Bé bị viêm tiểu phế quản sẽ khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Cùng tìm hiểu đâu là nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị cho trẻ từ 3 tháng tuổi.
Bé bị viêm tiểu phế quản có thể khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng
Bé bị viêm tiểu phế quản là gì?
Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến ở trẻ em, hầu hết xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Đây là bệnh thường do vi rút gây viêm tiểu phế quản gây ra.
Trong nhiều trường hợp, vi rút gây viêm tiểu phế quản sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ biến chứng nào khác. Tuy nhiên, nếu như tình trạng nhiễm trùng gia tăng thì trẻ cần đi khám và sử dụng thuốc.
Viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi nên cha mẹ cần phải nhận biết được các triệu chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đồng thời phụ huynh cũng cần biết cách xử trí khi con mình gặp phải dấu hiệu nhiễm bệnh.
>> Xem thêm Viêm tiểu phế quản là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Triệu chứng dễ nhận biết của viêm tiểu phế quản ở trẻ
Viêm tiểu phế quản ban đầu thường chỉ có các triệu chứng tương tự với cảm lạnh thông thường như ho và chảy nước mũi. Trong những ngày tiếp theo, các triệu chứng sẽ tăng nặng hơn. Viêm tiểu phế quản thường gây sốt nhẹ kèm theo ho khan dai dẳng. Nhịp thở của bé cũng trở nên nhanh hơn so với bình thường và khi nghe lồng ngực có thể thấy tiếng khò khè. Trẻ nhỏ cũng có thể cảm thấy khó thở và khó bú mẹ hơn bình thường.
Các triệu chứng của viêm tiểu phế quản của trẻ nhỏ:
-
Bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
-
Sốt nhẹ.
-
Ho khan kéo dài hơn ba tuần.
-
Thở khò khè.
-
Hơi thở ngừng lại rất nhanh.
-
Trẻ chán ăn hơn so với bình thường.
-
Giảm lượng nước tiểu ở bỉm so với trước do uống ít nước.
-
Nôn mửa sau khi bú mẹ
-
Cáu kỉnh, khó chịu.
Các triệu chứng khi bé bị viêm tiểu phế quản sẽ tệ nhất trong khoảng ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 của đợt nhiễm trùng và sau đó bắt đầu tốt hơn. Trong hầu hết trường hợp nhiễm bệnh, các triệu chứng khá nhẹ và thường sẽ cải thiện tốt lên trong khoảng từ hai đến ba tuần.
Tuy vậy, phụ huynh cần theo dõi sát sao tình trạng của bé và lập tức đưa trẻ đi khám nếu như các triệu chứng có dấu hiệu tăng nặng hơn. Bởi viêm tiểu phế quản ở trẻ 3 tháng hoặc nhỏ hơn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn.
>> Xem thêm Tổng hợp các thông tin cần biết về viêm phế quản mãn tính
Nguyên nhân dẫn tới viêm tiểu phế quản
Hình ảnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ
Tiểu phế quản là những đường dẫn khí nhỏ nhất trong phổi của bạn. Viêm tiểu phế quản là khi một loại vi rút lây nhiễm vào các tiểu phế quản gây ra nhiễm trùng, gây sưng và viêm. Chất nhầy tích tụ trong các ống phế quản này khiến không khí khó lưu thông tự do khi ra vào phổi.
Hầu hết trường hợp viêm tiểu phế quản là do vi rút hợp bào hô hấp (RSV) gây ra. RSV là một loại vi rút phổ biến chỉ lây nhiễm cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Các đợt bùng phát RSV thường xảy ra vào mùa đông hằng năm và trẻ có thể bị tái nhiễm. Bởi dù đã nhiễm RSV nhưng kháng thể không có khả năng tạo miễn dịch lâu dài. Viêm tiểu phế quản cũng có thể xuất phát từ các loại vi rút khác gây ra như vi rút gây bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường.
Các loại vi rút gây viêm tiểu phế quản rất dễ lây. Bạn có thể lây bệnh qua các giọt nhỏ trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Bạn cũng có thể bị mắc bệnh nếu dùng chung đồ dùng với người từng nhiễm bệnh như: đồ chơi, khăn tắm, đồ dùng hàng ngày.
