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 3-4mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần.
-
Vết thương, vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành.
-
Vết thương, vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần.
-
Mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, nấm ngứa, viêm da, giời leo (zona), vẩy nến, eczema, sưng tấy do côn trùng đốt: bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.
Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. Cụm CN Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An.
Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337
|