Đau vai gáy khó thở là tình trạng khi người bệnh gặp phải các cơn đau và cảm giác cứng cổ vai gáy, kèm theo dấu hiệu khó thở hoặc cảm thấy nặng ngực.
Triệu chứng này thường xuất hiện khi các cơ và dây chằng ở vùng vai gáy bị căng cứng, dẫn đến khó khăn trong việc thở và vận động.
Nguyên nhân gây đau vai trái khó thở
Có nhiều
nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau vai khó thở. Hiểu rõ được nguyên nhân sẽ tìm được biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa phù hợp.
Bệnh lý xương khớp và dây chằng
Hội chứng cổ vai cánh tay, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa khớp vai có thể gây ra sự tổn thương và viêm ở các khớp xương xung quanh cổ vai gáy.
Các vấn đề cơ bắp
Căng cơ, co cơ, viêm sụn sườn hay chuột rút có thể gây ra đau và khó thở ở vùng cổ vai gáy.
Bệnh lý tim mạch
Đau thắt ngực, đau tim, cuồng nhĩ, nhồi máu cơ tim hay bệnh lý viêm màng ngoài tim có thể gây ra những cơn đau nhói ở giữa ngực hoặc phía bên trái, đau có thể lan tới xương bả vai. Bệnh nhân có tình trạng đau vai trái khó thở.
Tư thế hoạt động hàng ngày
Ngồi một chỗ quá lâu, nâng vật nặng sai cách, làm việc máy tính sai cách, thay đổi tư thế đột ngột, căng thẳng, stress kéo dài đều có thể dẫn đến cơn đau bả vai trái kèm khó thở.
Các bệnh lý hô hấp
Thuyên tắc phổi, viêm phổi, hen phế quản, COPD, ung thư phổi, u Pancoast gây suy giảm chức năng hô hấp và khiến người bệnh cảm thấy khó thở. Ngoài ra tổn thương trên phổi có thể lan sang các dây thần kinh cạnh đó, gây chèn ép và xuất hiện những cơn đau ngực, lan sang bả vai và cổ.
Hội chứng lối thoát ngực
Rối loạn xảy ra khi có chấn thương, sự chèn ép, kích thích thần kinh và mạch máu tại vùng cổ thấp hay ngực trên gây khó thở và những cơn đau vùng ngực, vai gáy.
Những nguyên nhân khác
Nén dây thần kinh, sỏi mật, chấn thương… cũng có thể là lý do hình thành cơn đau bả vai trái và khó thở.
Đau vai trái khó thở có nguy hiểm không?
Mặc dù ảnh hưởng tới hoạt động và sinh hoạt hàng ngày, làm giảm khả năng lao động và sức bền đáng kể, đau vai trái khó thở không phải lúc nào cũng là vấn đề đáng ngại.
Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra và tiến triển bệnh cũng như tần suất, cường độ các cơn đau.
Trong một vài trường hợp nếu không điều trị, nó có thể trở thành những vấn đề đe dọa tính mạng đặc biệt là các bệnh lý tim mạch, hô hấp.
Đau vai trái do các vấn đề xương khớp có thể gây biến chứng cản trở khả năng vận động thậm chí dẫn đến tàn tật và mất khả năng lao động.
Cải thiện tình trạng đau vai trái khó thở như thế nào?
Bên cạnh việc sử dụng thuốc giảm đau và các thuốc điều trị bệnh lý nguyên nhân cụ thể, các biện pháp phục hồi chức năng và chăm sóc tại nhà đóng vai trò rất quan trọng đối với việc giảm nhẹ các cơn đau và làm chậm tiến triển bệnh.
Một số biện pháp thường được áp dụng để
giảm cơn đau vai trái và khó thở tại nhà bao gồm:
-
Nghỉ ngơi và thư giãn: Đảm bảo bạn nghỉ ngơi đúng cách và tránh hoạt động gây căng thẳng cho vùng vai gáy. Thư giãn và nghỉ ngơi có thể giúp giảm căng thẳng và giảm đau.
-
Chườm nóng hoặc lạnh: Chườm nóng và chườm lạnh luân phiên giúp giảm đau và giãn cơ.
-
Thuốc giảm đau và chống viêm: Sử dụng thuốc như ibuprofen hoặc paracetamol để giảm đau và viêm. Tuy nhiên, hãy tuân thủ đúng liều lượng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
-
Vật lý trị liệu: Các phương pháp vật lý trị liệu như massage, cố định cơ bắp và tập thể dục có thể giúp giảm đau và cải thiện sự linh hoạt của vùng vai gáy.
-
Thay đổi tư thế: Chọn tư thế ngủ thích hợp như nằm thẳng lưng, nâng đầu bằng gối để giảm căng thẳng tại cổ vai gáy. Bên cạnh đó đảm bảo tư thế khi làm việc, ngồi và đứng đúng cách để tránh căng thẳng tại vùng cổ vai gáy.
-
Bấm huyệt và xoa bóp: Bấm huyệt và xoa bóp cổ vai gáy có thể giúp giảm căng thẳng cơ bắp và tăng cường lưu thông máu.
-
Dùng thuốc xương khớp Đông y trong trường hợp bị đau vai trái do bệnh xương khớp.
Bấm huyệt và xoa bóp giúp giảm đau vai trái và cải thiện tình trạng khó thở
Giảm đau vai trái nhờ thuốc xương khớp từ thảo dược
Nguyên nhân đau vai gáy theo quan niệm y học cổ truyền đều bắt nguồn từ việc tạng phủ tổn thương, lão hóa, chấn thương, sinh hoạt không điều độ, khí huyết kém khiến kinh lạc bị tắc nghẽn gây đau.
Cân cơ không được nuôi dưỡng đầy đủ lâu ngày gây ra bệnh.
Vì thế, phương pháp điều trị chính là giảm triệu chứng, thông kinh lạc, hoạt huyết, trục ứ kết hợp với tăng cường chức năng tạng phủ, điều hòa khí huyết, phục hồi cân bằng âm dương trong cơ thể. Cơ thể khỏe mạnh, khí huyết lưu thông dễ dàng là gốc để cải thiện sức khỏe.
Đông y có bài thuốc xương khớp có tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp phối hợp từ các vị thuốc tốt cho bệnh xương khớp như đương quy, đỗ trọng, cẩu tích, đan sâm, liên nhục, tục đoạn, thiên ma, cốt toái bổ, độc hoạt, sinh địa, uy linh tiên, thông thảo, khương hoạt, hà thủ ô đỏ…
Nhờ tác dụng 4 trong 1, bài thuốc thường được dùng trong các tình trạng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp,
viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại; hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống; hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Bài thuốc xương khớp này đã được chuyển giao sản xuất thành Thuốc Xương Khớp dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Xương Khớp dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/nhung-nguyen-nhan-pho-bien-gay-dau-vai-trai-kho-tho-n27206.html