KẾT HỢP THẾ MẠNH CỦA ĐÔNG Y VÀ TÂY Y TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠN TÍNH
TS NGUYỄN KIM GIANG (*)
Bệnh cấp tính, bệnh mạn tính
Với bệnh cấp tính khi bệnh được chẩn đoán chính xác và được điều trị đúng, hiệu quả thì bệnh khỏi và không tái phát hoặc ít tái phát ở điều kiện sống bình thường.
Bệnh mạn tính thì khác. Cho dù dùng thuốc hiệu quả, các triệu chứng bệnh đã hết, bệnh khỏi, nhưng trong điều kiện sống bình thường bệnh hay tái phát, bùng phát trở lại sau một thời gian và đòi hỏi các đợt điều trị mới.
Cuộc sống của người mắc bệnh mạn tính là chuỗi xen kẽ các khoảng thời gian khỏi bệnh và thời gian bệnh tái phát, phải điều trị. Theo thời gian, khoảng thời gian khỏi bệnh ngày càng ngắn, khoảng thời gian bệnh tái phát ngày càng dài.
Mục đích điều trị bệnh mạn tính là kéo dài các khoảng thời gian khỏi bệnh, rút ngắn khoảng thời gian bị bệnh.
Thế mạnh của tân dược và thuốc Đông y trong điều trị bệnh mạn tính
Thường thì loại thuốc nào có tác dụng nhanh thì tác dụng lại ngắn, loại thuốc nào có tác dụng chậm thì tác dụng lại lâu dài.
Trong điều trị bệnh mạn tính, thế mạnh của tân dược là tác dụng nhanh, thậm chí 1 số thuốc có tác dụng tức thì, nhưng tác dụng lại ngắn, thiên về điều trị triệu chứng, ít tác động được đến nguyên nhân để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Do bệnh tái phát và phải điều trị nhiều đợt nên thuốc dễ bị nhờn, bệnh dần kháng thuốc, làm giảm hiệu quả của thuốc, bệnh tái phát ngày càng thường xuyên, thời gian mỗi đợt điều trị ngày càng dài, khoảng thời gian khỏi bệnh ngày càng ngắn, tác dụng phụ của thuốc thêm trầm trọng và chi phí điều trị ngày càng tăng. Không hiếm trường hợp thuốc bị nhờn hoàn toàn và trở nên vô dụng, bệnh trở thành vô phương cứu chữa, người bệnh phải khổ sở sống chung với bệnh suốt đời.
Với bệnh mạn tính thuốc Đông y thường ngấm từ từ, tác dụng chậm, có khi phải mất nhiều tuần, nhiều tháng mới thấy tác dụng rõ rệt, phải kiên trì dùng trong thời gian dài và dùng cho hết đợt điều trị, ngay cả các triệu chứng bệnh đã hết.
Nhưng thế mạnh không thể tranh cãi của thuốc Đông y là thuốc ít bị nhờn, ít tác dụng phụ, không chỉ điều trị triệu chứng mà quan trọng hơn, một số bài thuốc bí truyền kỳ diệu có thể trị cả nguyên nhân gây bệnh, có tác dụng lâu dài và nhất là giúp làm bệnh không tái phát hoặc ít không tái phát. Nhờ vậy làm giảm nhiều chi phí chữa bệnh mạn tính, cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Kết hợp Đông, Tây y trong điều trị bệnh mạn tính
Trong y học hiện đại có một số phác đồ điều trị khéo léo kết hợp các thuốc tân dược tác dụng nhanh nhưng ngắn hạn (khi ngưng dùng là hết tác dụng) để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu với các thuốc tân dược có tác dụng chậm nhưng kéo dài (còn có tác dụng sau một thời gian ngưng thuốc). Ví dụ trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ người ta dùng các thuốc tác dụng nhanh chống viêm (ví dụ glucocorticoid, kháng viêm không steroid), giảm đau (ví dụ paracetamol + codein), để nhanh chóng giảm viêm, đau. Đồng thời với thuốc tác dụng nhanh, ngay từ giai đoạn đầu người ta cũng dùng thuốc điều trị thoái hóa khớp theo cơ chế bệnh sinh DMOADs tác dụng chậm (như glucosamine sulfat, chondroitin sulfat...), nhóm thuốc này sau một thời gian (trung bình khoảng 1 tháng) mới có tác dụng, nhưng hiệu quả được duy trì ngay cả sau khi ngưng điều trị (vài tuần đến vài tháng). Ngay cả khi dùng một số thuốc tân dược người ta cũng có thể dùng kết hợp các dạng bào chế khác nhau để tối ưu hóa kết quả điều trị. Ví dụ khi dùng diclofenac, nếu bệnh nhân đau nhiều thì dùng đường tiêm 2-3 ngày cho giảm đau nhanh, sau đó tiếp tục dùng đường uống.
