Viêm họng liên cầu khuẩn khiến cổ họng rất đau và ngứa. Nắm rõ con đường lây lan cũng như phương pháp điều trị sẽ giúp bạn chủ động và nhanh chóng khắc phục tình trạng này.
Viêm họng liên cầu rất dễ lây lan
Viêm họng liên cầu khuẩn lây lan như thế nào?
Viêm họng liên cầu là tình trạng nhiễm trùng vùng họng và amidan. Bệnh do một loại liên cầu có tên là Streptococcus nhóm A (GAS) gây ra. Liên cầu nhóm A thể lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với các giọt đường hô hấp. Những giọt này có thể lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
Nếu tiếp xúc với những giọt bắn này và sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt, bạn có thể bị bệnh. Bạn cũng có thể bị nhiễm trùng nếu ăn chung thức ăn hoặc đồ uống với người bị viêm họng liên cầu hoặc tiếp xúc với một vật bị nhiễm trùng chẳng hạn như vòi nước hoặc tay nắm cửa.
Nếu bạn đã bị nhiễm liên cầu khuẩn, có thể mất từ 2 đến 5 ngày để khởi phát các triệu chứng. Nếu bạn được điều trị bằng thuốc kháng sinh, bạn sẽ vẫn có khả năng lây cho người khác trong vòng ít nhất 24 giờ đầu. Nếu không được điều trị, bạn sẽ có khả năng lây nhiễm cho người khác trong vòng 2-3 tuần sau khi nhiễm bệnh.
>> Xem thêm Tìm hiểu thông tin về bệnh viêm họng amidan cấp và cách phòng ngừa
Bệnh có thể lây qua các giọt bắn đường hô hấp
Viêm họng liên cầu khuẩn thường gặp nhất ở trẻ em trong độ tuổi đi học. Bệnh có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng phổ biến hơn vào cuối thu và đầu xuân.
Ngay cả khi bạn đã bị viêm họng do liên cầu trước đó, bạn vẫn có thể bị lại. Một số trẻ bị viêm họng liên cầu tái đi tái lại nhiều lần trong năm.
Trong trường hợp nhiễm trùng tái phát, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ amidan để giúp giảm tần suất nhiễm trùng liên cầu. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị viêm họng ngay cả khi đã cắt bỏ amidan.
>> Xem thêm Tổng hợp các nguyên nhân ngứa họng ho liên tục
Các triệu chứng viêm họng liên cầu khuẩn
Các triệu chứng phổ biến của viêm họng liên cầu khuẩn bao gồm:
-
Đau họng đột ngột
-
Đau khi nuốt
-
Sốt trên 38°C
-
Xuất hiện những đốm nhỏ màu đỏ trên vòm miệng
-
Amidan sưng đỏ và có thể có những chấm trắng hoặc vệt mủ
-
Sưng hạch bạch huyết ở cổ
-
Đau đầu
-
Buồn nôn hoặc nôn mửa
Những chấm nhỏ màu đỏ trên vòm miệng của người bị viêm họng liên cầu khuẩn
Những người bị viêm họng liên cầu khuẩn cũng có thể xuất hiện ban đỏ. Phát ban là do độc tố của vi khuẩn tạo ra. Ban đỏ thường nhẹ nhưng người bệnh cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa các biến chứng như sốt thấp khớp hoặc tổn thương thận.
>> Xem thêm Chỉ rõ các nguyên nhân gây ngứa họng ngứa tai và cách điều trị
Hạn chế lây lan bệnh viêm họng liên cầu khuẩn như thế nào?
Để giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn, bạn nên thực hiện những biện pháp sau:
-
Vệ sinh tay đúng cách và thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng.
-
Tránh đưa tay chạm vào mặt, mũi và miệng.
-
Lau sạch các bề mặt hay chạm vào (như tay nắm cửa và mặt bàn) nếu bạn hoặc ai đó trong nhà bị viêm họng liên cầu. Vi khuẩn có thể tồn tại trong thời gian ngắn trên các bề mặt.
-
Hạn chế tiếp xúc với bất kỳ ai bị viêm họng do liên cầu cho đến khi họ đã dùng thuốc kháng sinh ít nhất 24 giờ.
-
Không dùng chung đồ ăn, thức uống hoặc dụng cụ ăn uống với người khác. Ngoài ra, tránh dùng chung các vật dụng cá nhân, chẳng hạn như bàn chải đánh răng.
-
Nếu bạn bị nhiễm liên cầu khuẩn, hãy nhớ che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Mang theo khăn giấy dùng một lần để che miệng hoặc lau tay rồi vứt ngay vào thùng rác.
Hãy rửa tay thường xuyên để hạn chế lây nhiễm
Điều trị viêm họng do liên cầu như thế nào?
Kháng sinh sẽ được kê để điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn. Nếu bạn bị dị ứng với penicillin, hãy thông báo với bác sĩ để được đổi loại khác. Thuốc kháng sinh có thể giúp giảm các triệu chứng trong vòng 1 đến 3 ngày và rút ngắn thời gian lây nhiễm. Hãy đảm bảo uống kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng.
Ngoài thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể kê các loại thuốc khác như hạ sốt, giảm đau nếu như bạn bị sốt.
Để giảm đau họng, bạn có thể áp dụng một vài biện pháp tự nhiên như:
-
Uống trà mật ong và chanh ấm. Mật ong giúp sát khuẩn họng. Chanh giàu vitamin C giúp tăng cường miễn dịch, đẩy nhanh tốc độ phục hồi.
-
Dùng dung dịch xịt họng thảo dược để giảm ngứa họng, ho, viêm amidan. Nếu xịt đúng, dung dịch xịt họng thường giúp cắt ngay cơn ho, giúp bạn thoải mái và dễ chịu hơn.
DS Phan Thu Hiền
Theo Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/suy-nhuoc-co-the-dau-hieu-va-cach-dieu-tri-KEFCzOXMR.html
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất
Nếu xịt đúng cách thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút
Nếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác
Hỗ trợ:
Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản
Thành phần:
Xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào, natri benzoate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Cách sử dụng:
Xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
Chú ý:
- Để tăng hiệu quả, trước khi xịt cần rửa họng như nhau: nuốt vài miếng thức ăn khô (không dầu mỡ) cho trôi dịch nhầy ở họng, sau đó nuốt vài ngụm nước ấm.
- Xịt Họng Nhất Nhất thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút, nếu không xin gọi hotline để được tư vấn cách dùng cho hiệu quả.
Quy cách đóng gói:
Hộp 1 chai x 20ml.
Bảo quản:
Nơi khô (dưới 30°C), tránh ánh sáng mặt trời.
Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Sản xuất tại:
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
|