Tắm xong bị cảm lạnh là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là trong thời tiết lạnh. Dưới đây là một số nguyên nhân và biện pháp xử lý và phòng tránh khi gặp vấn đề này.
Tắm xong bị cảm lạnh là tình trạng phổ biến
MỤC LỤC:
-
Nguyên nhân gây cảm lạnh sau khi tắm
-
Các biện pháp phòng tránh tắm xong bị cảm lạnh
-
Đang bị cảm lạnh có nên tắm không?
-
Cách xử trí nếu tắm xong bị cảm lạnh
|
Nguyên nhân gây cảm lạnh sau khi tắm
Có nhiều yếu tố tác động gây ra tình trạng bị cảm lạnh sau khi tắm, trong đó phải kể đến:
Sự thay đổi nhiệt độ
Khi chuyển từ môi trường nóng bên trong nhà tắm sang môi trường lạnh bên ngoài sau khi tắm, cơ thể dễ bị sốc nhiệt độ, gây ra các
triệu chứng của cảm lạnh.
Tắm xong bị cảm lạnh cũng có thể gặp ở trạng thái thời tiết nóng nực, người nhiều mồ hôi và người bệnh lại lựa chọn tắm nước lạnh.
Giảm miễn dịch
Việc tiếp xúc với nước lạnh có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể, làm cho cơ thể dễ bị virus xâm nhập và gây cảm lạnh.
Khoảng thời gian tắm
Nếu bạn tắm quá lâu trong nước nóng, da có thể bị khô và mất đi lớp dầu tự nhiên, làm giảm khả năng giữ ấm cơ thể.
Độ ẩm của không khí
Trong mùa đông hoặc ở những nơi có độ ẩm thấp, không khí khô có thể làm cho đường hô hấp của bạn trở nên nhạy cảm và dễ bị kích thích, dẫn đến cảm lạnh.
Tắm xong bị cảm lạnh do nhiều nguyên nhân
Các biện pháp phòng tránh tắm xong bị cảm lạnh
Để tránh trường hợp tắm xong bị cảm lạnh, hãy ghi nhớ và thực hiện một số lưu ý sau đây:
Giữ ấm sau khi tắm
Sử dụng khăn mềm và ấm để lau khô cơ thể ngay sau khi tắm để giữ ấm và tránh cho cơ thể không bị sốc nhiệt độ.
Không tắm quá lâu
Ngâm mình trong nước có thể giúp bạn thư giãn, nhưng hãy lưu ý không tắm quá lâu, đặc biệt trong nước ấm. Bạn nên tắm nhanh để giảm nguy cơ mất nước và làm khô da.
Không ngâm mình quá lâu trong nước để tránh bị cảm lạnh
Dưỡng ẩm sau khi tắm
Sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm để giữ cho da mềm mại và ngăn ngừa tình trạng khô da.
Tăng đề kháng
Ăn uống cân đối, giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường
hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây cảm lạnh.
Tạo không gian không quá chênh lệch nhiệt độ giữa phòng tắm và bên ngoài
Ví dụ, nên đóng kín các cửa ra vào, cửa nhà tắm khi đi tắm, tránh để gió lùa.
Đang bị cảm lạnh có nên tắm không?
Nếu bạn đã bị cảm lạnh, việc tắm có thể tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn và cách cơ thể phản ứng với việc tắm trong tình trạng bệnh.
Dưới đây là một số điểm cần xem xét khi quyết định liệu bạn nên tắm khi đang cảm lạnh hay không:
-
Tình trạng sức khỏe: Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và yếu do cảm lạnh, có thể tốt nhất là nên nghỉ ngơi thay vì tắm. Tắm có thể làm mất thêm năng lượng, làm suy giảm khả năng phục hồi của bạn.
-
Triệu chứng cảm lạnh: Nếu bạn có triệu chứng như sốt cao, đau cơ, đau đầu, hoặc đau họng, việc tắm có thể làm tăng nguy cơ cho vi khuẩn lây lan và làm cho triệu chứng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
-
Loại nước tắm: Nếu bạn vẫn muốn tắm khi cảm lạnh, bạn nên tắm bằng nước ấm. Trong nước tắm nên có một số dược liệu làm ấm như tinh dầu tràm, nước gừng…
-
Thời gian tắm: Nếu bạn quyết định tắm khi bị cảm lạnh, hãy tắm thật nhanh và tránh việc ngâm mình trong nước quá lâu. Việc ngâm mình trong nước quá lâu có thể làm mất nước từ da và làm giảm khả năng giữ ấm của cơ thể.
