Đau thần kinh tọa dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng đau lưng do những nguyên nhân khác. Nhận biết đúng đau thần kinh tọa sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn.
Nhận biết tình trạng đau thần kinh tọa để điều trị kịp thời
MỤC LỤC:
-
Đau thần kinh tọa là gì?
-
Triệu chứng đau thần kinh tọa
-
Phân biệt đau thần kinh tọa với các tình trạng đau lưng khác
-
Ai dễ bị đau thần kinh tọa?
-
Các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
-
Chẩn đoán đau thần kinh tọa
-
Các biến chứng do đau thần kinh tọa
-
Điều trị đau thần kinh tọa bằng cách nào?
|
Đau thần kinh tọa là gì?
Đau thần kinh tọa là tình trạng đau lưng do vấn đề về dây thần kinh tọa.
Đây là một dây thần kinh lớn chạy từ lưng dưới xuống phía sau mỗi chân. Khi có vật gì đó làm tổn thương hoặc gây áp lực lên dây thần kinh tọa, sẽ gây đau ở vùng thắt lưng lan xuống hông, mông và chân.
Cơn đau do dây thần kinh tọa lan xuống hông, mông và chân
Triệu chứng đau thần kinh tọa
Triệu chứng phổ biến nhất của đau thần kinh tọa là đau lưng dưới kéo dài qua hông, mông và xuống một chân.
Cơn đau thường chỉ ảnh hưởng đến một chân và có thể trở nên tồi tệ hơn khi ngồi, ho hoặc hắt hơi. Đôi khi chân cũng cảm thấy tê, yếu hoặc ngứa ran.
Các triệu chứng đau thần kinh tọa có xu hướng xuất hiện đột ngột và kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần.
Phân biệt đau thần kinh tọa với các tình trạng đau lưng khác
Đau lưng do rất nhiều nguyên nhân gây ra, như căng cơ lưng hay các tình trạng viêm xương khớp khác.
Điểm khác biệt lớn nhất của đau lưng do đau thần kinh tọa đó là: cơn đau sẽ lan xuống hông, mông chân và bàn chân. Nó có thể giống như một cơn chuột rút ở chân kéo dài nhiều ngày.
Ai dễ bị đau thần kinh tọa?
Hầu hết những người bị đau thần kinh tọa đều ở độ tuổi từ 30 đến 50.
Phụ nữ có thể dễ gặp vấn đề này hơn khi mang thai do áp lực lên dây thần kinh tọa từ tử cung đang dần to ra khi thai nhi phát triển.
Các nguyên nhân khác bao gồm thoát vị đĩa đệm và viêm khớp, thoái hóa cột sống…
Các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân phổ biến nhất của đau thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm. Đĩa đệm dễ bị yếu đi khi có tuổi và dễ bị chấn thương hơn. Đôi khi phần trung tâm giống như gel của đĩa đệm bị đẩy qua lớp lót bên ngoài và ảnh hưởng đến rễ của dây thần kinh tọa.
Hẹp ống sống
Sự hao mòn tự nhiên của đốt sống có thể dẫn đến hẹp ống sống. Sự thu hẹp này sẽ gây áp lực lên rễ thần kinh tọa.
Hẹp cột sống phổ biến hơn ở người lớn trên 60 tuổi.
Đau dây thần kinh tọa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
Khối u cột sống
Trong một số ít trường hợp, đau thần kinh tọa có thể do khối u bên trong hay dọc theo tủy sống hoặc dây thần kinh tọa. Khi khối u phát triển sẽ gây áp lực lên các dây thần kinh phân nhánh từ tủy sống.
Viêm khớp cùng chậu
Viêm một hoặc cả hai khớp cùng chậu, nơi cột sống dưới nối với xương chậu gây đau ở mông, lưng dưới và thậm chí lan xuống một hoặc cả hai chân.
Cơn đau trầm trọng hơn khi đứng hoặc leo cầu thang trong thời gian dài.
Viêm khớp cùng chậu thường là do viêm khớp, chấn thương, mang thai hoặc nhiễm trùng.
Chấn thương hoặc nhiễm trùng
Các nguyên nhân khác gây đau thần kinh tọa bao gồm viêm cơ, nhiễm trùng hoặc chấn thương, chẳng hạn như gãy xương.
Nói chung, bất kỳ tình trạng nào gây kích ứng hoặc chèn ép dây thần kinh tọa đều có thể gây ra các triệu chứng.
Chẩn đoán đau thần kinh tọa
Để xác định xem bạn có bị đau thần kinh tọa hay không, bác sĩ sẽ hỏi cơn đau bắt đầu như thế nào và chính xác nó nằm ở đâu. Bạn có thể được yêu cầu ngồi xổm, đi bằng gót chân hoặc ngón chân hoặc nâng cao chân mà không uốn cong đầu gối.
Những xét nghiệm cơ này có thể giúp bác sĩ xác định xem dây thần kinh tọa có bị kích thích hay không.
Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu chụp MRI để có thêm thông tin về vị trí và nguyên nhân khiến dây thần kinh bị kích thích. MRI cho thấy sự liên kết của đĩa đệm đốt sống, dây chằng và cơ. Chụp CT sử dụng thuốc nhuộm tương phản cũng cung cấp hình ảnh hữu ích về tủy sống và dây thần kinh. Xác định nguyên nhân gây đau thần kinh tọa sẽ giúp hướng dẫn quá trình điều trị.
Chụp X-quang giúp xác định các bất thường về xương nhưng không thể phát hiện các vấn đề về thần kinh.