Vậy sao không kết hợp thế mạnh của thuốc Đông y là ít bị nhờn, ít tác dụng phụ, tác dụng lâu dài và giúp làm bệnh không tái phát hoặc ít tái phát với thế mạnh của tân dược là tác dụng nhanh, làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu để đưa ra một phác đồ tối ưu điều trị bệnh mạn tính:
Với bệnh nặng, nếu thầy thuốc đồng ý, thì cùng với thuốc Đông y điều trị chủ đạo (tác dụng chậm nhưng lâu dài, giúp ngăn ngừa tái phát), ngay từ giai đoạn đầu có thể cho bệnh nhân dùng bổ sung 1 đợt điều trị ngắn ngày bằng thuốc Tây (tác dụng nhanh nhưng ngắn ngày) để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.
Khi triệu chứng bệnh giảm rõ rệt và đợt điều trị ngắn bằng tân dược đã hết thì ngưng dùng thuốc tân dược và chỉ tiếp tục dùng thuốc Đông y cho hết đợt.
Ví dụ 1: với bệnh thoái hóa đốt sống cổ mạn tính, cùng với thuốc Đông y điều trị chủ đạo (tác dụng chậm nhưng lâu dài, nhất là ngăn ngừa hiệu quả bệnh tái phát), ngay từ giai đoạn đầu ta cho bệnh nhân dùng bổ sung thuốc kháng viêm, giảm đau để nhanh chóng làm giảm triệu chứng đau mỏi vai gáy. Khi đau đã giảm rõ rệt, thuốc Đông y đã phát huy tác dụng (ví dụ sau 1 tháng) thì ta ngưng cho dùng thuốc kháng viêm, giảm đau mà chỉ tiếp tục dùng thuốc Đông y.
Ví dụ 2: Thuốc paracetamol hạ sốt nhanh nhưng có tác dụng phụ nếu dùng nhiều. Có bài thuốc bí truyền, tuy trong 1,5 giờ đầu thì hạ sốt kém hơn, nhưng sau 1,5 giờ hạ sốt mạnh hơn, bền vững hơn paracetamol. Nếu thầy thuốc đồng ý, thì ngay từ đầu ta có thể cho trẻ uống đồng thời thuốc Đông y và liều paracetamol đầu tiên, sau đó chỉ cho uống thuốc Đông y mà ngưng dùng paracetamol. Bằng cách đó ta tránh được cho trẻ uống nhiều lần paracetamol không có lợi cho gan của trẻ
Ví dụ 3: Với bệnh viêm mũi dị ứng gây hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, cùng với thuốc Đông y điều trị viêm mũi dị ứng có tác dụng lâu dài, nhưng tác dụng chậm (sau 2 tuần mới có tác dụng), ngay từ đầu ta cho dùng kèm thuốc kháng histamine để nhanh chóng làm giảm các triệu chứng khó chịu, khi các triệu chứng giảm thì ta ngưng dùng kháng histamine và dùng cho hết đợt thuốc Đông y.
Thuốc hoạt huyết gia tăng hiệu quả thuốc điều trị
Máu lưu thông khắp cơ thể, không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng, oxy nuôi dưỡng các tế bào, cơ quan của cơ thể mà còn vận chuyển các thành phần của hệ miễn dịch (bạch cầu, kháng thể...), hoạt chất thuốc chữa bệnh đến vùng bệnh tiêu diệt tác nhân gây bệnh, phục hồi tổn thương. Máu càng lưu thông tốt, tác nhân gây bệnh ngày càng nhanh chóng bị diệt, tổn thương càng mau lành, bệnh càng nhanh khỏi. Vì vậy khi dùng bổ sung thuốc hoạt huyết cùng với bất kỳ thuốc điều trị nào khác, thuốc hoạt huyết sẽ làm tăng hiệu quả của thuốc điều trị, giúp bệnh mau lành hơn.
(*) TS Nguyễn Kim Giang, nhận bằng tiến sĩ ĐH Bách Khoa Gdansk, Ba Lan khi mới 27 tuổi, đã làm việc ở châu Âu hơn 20 năm. Dù không mấy tin vào thuốc Đông y thông thường, nhưng lại đánh giá rất cao thuốc Đông y bí truyền kỳ diệu, lặn lội khắp nơi, mang về các bài thuốc bí truyền hiệu quả vượt trội cho nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất, chuẩn GMP-WHO sản xuất thành viên nén tiện dụng.
Bài viết liên quan