Cách xử trí nếu tắm xong bị cảm lạnh
Nếu bạn đã bị cảm lạnh sau khi tắm, nên tìm cách giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi và bổ sung nước đầy đủ. Nếu tình trạng không cải thiện sau vài ngày hoặc có triệu chứng nghiêm trọng hơn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Nếu bạn đã bị cảm lạnh sau khi tắm, dưới đây là một số biện pháp bạn có thể thực hiện để giảm triệu chứng và nhanh chóng phục hồi sức khỏe:
-
Giữ ấm
Điều quan trọng sau khi bị cảm lạnh là giữ ấm cơ thể. Hãy mặc quần áo ấm và sử dụng chăn để giữ cơ thể ấm áp.
-
Nghỉ ngơi đầy đủ
Đảm bảo bạn có đủ thời gian nghỉ ngơi để cho cơ thể có thể đối phó với bệnh tình và phục hồi nhanh chóng.
-
Uống nhiều nước
Duy trì việc uống nước đầy đủ giúp làm ẩm đường hô hấp. Các trường hợp cảm bị sốt, uống nước cũng giúp cơ thể mau chóng hạ nhiệt, tránh mất nước.
-
Vệ sinh mũi họng
Sử dụng dung dịch vệ sinh mũi họng để giảm vi khuẩn, virus trong đường hô hấp và giảm cảm giác khó chịu trong cổ họng.
-
Dinh dưỡng cân bằng
Ăn uống đầy đủ và cân đối để cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn trong việc chống lại bệnh.
-
Xông hơi
Xông hơi giải cảm là phương pháp phổ biến. Có thể đun một số loại lá xông như lá bưởi, tía tô, sả… hoặc dùng một số loại tinh dầu như tinh dầu tràm, khuynh diệp giúp thông mũi, dễ thở hơn.
-
Dùng thuốc Đông y trị cảm
Đông y có nhiều bài
thuốc trị cảm lạnh hiệu quả, tiêu biểu như bài thuốc phát tán phong hàn từ các vị thuốc như cam thảo, hương phụ, phòng phong, sinh khương, tía tô, trần bì, kinh giới, mạn kinh tử, tần giao, xuyên khung…
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Giải Cảm Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Giải Cảm Đông y dạng viên nén (ví dụ: Giải Cảm Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Người tắm xong bị cảm lạnh có thể tham khảo sử dụng.
DS. Trần Bích
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/tam-xong-bi-cam-lanh-can-xu-tri-the-nao-n23835.html
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO
GIẢI CẢM NHẤT NHẤT
Điều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng -
hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.
Thành phần:
(cho một viên nén bao phim): 460 mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương:
Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 230,4 mg
Hương phụ (Rhizoma Cyperi) 494 mg
Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae) 329,2 mg
Sinh khương (Rhizoma Zingiberis Recens) 806,4 mg
Tía tô (Folium Perillae frutescensis) 494 mg
Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 494 mg
Kinh giới (Herba Elsholtziae ciliatae) 329,2 mg
Mạn kinh tử (Fructus Viticis trifoliate) 329,2 mg
Tần giao (Radix Gentianae) 329,2 mg
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) 164,4 mg
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: phát tán phong hàn.
Chỉ định: Dùng để điều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.
Liều dùng, cách dùng:
- Người lớn: Ngày uống 02 lần, mỗi lần 02 viên.
- Trẻ em từ 30 tháng tuổi trở lên: Ngày uống 02 lần, mỗi lần 01 viên.
Chống chỉ định: Không dùng cho người cảm nhiệt, trẻ em dưới 30 tháng tuổi, người có tiền sử động kinh hay co giật do sốt cao.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai, chỉ nên dùng thuốc nếu lợi ích vượt trội so với nguy cơ.
Sản xuất tại:
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT.
Cụm CN Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An.
Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 13e/2023/XNQC/YDCT
Giải cảm Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
|