Các biến chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ sinh non khi bị viêm tiểu phế quản dễ gặp biến chứng nghiêm trọng hơn
Một số trường hợp, triệu chứng của viêm tiểu phế quản ở trẻ có thể nghiêm trọng. Một số trường hợp trẻ bị khó thở nghiêm trọng và cần điều trị tại bệnh viện. Một số biến chứng tiềm ẩn khác bao gồm mất nước và có thể dẫn tới viêm phổi cấp.
Một số trẻ gặp phải các tình trạng sau dễ gặp biến chứng nặng hơn:
-
Trẻ sinh non
-
Gặp bệnh bẩm sinh về tim hoặc phổi
-
Trẻ suy giảm miễn dịch
-
Có tiếp xúc với khói thuốc lá
-
Trẻ không được bú sữa mẹ
-
Tiếp xúc với nhiều trẻ em khác, như ở trường mầm non hoặc nhóm trẻ
-
Có anh chị em đi học và mang bệnh về nhà
Các biến chứng có thể xảy ra gồm:
-
Mất nước nếu bé không được cung cấp đủ chất lỏng hoặc không giữ nước trong cơ thể.
-
Môi hoặc da tím tái, chuyển màu xanh do trẻ không nhận đủ oxy.
-
Suy hô hấp nặng nếu trẻ không thở được.
-
Nhiễm trùng thứ phát gây ra viêm phổi.
Dù biến chứng viêm tiểu phế quản rất hiếm gặp nhưng điều quan trọng là bạn sẽ phải nhận biết được chúng để đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời. Điều trị bổ sung đôi khi cần thiết để tránh cho bé gặp biến chứng nghiêm trọng.
Viêm tiểu phế quản thông thường không gây ra bất kỳ tình trạng nào kéo dài nhưng ảnh hưởng có thể tồn tại một thời gian sau khi tình trạng nhiễm trùng đã được trị dứt điểm. Các tế bào mỏng lót đường thở có thể mất thời gian để phục hồi, vì vậy sau đó trẻ có thể tiếp tục ho hoặc thở khò khè trong vài tháng ngay cả khi các triệu chứng khác đã biến mất.
Khi nào trẻ bị viêm tiểu phế quản cần đi khám?
Cần đưa trẻ đi khám khẩn cấp nếu bé có một số triệu chứng nặng
Các dấu hiệu trẻ cần đi khám bệnh nếu bị viêm tiểu phế quản là:
-
Sốt kéo dài trên 38°C
-
Ăn chỉ bằng nửa suất ăn bình thường
-
Không đi tiểu trong 12 giờ
-
Thở rất gấp
-
Có vẻ mệt mỏi hoặc cáu kỉnh bất thường
Khi bé có một trong các dấu hiệu trên hoặc triệu chứng viêm tiểu phế quàn kéo dài hơn một tuần thì cần đi khám bác sĩ ngày để được chẩn đoán kịp thời.
Biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản tại nhà
Máy xông hơi có thể giúp giảm các triệu chứng khi bé bị viêm tiểu phế quản
Phần lớn trẻ nhỏ bị viêm tiểu phế quản đều có thể tự khỏi mà không cần phương pháp điều trị y tế đặc biệt nào.
Đối với những trẻ vẫn có thể bú mẹ, uống sữa hoặc ăn dặm như bình thường khi bị viêm tiểu phế quản thì hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Bố mẹ nên bỏ túi một số mẹo sau giúp trẻ nhanh chóng giảm triệu chứng và khỏi bệnh:
-
Khi trẻ bị ho và có tích tụ đờm thì mẹ nên dùng máy xông hơi sương mát. Không khí ẩm có thể giúp thở dễ dàng hơn và giảm ho. Không cho thuốc vào máy xông hơi và thay nước mỗi ngày và vệ sinh máy xông hơi giữa các lần.
-
Nếu trẻ bị nghẹt mũi, hãy dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ. Có thể sử dụng máy hút mũi trẻ em để rửa mũi cho bé.