Có nhiều xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán đau thần kinh tọa
Các biến chứng do đau thần kinh tọa
Hầu hết các trường hợp đau thần kinh tọa đều biến mất trong vòng vài ngày hoặc vài tuần và không gây tổn hại lâu dài.
Tuy nhiên, một số ít trường hợp bị mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột, nếu không được điều trị.
Điều trị đau thần kinh tọa bằng cách nào?
Chườm giảm đau
Chường nóng và chườm lạnh đều có thể giúp giảm đau thần kinh tọa. Chườm nóng hoặc chườm đá trong khoảng 20 phút cứ sau 2 giờ. Bạn hãy thử nghiệm xem cách nào mang lại cảm giác nhẹ nhõm hơn hoặc thử xen kẽ giữa hai cách.
Dùng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp giảm đau thần kinh tọa trong thời gian ngắn. Acetaminophen và thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như aspirin, ibuprofen và naproxen là những lựa chọn phổ biến hơn cả.
Duy trì vận động
Vận động thực sự có thể giúp giảm viêm và đau. Chuyên gia vật lý trị liệu có thể chỉ cho bạn cách nhẹ nhàng kéo giãn gân kheo và lưng dưới.
Tập thái cực quyền hoặc yoga có thể giúp ổn định vùng bị đau và tăng cường sức mạnh. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên đi bộ đoạn đường ngắn.
Tiêm steroid
Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh cần tiêm steroid vào vùng cột sống để giảm viêm. Nó đưa thuốc trực tiếp đến khu vực xung quanh dây thần kinh tọa.
Tiêm steroid giúp giảm viêm do đau thần kinh tọa gây ra
Phẫu thuật
Nếu chứng đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm và vẫn gây đau dữ dội sau 4 đến 6 tuần thì bác sĩ thường khuyên nên phẫu thuật.
Bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần đĩa đệm bị thoát vị để giảm áp lực lên dây thần kinh tọa. Khoảng 90% bệnh nhân sẽ giảm đau thần kinh tọa nhờ loại phẫu thuật này.
Đau thần kinh tọa do hẹp cột sống cũng cần phải phẫu thuật.
Phục hồi chức năng đau thần kinh tọa
Sau phẫu thuật lưng, thông thường người bệnh sẽ cần tránh lái xe, nâng vật nặng hoặc cúi người về phía trước trong khoảng một tháng.
Bác sĩ cũng khuyên người bệnh nên tập vật lý trị liệu để giúp tăng cường cơ bắp ở lưng. Sau khi quá trình khôi phục hoàn tất, bạn có thể quay lại tất cả các hoạt động thông thường của mình.
Liệu pháp bổ sung
Có bằng chứng cho thấy châm cứu, xoa bóp, tập yoga và điều chỉnh chỉnh hình cũng giúp làm giảm
đau lưng.
Dùng thuốc xương khớp Đông y
Đông y có bài thuốc xương khớp có hiệu quả với tình trạng đau thần kinh tọa. Bài thuốc với thành phần là các dược liệu như đương quy, đỗ trọng, cẩu tích, đan sâm, liên nhục, tục đoạn, thiên ma, cốt toái bổ, độc hoạt, sinh địa, uy linh tiên, thông thảo, khương hoạt, hà thủ ô đỏ…
Với công dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp, bài thuốc có công hiệu với tình trạng đau thần kinh tọa, viêm khớp, chân tay tê bại, hỗ trợ điều trị thoái hóa, phòng ngừa bệnh tái phát.
Hiện nay, bài thuốc đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Xương Khớp Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Xương Khớp Đông y (ví dụ: Xương Khớp Nhất Nhất) hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị
đau thần kinh tọa do các vấn đề xương khớp có thể tham khảo lựa chọn.
Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/nhan-biet-con-dau-than-kinh-toa-va-hinh-anh-chan-doan-ro-nhat-n23694.html
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO,
Thuốc XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT
Điều trị hiệu quả các chứng phong tê thấp: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đau lưng, đau thần kinh tọa, tê bại chân tay; Hỗ trợ điều trị thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả bệnh tái phát.
Thành phần: (cho một viên nén bao phim)
645mg cao khô tương đương: Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 750mg, Đỗ trọng (Cortex Eucommiae) 600mg, Cẩu tích (Rhizoma Cibotii) 600mg, Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae) 450mg, Liên nhục (Semen Nalumbinis nuciferae) 450mg, Tục đoạn (Radix Dipsaci) 300mg, Thiên ma (Rhizoma Gastrodiae elatae) 300mg, Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae) 300mg, Độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis) 600mg, Sinh địa (Radix Rehmanniae glutinosae) 600mg, Uy linh tiên (Radix et Rhizoma Clematidis) 450mg, Thông thảo (Medulla Tetrapanacis papyrifery) 450mg, Khương hoạt (Rhizoma et Radix Notopterygii) 300mg, Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae) 300mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: Bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
Chỉ định: Trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại. Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống.
Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Chống chỉ định - Thận trọng:
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai.
Thận trọng: Phong thấp thể nhiệt.
Liều dùng - cách dùng: Uống thuốc sau khi ăn
- Người lớn: ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2 viên.
- Trẻ em từ 8-15 tuổi: ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên.
Chống chỉ định - Tác dụng không mong muốn- sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Không sử dụng cho phụ nữ có thai. Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ cho con bú.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 16/2022/XNQC/YDCT ngày 10/10/2022
|