Giời leo không chỉ gây đau đớn, đau dây thần kinh mà còn dẫn đến sẹo, mất thẩm mỹ. Tìm hiểu cách điều trị và chăm sóc khi bị bệnh giời leo.
Bệnh giời leo có thể để lại sẹo xấu
Bị giời leo là bệnh gì?
Bệnh giời leo (còn gọi là bệnh zona thần kinh) là bệnh nhiễm trùng do virus varicella zoster gây ra – loại virus gây bệnh thủy đậu.
Những người mắc bệnh thủy đậu, sau khi khỏi bệnh, virus vẫn tồn tại suốt đời trong các tế bào, hạch thần kinh ở trạng thái không hoạt động. Khi gặp điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể suy nhược… virus sẽ bùng phát thành bệnh zona.
Theo bác sĩ Lê Thái Vân Thanh – Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, zona thần kinh là căn bệnh ngoài da thường gặp, tuy không đe dọa tính mạng nhưng làm giảm thẩm mỹ. Nếu không được điều trị, bệnh còn gây nhiều biến chứng như đau dây thần kinh, suy nhược, trầm cảm, mệt mỏi, khó ngủ, ăn không ngon, khó tập trung…
>> Xem thêm Review kem thảo dược giảm nhanh các nốt mẩn ngứa ở cổ
Bệnh giời leo còn gọi là bệnh zona thần kinh
Nhận biết triệu chứng bệnh giời leo
Virus nhân lên và lan truyền theo dây thần kinh và gây viêm, khiến các vùng da xung quanh bị phồng rộp, phát ban. Các sợi thần kinh bị tổn thương sẽ không thể gửi tín hiệu từ da đến não như bình thường được. Các thông điệp trở nên nhiễu loạn, phóng đại, tạo ra đau đớn. Vết phát ban, phồng rộp có thể kéo dài từ hai đến ba tuần, nhưng cơn đau dây thần kinh có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.
Nhận biết một số dấu hiệu điển hình của bệnh giời leo:
-
Da nổi ban đỏ, sau đó biến thành mụn nước từng chùm
-
Các mụn nước căng, có dịch trong
-
Sau vài ngày, dịch trong sẽ chuyển đục dần rồi thành mủ
-
Mụn vỡ ra, hình thành vảy và bong dần
-
Vảy bong ra, để lại sẹo lấm tấm màu trắng
-
Đau bỏng rát vùng da bị tổn thương
-
Ngứa, châm chích, cảm giác như kim châm ở vùng da bị tổn thương
-
Sốt từ 38 – 39 độ do đau, viêm và mệt mỏi
-
Có thể kèm theo chóng mặt, ù tai, suy giảm thị lực
Khi bị nổi giời leo nên làm gì?
1. Tránh gãi ngứa
Giời leo là bệnh lây truyền. Việc dùng tay tiếp xúc vào vùng da bị bệnh rồi sờ vào những vùng da khác có thể khiến bệnh lây lan ra nhiều hơn. Do đó, tuyệt đối không dùng tay để gãi khi bị ngứa ngáy, khó chịu.
Gãi khi bị giời leo có thể khiến bệnh lây lan, để lại vết thâm
2. Dùng thuốc Tây
Khi có các dấu hiệu của giời leo, người bệnh nên đi khám để được điều trị càng sớm càng tốt. Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc đặc hiệu điều trị bệnh giời leo. Không có phác đồ điều trị chung cho tất cả mọi người. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc để giảm các triệu chứng:
-
Thuốc chống virus để ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh
-
Thuốc kháng sinh nếu có tình trạng bội nhiễm phòng nhiễm khuẩn
-
Thuốc kháng viêm, thuốc chống phù nề để giảm sưng và viêm vùng da phát ban
-
Thuốc giảm đau thần kinh nếu người bệnh bị đau đớn, mất ngủ
-
Thuốc kháng histamin giúp giảm ngứa ngáy
-
Thuốc tăng cường miễn dịch dùng phối hợp để nâng cao sức đề kháng
3. Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống không phải là biện pháp điều trị, nhưng sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng bệnh.
Người bị giời leo nên hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo, rượu bia, ngũ cốc tinh chế, bởi những thực phẩm này sẽ làm tăng đường huyết, tăng nhiễm trùng và khiến tổn thương trên da lâu lành.
