Nổi mẩn ngứa ở cổ có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu cào gãi mạnh tay. Để giảm nhanh ngứa và mẩn đỏ, có thể dùng kem bôi chiết xuất từ các loại thảo dược quý.
Nổi mẩn ngứa ở cổ có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu cào gãi mạnh tay
Triệu chứng nổi mẩn ngứa ở cổ
Nổi mẩn ngứa ở cổ là một phản ứng viêm có thể xảy ra ở phía sau, phía trước và hai bên cổ. Các triệu chứng cụ thể phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Mẩn trên da có thể có màu đỏ, nâu hoặc tím, kèm theo ngứa, nóng, đau, mụn nước…
Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa ở cổ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mẩn ngứa, tiêu biểu như:
Côn trùng đốt
Một số loại côn trùng đốt gây mẩn ngứa trên da như muỗi, kiến, bọ ve, chấy rận, rệp...
Nhiễm trùng
-
Vi rút: Nhiễm vi rút có thể dẫn đến phát ban cổ. Ví dụ bệnh zona, thủy đậu, sởi…
-
Vi khuẩn: Trong một số trường hợp, nhiễm trùng do vi khuẩn như giang mai có thể khiến phát ban phát triển và lan đến cổ. Các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác như chốc lở, ban đỏ cũng gây nổi mẩn ở cổ.
-
Nấm: Các bệnh nhiễm nấm như nấm ngoài da, lang ben đều có thể dẫn đến mẩn ngứa vùng cổ.
-
Ký sinh trùng: Nhiễm ký sinh trùng sẽ gây phát ban ở nhiều vùng trên cơ thể, tùy thuộc vào nơi ký sinh trùng xâm nhập. Một bệnh nhiễm ký sinh trùng phổ biến dẫn đến mẩn ngứa ở cổ là bệnh ghẻ.
Nổi mẩn ở cổ có thể do nhiễm vi rút, vi khuẩn hay ký sinh trùng
Dị ứng
Phản ứng dị ứng cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến nổi mẩn ngứa. Có thể là dị ứng mỹ phẩm, dị ứng phấn hoa, mạt bụi hay thức ăn...
Vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
Nổi mẩn ngứa ở cổ có thể cảnh báo một tình trạng sức khỏe nguy hiểm nào đó, điển hình như bệnh tiểu đường, viêm màng não, viêm khớp dạng thấp, xuất huyết...
Nếu là do những vấn đề sức khỏe này, ngoài mẩn ngứa ở cổ, người bệnh sẽ thấy xuất hiện nhiều triệu chứng khác kèm theo.
Vấn đề về da
Nhiều vấn đề ở da gây nổi mẩn ngứa, như:
-
Bệnh vẩy nến
-
Bệnh chàm
-
Viêm nang lông
-
Mụn
-
Bệnh hồng ban
Bị nổi mẩn ngứa ở cổ có cần đi bệnh viện không?
Không phải tất cả trường hợp nổi mẩn ngứa trên da đều cần đi khám bệnh. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu mẩn ngứa không biến mất trong vòng một tuần, lan từ cổ đến các vùng khác trên cơ thể hoặc cản trở khả năng hoàn thành công việc hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên đến bệnh viện để được khám nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như:
-
Vết ngứa đau dữ dội
-
Mẩn ngứa có mụn nước to
-
Chất lỏng màu vàng hoặc màu xanh chảy ra từ nốt mẩn ngứa
-
Sốt cao
-
Khó thở
-
Sưng ở cổ hoặc mặt
-
Mẩn ngứa lan sang các vùng khác trên cơ thể
Vết mẩn ngứa gây sưng đau thì nên đến gặp bác sĩ
Các phương pháp điều trị mẩn ngứa ở cổ
Điều trị phát ban cổ phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây ra.
Nếu nguyên nhân do vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
Nếu nguyên nhân là do bệnh tiểu đường hay viêm khớp dạng thấp, thì việc điều trị và kiểm soát tình trạng bệnh sẽ giúp giảm mẩn ngứa trên da.
Nếu nguyên nhân do dị ứng
Phát ban do dị ứng thường hết sau khi ngừng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Bạn cũng có thể điều trị bằng thuốc kháng histamin và kem bôi thảo dược để giảm triệu chứng ngứa ngáy.
Nếu nguyên nhân do các vấn đề về da
Có nhiều bệnh da liễu không thể điều trị được dứt điểm, như bệnh vẩy nến và bệnh hồng ban. Với các vấn đề da khác, có thể cần nhiều phương pháp phối hợp để giảm mẩn ngứa.
-
Corticosteroid dạng bôi
-
Liệu pháp ánh sáng tia cực tím (còn gọi là quang trị liệu)
-
Thuốc bôi để ngăn chặn hoạt động của hệ thống miễn dịch
-
Vitamin D3 dạng bôi
-
Benzoyl peroxide dạng bôi
-
Kem kháng sinh dạng bôi
-
Kem bôi thảo dược giảm mẩn ngứa và nhanh liền da
Bôi kem giúp giảm mẩn ngứa ở cổ
Kem thảo dược – loại kem giúp giảm mẩn ngứa trên da
Trên thị trường có nhiều sản phẩm dạng kem bôi có tác dụng giảm mẩn ngứa và nhanh liền da. Tuy nhiên, được tin dùng nhiều hơn cả là các sản phẩm kem thảo dược, do đặc tính an toàn, không gây tác dụng phụ, có thể dùng được cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm Kem Nhất Nhất – do Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất.
Sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như Lá trầu không, Lá đào, Bạch chỉ, Lá lấu, Hoàng bá, Xoan trà, Trà xanh, Lô hội, Dầu vừng... có công dụng:
-
Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau
-
Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng
-
Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non
-
Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo
-
Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt
Cách dùng kem thảo dược để giảm mẩn ngứa trên da:
Với vết mẩn ngứa, lở ngứa, mề đay, nấm ngứa, viêm da, giời leo (zona), vẩy nến, eczema, sưng tấy do côn trùng đốt, nên bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.
Chú ý: khi vết thương đã khô, lên da non thành 1 màu đỏ có các hạt nhỏ li ti thì bôi nhẹ 1 lần như bôi kem dưỡng da là được. Bôi cho đến khi vùng bị mẩn ngứa trở lại làn da bình thường thì thôi.
Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Giá tham khảo: khoảng 75.000 VNĐ. Sản phẩm có dạng tuýp nhỏ 10g, dễ dàng mang theo để sử dụng khi cần thiết.
Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
KEM NHẤT NHẤT
Giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, cho tổn thương nhanh lành
Thành phần:
Lá trầu không, Lá đào, Bạch chỉ, Lá lấu, Hoàng bá, Xoan trà, Trà xanh, Lô hội, Dầu vừng. Phụ liệu: Propylen glycol, methyl paraben, propyl paraben, parafin, cetyl alcohol, glycerol monostearate, polyethylene glycol stearate, nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.
Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non.
Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.
Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt.
Cách dùng:
Vết thương, vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 3-4mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần.
Vết thương, vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành.
Vết thương, vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần.
Mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, nấm ngứa, viêm da, giời leo (zona), vẩy nến, eczema, sưng tấy do côn trùng đốt: bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.
Chú ý: khi vết thương, bỏng đã khô, lên da non thành 1 màu đỏ có các hạt nhỏ li ti thì không được bôi, băng (như lúc đầu) mà mỗi ngày chỉ bôi nhẹ 1 lần như bôi kem dưỡng da là được. Bôi cho đến khi vùng bị bệnh trở lại làn da bình thường thì thôi.
Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT.
Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337
|