Đau nhức răng vào ban đêm gây mất ngủ, khó ngủ và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Nguyên nhân nào khiến răng bị đau nhức ê buốt và phải làm sao để giải quyết tình trạng này?
Đau nhức răng trầm trọng hơn vào ban đêm
Nguyên nhân gây đau nhức răng vào ban đêm
Lý do số 1: Vệ sinh răng miệng kém
Lý do số 2: Do tư thế nằm
Đây cũng là nguyên nhân khiến chúng ta đau nhức răng vào ban đêm. Nằm xuống khiến máu dồn về đầu nhiều hơn, gây thêm áp lực lên các vùng nhạy cảm, chẳng hạn như răng miệng. Trong khi đó ban ngày, chủ yếu chúng ta đứng hoặc ngồi nên không có cảm giác đau nhói khó chịu nhiều.
Tư thế nằm là nguyên nhân gây đau nhức răng vào ban đêm
Lý do thứ 3: Não bộ ít bị phân tâm hơn
Vào ban đêm, chúng ta nhận thức rõ hơn về các cảm giác trong cơ thể vì ít bị phân tâm hơn. Chúng ta có thể nghĩ rằng cơn đau răng tồi tệ hơn, nhưng sự thật thì không phải vậy – trong màn đêm yên lặng, chúng ta sẽ cảm nhận rõ ràng hơn về cơn đau.
Lý do thứ 4: Ăn bữa khuya
Đây cũng là lý do gây đau răng nhức đầu mà nhiều người không nhận ra. Nếu bạn đã ăn đồ ngọt vào bữa tối hoặc ăn ngọt trước khi đi ngủ mà không đánh răng sạch sẽ thì nửa đêm có thể trằn trọc vì đau răng. Bởi chất bột đường bám quanh chân răng sẽ là thức ăn cho vi khuẩn phát triển gây viêm lợi, đau nhức răng.
Ăn ngọt vào buổi tối khiến mảng bám phát triển mạnh hơn
Lý do thứ 5: Nghiến răng trong khi ngủ
Răng bị đau nhức ê buốt cũng có nguyên nhân là do nghiến răng vô thức trong khi ngủ. Vì nghiến răng gây nhiều áp lực lên hàm, răng và nướu. Nghiến răng trong khi ngủ cần phải được điều trị để không gây ảnh hưởng đến hàm.
Bị nhức răng phải làm sao cho hết?
Nếu cơn đau nhức răng vào nửa đêm khiến bạn cảm thấy không thể chịu nổi, điều đó có nghĩa là tình trạng đã trở nên nghiêm trọng và cần phải đi khám ngay.
Nếu cơn đau không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng các cách sau để phòng ngừa tái phát:
-
Tránh ăn thức ăn lạnh, chua hoặc nhiều đường trước khi đi ngủ
Các thực phẩm này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sâu răng của bạn. Nếu đói, bạn có thể ăn nhẹ gồm hoa quả và các loại hạt tốt cho sức khỏe.
-
Dùng gel hoặc kem bôi nướu
Có một số sản phẩm gel hoặc kem bôi có bán ở nhà các nhà thuốc giúp giảm đau tạm thời.
Nếu cơn đau răng làm bạn tỉnh giấc trong đêm, hãy thử chườm lạnh lên mặt hoặc hàm bị đau. Chườm lạnh làm co mạch máu ở vùng đó, làm cơn đau bớt khó chịu.
Chườm lạnh lên phần mặt bị ảnh hưởng giúp giảm đau
Kê thêm một chiếc gối nữa để nâng cao đầu sẽ làm giảm lưu lượng máu lên đầu. Điều này có thể làm giảm cơn đau nhức răng để bạn chìm vào giấc ngủ.
-
Chú ý vệ sinh răng miệng thật sạch
Chăm sóc răng miệng kém là nguyên nhân chính gây sâu răng, viêm lợi, đau nhức răng. Do vậy, để giảm đau nhức răng và phòng ngừa tái phát, thì cần chú ý vệ sinh răng miệng mỗi ngày.
Bạn nên đánh răng 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 2 phút. Chỉ chải răng 30 giây không đủ để làm sạch răng.
Sau khi đánh răng nên dùng thêm nước ngậm răng miệng thảo dược để tăng cường hiệu quả làm sạch. Có thể dùng Nước ngậm răng miệng Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược để hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng…
Bị đau răng thế nào thì nên đi khám?
Nên đến gặp nha sĩ ngay nếu:
-
Cơn đau dữ dội
-
Cơn đau răng kéo dài hơn 2 ngày
-
Cơn đau răng kèm sốt, đau đầu hoặc đau khi mở miệng
-
Đau răng kèm khó thở hoặc khó nuốt.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau nhức răng, nha sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng của bạn. Nếu bạn bị sâu răng, khoang răng có thể làm sạch và lấp đầy. Nếu răng bị tách hoặc nứt, nha sĩ có thể sửa chữa hoặc đề nghị thay thế bằng răng giả.
Nếu cơn đau răng là do vấn đề vệ sinh răng miệng, thì biện pháp đơn giản là cần chú ý đánh răng sạch, dùng chỉ nha hoa hoặc tăm để làm sạch các kẽ răng, dùng kèm nước ngậm răng miệng thảo dược để hỗ trợ làm sạch và giảm đau nhức răng.
DS Phan Thu Hiền
Theo Giáo dục & Thời đại
NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT
Thành phần:
Huyền sâm, Cam thảo nam, Lá lấu, Xuyên tiêu, Natri benzoate, Nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
- Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.
- Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.
- Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.
- Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.
Cách dùng:
Mỗi ngày ngậm 1 – 2 lần sau đánh răng.
*Người lớn: Mỗi lần sử dụng 10ml, ngậm trong miệng khoảng 5 phút, trong thời gian ngậm thi thoảng (5 – 10 giây) súc nhẹ, sau đó súc kỹ, nhổ đi. Không ăn, uống hay súc miệng bằng bất kỳ dùng dịch nào khác trong 10 phút sau khi nhổ. Sau 10 phút súc miệng lại bằng nước cho sạch.
*Trẻ em: Dùng ½ liều người lớn
Mỗi đợt sử dụng hỗ trợ điều trị từ 5 – 7 ngày. Có thể dùng nhiều đợt hoặ thường xuyên.
Chú ý: Khi nhổ dung dịch Răng Miệng Nhất Nhất đi có thể thấy chút gợn, cặn. Đó là chất nhầy bám vào răng, niêm mạc miệng, lợi được tẩy sạch. Trong quá trình ngậm, nếu nuốt phải một chút cũng không độc hại gì.
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 120ml.
Điều kiện bảo quản: Nơi khô, dưới 30°C
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 (Trong giờ hành chính). Fax: (0272) 3.817.337
|