Nhiệt miệng bao lâu thì khỏi là thắc mắc của không ít người, bởi vết loét gây đau rát, xót khi ăn uống, ảnh hưởng lớn đến khả năng nói chuyện và giao tiếp.
Nhiệt miệng bao lâu thì khỏi là thắc mắc của nhiều người
Nhiệt miệng (còn gọi là vết loét áp tơ) là vết loét nông ở vùng miệng, thường là mặt trong của môi, lợi, má trong, lưỡi. Vết loét có kích thước khoảng 1-2mm. Ban đầu xuất hiện 1 hoặc vài đốm trắng nhỏ, nổi lên trên niêm mạc miệng. Đốm trắng sẽ dần to ra và vỡ, tạo thành
vết loét niêm mạc miệng.
Nhiệt miệng bao lâu thì khỏi?
Nhiệt miệng thường tự khỏi mà không cần điều trị. Thông thường, các vết loét sẽ xuất hiện và biến mất trong khoảng 7-10 ngày, tùy từng người và mức độ mà bệnh có thể khỏi nhanh hay chậm.
Tuy vậy, có nhiều trường hợp nhiệt miệng kéo dài hơn 2 tuần không khỏi, gây biến chứng áp xe trong miệng. Áp xe tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
Nhiệt miệng thường biến mất trong khoảng 7-10 ngày
Tại sao nhiệt miệng lâu khỏi?
Có 3 nguyên nhân khiến nhiệt miệng mãi không khỏi:
Thứ nhất: Hiểu sai nguyên nhân nên chỉ ăn thực phẩm có tính mát
Nhiều người lầm tưởng nhiệt miệng là do bị nóng trong người nên tích cực bổ sung đồ ăn thức uống có tính mát, thanh nhiệt. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây nhiệt miệng chưa được xác định rõ, các yếu tố nguy cơ có thể là lo âu, căng thẳng, suy giảm miễn dịch, thay đổi nội tiết tố, thức ăn cay nóng nhiều gia vị. Chấn thương niêm mạc miệng như do đánh răng mạnh, thủ thuật nha khoa hay do tự cắn vào miệng… cũng có thể gây ra vết loét miệng.
Thứ hai: Chủ quan không điều trị sớm
Nhiệt miệng vốn lành tính, không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe, chỉ gây đôi chút bất tiện trong việc ăn uống và nói chuyện nên nhiều người lơ là, chủ quan, không điều trị sớm. Nếu để lâu ngày, vết loét có thể bị viêm, tấy đỏ, đau đớn, gây sốt và nổi hạch cổ.
Thứ ba: Điều trị sai cách
Nhiều người khó chịu với cảm giác đau xót miệng nên tìm mọi cách điều trị nhanh nhất, như dùng thuốc cam không rõ nguồn gốc, thuốc chống viêm chứa corticoid (uống và bôi), thuốc kháng sinh…
Thuốc corticoid dùng kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như bội nhiễm miệng, trẻ chậm phát triển, người lớn có nguy cơ loãng xương. Còn thuốc kháng sinh dùng không đúng chỉ định và liều lượng có thể gây kháng kháng sinh, khiến vi khuẩn kháng thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh sau này. Hơn thế nữa, thuốc kháng sinh chỉ điều trị bệnh do vi khuẩn, không có tác dụng với bệnh do virut và các vấn đề khác. Thuốc kháng sinh còn làm mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, gây tiêu chảy do thuốc.
>> Xem thêm Bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng gì cho mau khỏi?
Thuốc corticoid dùng kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ
Các biện pháp điều trị nhiệt miệng
Với một vài vết nhiệt miệng nhỏ, vết loét nông, có thể áp dụng các cách sau:
-
Chọn bàn chải đánh răng có lông mềm
-
Đánh răng nhẹ nhàng nhưng đảm bảo đủ 2 phút/lần, ngày 2 lần
-
Tránh dùng nước súc miệng có chứa cồn vì cồn sẽ gây kích ứng vết loét
-
Nên dùng nước ngậm răng miệng thảo dược để hỗ trợ làm sạch miệng tối ưu, nhanh lành vết loét
-
Tránh thực phẩm cay, nóng, quá mặn hay quá ngọt để không làm trầm trọng thêm tình trạng nhiệt miệng
-
Uống nhiều nước lọc, trà thảo mộc, nước ép rau, hoa quả. Tránh uống rượu bia và các thức uống có chứa chất kích thích.
Với nhiều vết nhiệt miệng mãi không khỏi, ngoài các biện pháp hỗ trợ điều trị như trên, bạn nên thực hiện thêm các biện pháp như dưới đây:
-
Dùng nguyên liệu tự nhiên: Ngậm mật ong hoặc lấy tăm thấm mật ong bôi vào vết loét; Giã nát lá cỏ mực lấy nước cốt rồi bôi vào vết loét; Ngậm nước trà xanh trong miệng để sát trùng vết thương…
-
Gel bôi nhiệt miệng: Có một số loại gel bôi giúp tạo lớp màng bảo vệ, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, giúp làm giảm đau rát, khó chịu
-
Thuốc giảm đau, chống viêm: Dùng trong trường hợp vết loét đau nhức, rất khó chịu…
Dùng nước ngậm răng miệng thảo dược giúp giảm vết loét miệng
Nước Ngậm Răng Miệng Nhất Nhất – hỗ trợ làm giảm viêm loét miệng do nhiệt
Nước Ngậm Răng Miệng Nhất Nhất có thành phần thảo dược tự nhiên, giúp hỗ trợ làm sạch răng miệng, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt, bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện.
Khác với nước súc miệng thông thường, khi dùng nước ngậm răng miệng cần phải ngậm trong miệng khoảng 5-10 phút. Thời gian ngậm trong miệng lâu giúp dung dịch làm sạch và hỗ trợ sát khuẩn miệng, nhờ vậy sẽ giúp nhanh lành vết loét. Do có thành phần thảo dược tự nhiên nên trong quá trình ngậm, nếu nuốt phải một chút cũng không độc hại gì.
Vân Anh
Theo Giáo dục & Thời đại
NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT
Thành phần:
Huyền sâm, Cam thảo nam, Lá lấu, Xuyên tiêu, Natri benzoate, Nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
• Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.
• Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.
• Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.
• Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.
Cách dùng:
Mỗi ngày ngậm 1 – 2 lần sau đánh răng. Bệnh nặng có thể ngậm nhiều lần hơn
*Người lớn: Mỗi lần sử dụng 10ml, ngậm trong miệng khoảng 5 -10 phút, trong thời gian ngậm thi thoảng (cứ 15 - 20 giây) súc nhẹ, sau đó súc kỹ, nhổ đi. Không ăn, uống hay súc miệng bằng bất kỳ dùng dịch nào khác trong 10 phút sau khi nhổ. Sau 10 phút súc miệng lại bằng nước cho sạch.
*Trẻ em: Dùng ½ liều người lớn
Mỗi đợt sử dụng hỗ trợ điều trị từ 5 – 7 ngày. Có thể dùng nhiều đợt hoặc thường xuyên.
Chú ý: Khi nhổ dung dịch Răng Miệng Nhất Nhất đi có thể thấy chút gợn, cặn. Đó là chất nhầy bám vào răng, niêm mạc miệng, lợi được tẩy sạch. Trong quá trình ngậm, nếu nuốt phải một chút cũng không độc hại gì.
Điện thoại: 1800.6689 (Trong giờ hành chính). Fax: (0272) 3.817.337
|