Thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng lưu lượng máu lên não bị suy giảm, khiến não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cần thiết để duy trì hoạt động. Tình trạng này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Tìm hiểu dấu hiệu và cách cải thiện thiểu năng tuần hoàn não
MỤC LỤC:
Khi nào được gọi là thiểu năng tuần hoàn não?
Thiểu năng tuần hoàn não có thể gây ra điều gì?
Chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não
Bị thiểu năng tuần hoàn não phải làm sao?
Khi nào được gọi là thiểu năng tuần hoàn não?
Thiểu năng tuần hoàn não là thuật ngữ chỉ tình trạng lưu lượng máu đến não giảm dưới mức cần thiết, khiến não không nhận đủ oxy và dưỡng chất để duy trì các hoạt động bình thường.
Tình trạng này thường tiến triển âm thầm, nhưng được xem là bệnh lý khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng điển hình, lặp lại nhiều lần và kéo dài.
Thiểu năng tuần hoàn não có thể gây ra điều gì?
Suy giảm trí nhớ và rối loạn tư duy
Khi lượng máu lên não không đủ, các tế bào thần kinh hoạt động kém hiệu quả, dễ dẫn đến tình trạng:
• Hay quên, nhất là quên những việc mới xảy ra
• Khó tập trung, giảm khả năng xử lý thông tin
• Giảm khả năng tư duy logic và ghi nhớ
Nếu kéo dài, người bệnh có thể rơi vào tình trạng sa sút trí tuệ nhẹ, ảnh hưởng đến chất lượng sống và công việc hàng ngày.
Thiểu năng tuần hoàn não gây suy giảm trí nhớ
Mất ngủ kéo dài
Thiểu năng tuần hoàn não ảnh hưởng đến vùng điều khiển giấc ngủ của não bộ, khiến người bệnh:
• Khó đi vào giấc ngủ
• Thức giấc giữa đêm, ngủ chập chờn
• Dậy sớm nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi
Tình trạng mất ngủ kéo dài không chỉ làm suy giảm sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần.
Chóng mặt, đau đầu và choáng váng
Một trong những biểu hiện sớm và thường gặp của thiểu năng tuần hoàn não là:
• Cảm giác quay cuồng, mất thăng bằng khi thay đổi tư thế
• Đau đầu âm ỉ, nặng đầu, đặc biệt là vùng chẩm hoặc trán
• Cảm giác lảo đảo như sắp ngã, đặc biệt khi đứng lên hoặc di chuyển đột ngột
Những biểu hiện này có thể gây nguy hiểm trong sinh hoạt, dễ dẫn đến té ngã hoặc tai nạn.
Tăng nguy cơ đột quỵ
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của thiểu năng tuần hoàn não. Lưu lượng máu giảm kéo dài làm tăng nguy cơ:
• Hình thành cục máu đông
• Xơ vữa mạch máu não
• Vỡ mạch máu trong não
Nếu không được điều trị sớm, người bệnh có thể đối mặt với đột quỵ thiếu máu não hoặc xuất huyết não – những biến cố có thể để lại di chứng nặng nề hoặc đe dọa tính mạng.
Giảm chất lượng cuộc sống
Không chỉ gây ảnh hưởng về mặt sức khỏe, thiểu năng tuần hoàn não còn khiến người bệnh:
• Giảm hiệu suất làm việc, học tập
• Dễ cáu gắt, lo âu, trầm cảm nhẹ
• Phụ thuộc vào người thân trong các hoạt động hàng ngày nếu tình trạng nặng
Từ đó làm giảm chất lượng sống, gia tăng gánh nặng cho bản thân và gia đình.
Chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não
Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp như: siêu âm Doppler mạch cảnh, chụp cộng hưởng từ (MRI), hoặc đo lưu lượng máu não.
Những ai dễ bị thiểu năng tuần hoàn não?
Thiểu năng tuần hoàn não có thể gặp ở nhiều đối tượng, nhưng một số nhóm người sau có nguy cơ cao hơn do đặc điểm thể chất hoặc lối sống:
Người trung niên và cao tuổi
Theo thời gian, mạch máu bị lão hóa, xơ cứng hoặc hẹp lại, làm giảm lưu lượng máu lên não. Đây là nhóm đối tượng dễ gặp nhất.

Người cao tuổi dễ bị thiểu năng tuần hoàn não
Người mắc bệnh lý tim mạch, huyết áp, rối loạn mỡ máu
Các bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, tiểu đường… làm tổn thương hệ mạch và cản trở dòng máu lên não.
Người ngồi nhiều, ít vận động
Ít hoạt động thể chất làm tuần hoàn máu kém, lâu dài ảnh hưởng đến khả năng tưới máu não.
Người thường xuyên căng thẳng, mất ngủ
Stress kéo dài, lo âu hoặc rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, khiến tình trạng thiếu máu não dễ xảy ra.
Người hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia
Nicotine và cồn làm co mạch, thúc đẩy quá trình xơ vữa và tăng nguy cơ huyết khối – nguyên nhân trực tiếp gây thiểu năng tuần hoàn não.
Người béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa
Chế độ ăn thiếu khoa học dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch – nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não.
Khi được chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não hoặc có các triệu chứng nghi ngờ như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ…, người bệnh cần chủ động điều chỉnh lối sống và tuân thủ điều trị để ngăn bệnh tiến triển và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm như đột quỵ.
Khám chuyên khoa và điều trị theo chỉ định
Người bệnh nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa nội thần kinh hoặc tim mạch để được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết như: siêu âm Doppler mạch cổ, đo huyết áp, xét nghiệm mỡ máu…
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giãn mạch, tăng lưu thông máu não hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu nếu cần.
Điều chỉnh lối sống lành mạnh
• Tập thể dục đều đặn: đi bộ, yoga, khí công… giúp cải thiện tuần hoàn máu.
• Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, hạn chế căng thẳng.
• Ăn uống khoa học: tăng rau xanh, cá béo (giàu omega-3), giảm muối, đường và chất béo bão hòa.
• Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, tránh sử dụng chất kích thích.
Dùng thảo dược hoạt huyết
Đông y có nhiều loại thảo dược có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết như Đương quy, Ích mẫu, Ngưu tất, Thục địa, Xích thược, Xuyên khung… thường dùng để trị các chứng huyết hư, ứ trệ, phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
Hiện nay, thuốc hoạt huyết có thành phần từ các thảo dược này đã được sản xuất tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, tạo nên dạng viên nén tiện sử dụng và dễ bảo quản.
Thuốc hoạt huyết dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị thiểu năng tuần hoàn não có thể tham khảo sử dụng.
Nguyễn Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/thieu-nang-tuan-hoan-nao-co-the-gay-ra-dieu-nguy-hiem-gi-n32527.html