Viêm amidan uống thuốc gì là thắc mắc của không ít người, bởi viêm amidan không chỉ khiến cổ họng đau, sưng mà còn gây sốt, mệt mỏi, rất khó chịu
Không phải ai cũng biết viêm amidan uống thuốc gì nhanh khỏi
Để giải đáp được câu hỏi “Viêm amidan uống thuốc gì?”, trước hết cần hiểu về bệnh amidan, triệu chứng cũng như nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Hiểu rõ về bệnh viêm amidan
Amidan là hai hạch bạch huyết nằm ở hai bên của cổ họng. Nhiệm vụ là ngăn ngừa nhiễm trùng và bảo vệ cơ quan hô hấp dưới.
Viêm amidan thường là do nhiễm virus, vi khuẩn gây ra. Có những yếu tố khác làm tăng nguy cơ viêm amidan là: thời tiết thay đổi đột ngột, ô nhiễm không khí, ăn uống đồ quá lạnh, sự phát triển mạnh của hạch bạch huyết. Ngoài ra, do cấu trúc đặc biệt của amidan có nhiều khe kẽ và ngóc ngách nên các tác nhân gây hại dễ dàng trú ẩn, dẫn đến viêm nhiễm.
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm amidan:
-
Đau họng
-
Sốt cao
-
Khó nuốt
-
Hơi thở có mùi hôi
-
Amidan sưng đỏ, có màng trắng (mủ)
Hình ảnh viêm amidan: amidan sưng đỏ, lưỡi sưng
Bị viêm amidan có cần đi khám?
Thông thường, viêm amidan sẽ tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số người có thể xuất hiện triệu chứng nặng, dẫn đến đau họng, sốt cao và mệt mỏi. Thậm chí, một số ít trường hợp bị biến chứng do nhiễm trùng lan rộng.
Bạn nên đi khám nếu có những triệu chứng sau đây:
-
Đau họng dữ dội, kéo dài hơn 2 ngày
-
Khó nuốt, khó thở
-
Sốt kéo dài hơn 3 ngày hoặc hết hơn 1 ngày rồi tái phát
-
Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
Viêm amidan nên uống thuốc gì?
Thuốc hạ sốt, giảm đau
Để giảm đau họng và hạ sốt, có thể dùng thuốc hạ sốt, giảm đau không kê đơn như Paracetamol. Đây là loại thuốc được dùng phổ biến nhất, có độ an toàn cao, phù hợp với nhiều đối tượng.
Thuốc Aspirin cũng có tác dụng hạ sốt và giảm đau nhưng không nên dùng cho trẻ dưới 12 tuổi, vì loại thuốc này chống tập kết tiểu cầu gây chảy máu, ngoài ra còn kích thích phản ứng dị ứng ở người có cơ địa dị ứng.
Thuốc giảm phù nề, chống viêm
-
Thuốc chống viêm không steroid: giúp giảm đau, chống viêm nhưng hiệu quả trong thời gian ngắn, chỉ dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên để tránh nguy cơ chảy máu kéo dài.
-
Thuốc dạng men: giúp giảm viêm và chống phù nề hiệu quả. Loại thuốc phổ biến là alpha choay dùng để ngậm dưới lưỡi.
-
Thuốc uống chứa Corticoid: có tác dụng chống viêm mạnh tuy nhiên không được tự ý sử dụng mà cần có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh điều trị hiệu quả viêm amidan do vi khuẩn, không có tác dụng với virus. Viêm amidan do vi khuẩn thường nghiêm trọng và dễ biến chứng hơn so với viêm amidan do virus. Dấu hiệu nhận biết viêm amidan do vi khuẩn là amidan sưng to, lưỡi bẩn, bề mặt amidan có màng mủ trắng.
Vậy, viêm amidan uống kháng sinh gì? Thuốc kháng sinh được chỉ định phổ biến là Penicillin. Thuốc ức chế và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn nhóm A. Nếu sau 1 liệu trình (khoảng 10 ngày), bệnh không thuyên giảm thì sẽ được chỉ định loại kháng sinh khác như Erythromycin.
