Chảy nước mũi màu xanh, đặc quánh, có mùi hôi là một tình trạng bất thường, phản ánh tình trạng tổn thương xảy ra tại khu vực mũi xoang.
Tế bào bạch cầu đa nhân là một phần của hệ miễn dịch, chịu trách nhiệm vây bắt và tiêu diệt các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể.
Trong quá trình hoạt động, chúng gia tăng hoạt tính của một loại enzyme tiêu diệt vi sinh vật. Enzyme này có màu xanh lá cây, vì vậy nếu dịch nước mũi chuyển sang màu xanh, nó cho thấy hệ miễn dịch của bạn đang hoạt động hiệu quả.
Xác bạch cầu và vi sinh vật sau đó được loại bỏ ra ngoài theo chất nhầy bên trong mũi, khiến nước mũi trở nên đặc quánh, dính và có mùi tanh.
Tuy nhiên, màu xanh của chất nhầy từ mũi cũng có thể do vi khuẩn tấn công gây nhiễm khuẩn mũi xoang. Chúng bao gồm vi khuẩn hiếu khí Serratia marcescens, Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis....
Một số bệnh lý đường hô hấp trên có triệu chứng sổ mũi, nước mũi màu xanh như:
Xác của các tế bào bạch cầu bị chết cùng với sự bài viết của vi khuẩn và virus khiến cho dịch nhầy từ mũi có màu xanh.
Viêm xoang nếu không được điều tri kịp thời, có thể dẫn tới tổn thương tại các vị trí khác như viêm tai giữa, viêm họng, viêm phổi…
Viêm mũi là tình trạng niêm mạc mũi bị tấn công, viêm, sưng tấy, chảy nước mũi và nghẹt mũi.
Có hai dạng viêm mũi là viêm mũi dị ứng khi mũi tiếp xúc với chất gây dị ứng và nhiễm trùng mũi do vi khuẩn hoặc virus tấn công.
Tai-mũi-họng là một hệ thống các khoang được nối thông với nhau, do đó nhiễm trùng tại một vị trí bất kỳ, như viêm họng, có thể lan tới mũi.
Khi đó, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng viêm mũi, bao gồm chảy nước mũi màu xanh và nghẹt mũi.
-
Các bệnh lý nhiễm khuẩn khác
Một số tình trạng nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra như viêm tai giữa, viêm tai ngoài, viêm tai giữa cấp tính,… đều có thể gây ra nhiễm khuẩn mũi xoang và làm cho nước mũi có màu xanh.
Đặc biệt cần cẩn trọng nếu người bệnh có xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác như thở khò khè, khó thở…. Đây là đó là
dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm đường hô hấp và viêm phổi.
Khi nào cần đến bệnh viện?
Người bệnh cần được thăm khám tại bệnh viện ngay nếu có tình trạng sau:
-
Chảy nước mũi có chứa máu
-
Chảy dịch trong suốt sau khi chấn thương vùng đầu
-
Đau xoang, dịch màu xanh hoặc vàng, kèm theo sốt kéo dài trên 10 ngày.
Trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi cần được khám, điều trị và theo dõi bởi các bác sĩ nhi khoa. Cha mẹ không nên để bé ở nhà tự chăm sóc hoặc tự ý mua thuốc cho trẻ uống. Điều này vô cùng nguy hiểm cho trẻ.
Làm thế nào để xử lý tình trạng chảy nước mũi xanh?
Để có thể điều trị hiệu quả, nhanh chóng và dứt điểm tình trạng chảy mũi có màu xanh, cần xác định rõ nguyên nhân để có phương pháp phù hợp.
Điều trị bằng thuốc
Một số loại thuốc thường được kê đơn, nhằm điều trị triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh cụ thể, bao gồm:
-
Kháng sinh hoặc thuốc kháng virus
-
Thuốc chống viêm giảm đau
-
Thuốc chống dị ứng kháng histamin
-
Thuốc nhỏ mũi chống sung huyết
-
Xịt thông mũi
-
Các thuốc khác: thuốc ho, thuốc long đờm,
Điều trị không dùng thuốc
Bên cạnh việc sử dụng các thuốc thích hợp, người bệnh cũng nên thực hiện các biện pháp dưới đây để làm dịu các triệu chứng và cải thiện tình trạng khó chịu tốt hơn:
Bổ sung đủ nước có tác dụng làm loãng dịch nhầy, giúp loại bỏ chúng ra khỏi mũi, cải thiện tình trạng tắc nghẽn dễ dàng và hiệu quả hơn.
Uống nhiều nước còn giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả và tránh mệt mỏi.
Nhiệt độ từ nước nóng có tác dụng làm giãn nở các lỗ chân lông và mạch máu, nhờ đó giúp đường thở trở nên thông thoáng hơn.
Hơi nước dễ dàng len lỏi vào sâu bên trong vị trí tắc nghẽn, làm loãng dịch chất nhầy bên trong lỗ mũi. Người bệnh có thể xì ra một cách dễ dàng.
Để tăng thêm hiệu quả, có thể thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà, tinh dầu quế,..
Một số loại trà được cho là rất tốt cho người bị ngạt mũi, sổ mũi như trà xanh, trà gừng, trà mật ong,..
Sử dụng một cốc trà mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe như: tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi, đổ mồ hôi để loại bỏ độc tố gây bệnh ra bên ngoài, làm loãng dịch nhày và đờm...
-
Vệ sinh mũi với nước muối
Nước muối có đặc tính sát khuẩn nhẹ, giúp loại bỏ vi khuẩn và làm loãng dịch nhầy trong mũi hiệu quả.
Việc vệ sinh mũi bằng nước muối hoặc dung dịch rửa mũi có tác dụng làm sạch và thông thoáng đường thở, làm dịu tổn thương và kích ứng. Từ đó giúp giảm tình trạng tiết dịch nhầy quá nhiều.
Giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi với Dung dịch vệ sinh mũi
Vệ sinh mũi thường xuyên với dung dịch vệ sinh mũi là một trong những cách giúp giảm ngạt mũi, làm loãng dịch nhầy và ngăn tình trạng “thò lò mũi xanh”.
Dung dịch vệ sinh mũi với thành phần bao gồm muối, nước khoáng với nhiều khoáng chất có nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc, giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp
phòng ngừa và giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.
Với thiết kế đầu xịt phun sương, tạo áp lực đủ lớn để các hạt nước li ti đi sâu vào trong khoang mũi, phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ.
Dung dịch vệ sinh mũi có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị nghẹt mũi, sổ mũi, khô rát mũi, họng do viêm mũi xoang cấp, mạn tính, viêm đường hô hấp trên, cảm cúm có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/nuoc-mui-xanh-vach-ro-nguyen-nhan-va-cach-xu-tri-hieu-qua-n27639.html