Người bị giời leo nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, vitamin B6 và B12 giúp các vết mụn nước nhanh lành hơn.
4. Áp dụng các biện pháp tự nhiên
Dân gian có nhiều mẹo giúp trị giời leo như dùng đậu xanh, rau sam, nhọ nồi.
Cách dùng đậu xanh
Giã hoặc xay nhuyễn hạt đậu xanh, trộn với nước vo gạo rồi đắp lên mảng da bị giời leo. Thực hiện cách này liên tục 2 lần/ngày cho tới khi các vết mụn nước khô lại.
Cách dùng cây nhọ nồi
Nhọ nồi cũng là một vị thuốc khá phổ biến trong Đông y. Giã nát một nắm lá nhọ nồi tươi, rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị giời leo, vùng da này sẽ sớm khô và lành lại.
Có thể dùng cây nhọ nồi để trị giời leo
Cách dùng rau sam
Rau sam có tính mát, kháng khuẩn rất tốt nên cũng thường được sử dụng để trị giời leo. Giã một nắm rau sam, rồi đắp lên vùng da bị giời leo khoảng 3-4 lần/ngày.
Lưu ý là trong suốt quá trình áp dụng các mẹo dân gian, cần đảm bảo nguyên liệu sạch, để tránh gây nhiễm trùng thêm.
Với bệnh giời leo ở trẻ em, thường khó áp dụng các mẹo dân gian. Do trẻ nhỏ hiếu động, chạy nhảy liên tục, nên sẽ không muốn và khó để các nguyên liệu này trên da trong một thời gian.
>> Xem thêm Cẩm nang bệnh zona thần kinh: Triệu chứng, biến chứng và nguy cơ mắc bệnh
5. Dùng kem bôi thảo dược
Nếu không muốn áp dụng các mẹo dân gian, có một cách đơn giản, tiện lợi và hiệu quả hơn là sử dụng kem bôi da thảo dược. Đây cũng là giải pháp được nhiều người áp dụng hiện nay.
Kem bôi da thảo dược tiêu biểu như Kem thảo dược của Nhất Nhất có thành phần gồm các loại thảo dược như lá trầu không, lá đào, bạch chỉ, lá lấu, hoàng bá, xoan trà, trà xanh, lô hội, kết hợp thêm dầu vừng có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
Sản phẩm còn giúp làm dịu, nhanh lành viết thương, chóng lên da non, hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.
Cách dùng Kem thảo dược cho vùng da bị giời leo
-
Nên rửa vùng da tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô
-
Bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng
-
Ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.
Ngoài giời leo (zona), sản phẩm còn giúp làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa do côn trùng đốt, giúp làm dịu và nhanh lành vết bỏng.
Kem thảo dược có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị bệnh giời leo có thể tham khảo sử dụng.
Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/ngan-ngua-seo-do-benh-gioi-leo-nho-kem-thao-duoc-n18804.html
Kem Nhất Nhất
Giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, cho tổn thương nhanh lành
Thành phần:
Lá trầu không, Lá đào, Bạch chỉ, Lá lấu, Hoàng bá, Xoan trà, Trà xanh, Lô hội, Dầu vừng. Phụ liệu: Propylen glycol, methyl paraben, propyl paraben, parafin, cetyl alcohol, glycerol monostearate, polyethylene glycol stearate, nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
-
Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
-
Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.
-
Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non.
-
Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.
-
Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt.
Cách dùng:
-
Vết thương, vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 3-4mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần.
-
Vết thương, vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành.
-
Vết thương, vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần.
-
Mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, nấm ngứa, viêm da, giời leo (zona), vẩy nến, eczema, sưng tấy do côn trùng đốt: bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.
Chú ý: khi vết thương, bỏng đã khô, lên da non thành 1 màu đỏ có các hạt nhỏ li ti thì không được bôi, băng (như lúc đầu) mà mỗi ngày chỉ bôi nhẹ 1 lần như bôi kem dưỡng da là được. Bôi cho đến khi vùng bị bệnh trở lại làn da bình thường thì thôi.
Bảo quản:
Nơi khô, dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời.
Hạn dùng:
36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày SX ghi trên hộp sản phẩm.
Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. Cụm CN Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An.
Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337
|