-
Khi trẻ bị sốt, mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38°5 C. Tuy nhiên nên chú ý:
-
Đối với trẻ trên 2 tháng chỉ sử dụng hạ sốt chứa acetaminophen (Efferagal, Paracetamol, Hapacol).
-
Đối với trẻ trên 6 tháng có thể sử dụng hạ sốt chứa acetaminophen hoặc ibuprofen.
-
Không được cho trẻ nhỏ uống aspirin hoặc thuốc chứa aspirin.
-
Không được cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong.
-
Cho trẻ uống nhiều chất lỏng với lượng nhỏ và thường xuyên hơn. Đối với trẻ dưới 6 tháng thì nên bú sữa mẹ hoặc sữa công thức nhiều lần và lượng nhỏ để tránh nôn trớ.
Nếu bạn đưa trẻ đi khám bác sĩ thì cần cho trẻ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định đơn thuốc bác sĩ kê. Cần theo dõi các triệu chứng bệnh của bé để tái khám nếu trẻ có dấu hiệu bất thường.
>> Xem thêm Ngứa họng không ho liệu có phải đã nhiễm Covid-19
Cách phòng ngừa viêm tiểu phế quản
Để ngăn ngừa lây lan vi rút gây viêm tiểu phế quản cho trẻ nhỏ, bạn cần:
-
Thường xuyên rửa tay trước khi chạm vào trẻ nhỏ và cầm nắm thức ăn. Rửa tay sau khi hắt hơi, ho, đi vệ sinh hoặc thay tã. Yêu cầu thành viên trong gia đình cũng thực hiện tương tự.
-
Hắt hơi hoặc ho vào khăn giấy hoặc khuỷu tay áo, quay lưng lại với mọi người.
-
Không dùng chung các vật dụng cá nhân như núm vú giả, khăn tắm, bàn chải, cốc uống nước, bình sữa, dĩa hoặc thìa.
-
Thường xuyên rửa sạch và khử khuẩn đồ chơi cho bé.
-
Tránh bé khỏi những ai bị cảm lạnh.
-
Giữ cho bé ở nhà không tới trường mầm non khi bé bị ốm.
Sử dụng xịt họng thảo dược giúp giảm ho khi bé bị viêm tiểu phế quản
Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chưa nên sử dụng xịt họng thảo dược giảm ho khi bị viêm tiểu phế quản
Xịt họng thảo dược tác dụng tại chỗ giúp cắt cơn ho, dịu cổ họng đối với trẻ nhỏ bị viêm tiểu phế quản. Đặc biệt do nguồn gốc từ thiên nhiên nên khi sử dụng cho trẻ không lo tác dụng phụ khi dùng lâu dài.
Tuy nhiên, xịt họng thảo dược được ưu tiên sử dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên bởi trẻ nhỏ hơn có thể bị khó chịu khi xịt. Bố mẹ nên xịt cho bé ngày 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt từ 2 – 4 nhịp khi trẻ khó chịu, muốn ho.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại xịt họng thảo dược tuy nhiên tìm được sản phẩm có hiệu quả không hề đơn giản. Nên lựa chọn sản phẩm có thành phần thảo dược tự nhiên và được nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO sản xuất, tiêu biểu như Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Cha mẹ có thể tham khảo cho bé bị viêm tiểu phế quản sử dụng để hỗ trợ giảm ho, dịu cổ họng.
Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/nhan-biet-ngay-dau-hieu-be-bi-viem-tieu-phe-quan-va-cach-xu-tri-n2719.html
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất
Nếu xịt đúng cách thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút
Nếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác
Hỗ trợ:
Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản
Thành phần:
Xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào, natri benzoate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Cách sử dụng:
Xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
Chú ý:
- Để tăng hiệu quả, trước khi xịt cần rửa họng như nhau: nuốt vài miếng thức ăn khô (không dầu mỡ) cho trôi dịch nhầy ở họng, sau đó nuốt vài ngụm nước ấm.
- Xịt Họng Nhất Nhất thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút, nếu không xin gọi hotline để được tư vấn cách dùng cho hiệu quả.
Quy cách đóng gói:
Hộp 1 chai x 20ml.
Sản xuất tại:
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Điện thoại: 1800.6689 Fax: (0272).3817337
|