Khi đã được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, người bệnh cần uống theo đúng liệu trình của bác sĩ để tránh kháng kháng sinh và nhiều hệ lụy khác.
Cần uống thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc
Các biện pháp hỗ trợ điều trị không dùng thuốc
Ngoài việc dùng thuốc, có thể áp dụng nhiều biện pháp để giảm đau họng, giảm viêm nhiễm và giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi.
1. Uống nhiều nước ấm
Uống nhiều nước ấm sẽ làm dịu cổ họng, giúp cổ họng không bị khô rát. Nước ấm không chỉ nói riêng nước lọc mà còn là các dạng chất lỏng khác như trà, nước canh, súp… Để tăng hiệu quả, có thể uống trà mật ong chanh giúp sát khuẩn, giảm viêm và tăng cường sức đề kháng.
2. Súc miệng bằng nước muối sinh lý
Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp sát khuẩn họng, giảm đau và giảm viêm amidan. Tốt nhất là nên dùng nước muối sinh lý có bán ở các nhà thuốc, siêu thị, hoặc tự pha dung dịch nước muối với tỷ lệ: 1/4 thìa cà phê muối với 200ml nước ấm, khuấy đều cho đến khi muối tan hoàn toàn.
Súc họng bằng nước muối giúp sát khuẩn, giảm viêm amidan
3. Tránh thức ăn cứng
Ăn một số loại đồ ăn cứng, có cạnh sắc nhọn có thể gây đau cổ họng, thậm chí tổn thương amidan vốn đang bị viêm. Một số loại thực phẩm nên tránh gồm: ngũ cốc khô, bánh mì nướng, táo, cà rốt sống, ổi xanh…
4. Dùng dung dịch xịt họng thảo dược
Để giảm
đau rát họng, giảm viêm amidan, có thể sử dụng dung dịch xịt họng thảo dược. Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng là nên chọn sản phẩm có dạng vòi xịt dài, chứa các thành phần như xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, tinh dầu bạc hà…
Ưu điểm của vòi xịt dài là sẽ đưa dung dịch đến đúng vị trí tổn thương vùng hầu họng, có tác dụng tại chỗ, thẩm thấu nhanh. Các thành phần thảo dược tự nhiên giúp sát khuẩn, giảm viêm hiệu quả và an toàn.
Dung dịch Xịt Họng thảo dược – hỗ trợ giảm viêm amidan hiệu quả
Trên thị trường có nhiều sản phẩm dung dịch xịt họng thảo dược. Để an toàn và hiệu quả, nên chọn sản phẩm của các công ty dược uy tín, đảm bảo quy trình sản xuất và phân phối chuẩn.
Dung dịch Xịt Họng thảo dược có công dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan.
Chỉ cần xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3-4 giờ, mỗi lần xịt 2-4 nhịp. Để tăng hiệu quả, không nên ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt. Nếu bị ho nhiều, đau họng, có thể tăng số lần xịt lên. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, người bệnh có thể tham khảo sử dụng.
Ngoài các thông tin viêm amidan uống thuốc gì, người bệnh cũng nên áp dụng một số biện pháp hỗ trợ điều trị không dùng thuốc để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, đẩy nhanh tốc độ hồi phục bệnh.
Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất
Thành phần:
Xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào, natri benzoate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Cách sử dụng:
- Xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
- Nếu ho nhiều, lâu ngày: xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Có thể xịt nhiều từ 10 đến 15 lần/ ngày.
Chú ý:
- Để tăng hiệu quả, trước khi xịt cần rửa họng như sau: nuốt vài miếng thức ăn khô (không dầu mỡ) cho trôi dịch nhầy ở họng, sau đó nuốt vài ngụm nước ấm.
- Xịt Họng Nhất Nhất thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút, nếu không xin gọi hotline để được tư vấn cách dùng cho hiệu quả.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Điện thoại: 1800.6689 Fax: (0272).3817337
|