Viêm nướu răng tiến triển sẽ dẫn đến nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Điều trị viêm nướu răng ở giai đoạn nhẹ rất đơn giản và có thể thực hiện tại nhà.
Bệnh viêm nướu răng có thể dễ dàng điều trị ở giai đoạn sớm
Viêm nướu răng là gì?
Nướu răng hay còn gọi là lợi, là phần mô mềm bao quanh xương chân răng, răng và bọc kín răng, có nhiệm vụ nâng đỡ răng, giúp răng đứng vững trên cung hàm. Bình thường, nướu răng săn chắc và có màu hồng nhạt.
Viêm nướu răng là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng viêm ở nướu. Đây là một dạng bệnh nướu răng nhẹ và có xu hướng dẫn đến đỏ, sưng và chảy máu mô nướu, đặc biệt là khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa, hoặc cắn vào một thứ gì đó cứng như táo. Điều trị viêm nướu răng cần kiểm soát viêm nhiễm, ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh.
>> Xem thêm Mách mẹ cách trị viêm lợi có mủ ở trẻ em cực kỳ hiệu quả
Nướu răng là phần mô mềm bao quanh răng
Nguyên nhân dẫn đến viêm nướu răng
Nguyên nhân chính của viêm nướu là sự tích tụ của mảng bám, một lớp vi khuẩn liên tục phát triển xung quanh, trên và trong kẽ răng, chủ yếu là ở những vùng khó tiếp cận. Nguyên nhân gây ra viêm nướu là do vi khuẩn gây kích ứng nướu và dẫn đến bị viêm.
Ngoài ra, các khoảng trống nhỏ hoặc “túi” phát triển giữa nướu và răng. Nếu không được điều trị, những túi này có thể sâu hơn và phát triển thành các vấn đề nghiêm trọng hơn như răng nhạy cảm hoặc viêm nha chu.
Nướu của người hút thuốc lá cũng dễ bị nhiễm trùng hơn vì thuốc lá làm giảm lưu lượng máu và chất dinh dưỡng đến các mô nướu. Ngoài ra, các yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị viêm nướu răng như dinh dưỡng kém, các tình trạng suy giảm miễn dịch như HIV, ung thư, thay đổi nội tiết như mang thai, chu kỳ kinh nguyệt hay đang sử dụng một số loại thuốc…
>> Xem thêm Viêm lợi thường xuyên chớ nên chủ quan vì có thể gây nhiều biến chứng
Sự tích tụ các mảng bám khiến vi khuẩn phát triển gây viêm nướu
Thuốc điều trị viêm nướu răng
Viêm nướu răng có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau phối hợp. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng các loại thuốc này khi không có chỉ định từ bác sĩ.
Nếu tình trạng viêm nướu răng nặng, bạn nên đi khám để được nha sĩ kiểm tra và kê đơn thuốc.
Nếu tình trạng viêm nướu răng nhẹ và không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên để tự điều trị tại nhà.
Điều trị viêm nướu răng bằng cách tự nhiên
Với tình trạng viêm nướu răng nhẹ, có thể áp dụng các phương pháp điều trị viêm nướu răng đơn giản tại nhà. Các phương pháp này mang lại hiệu quả cao và có tác dụng tốt đối với tình trạng viêm nướu tại chỗ.
Dùng dầu dừa
Dầu dừa có chứa axit lauric, có đặc tính chống viêm và khử trùng. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng dầu dừa như một loại nước súc miệng có thể làm giảm đáng kể mảng bám và các dấu hiệu khác của bệnh viêm nướu răng.
Ngoài ra, đánh răng bằng dầu dừa còn làm trắng sáng răng, thơm miệng, giảm đau đầu và căng thẳng, thông xoang.
Súc miệng bằng dầu dừa giúp trắng răng, giảm mảng bám
Sử dụng tinh dầu sả chanh
Nghiên cứu cho thấy, tinh dầu sả chanh có khả năng chống lại mảng bám và viêm lợi tốt hơn nhiều so với nước súc miệng có chứa chlorhexidine. Bạn nên pha loãng tinh dầu sả chanh trước khi sử dụng để tránh kích ứng nướu.
Dùng nước ép lô hội
Nước ép lô hội không cần phải pha loãng khi súc miệng. Nước ép lô hội nguyên chất 100% có hiệu quả như nước súc miệng chlorhexidine trong việc giảm
mảng bám chân răng và viêm nướu.
Dùng trà lá ổi
Từ lâu, lá ổi đã được sử dụng như một phương thuốc chữa hôi miệng. Dùng trà lá ổi để súc miệng sẽ giúp chống vi khuẩn và chống vi trùng giúp kiểm soát sự tích tụ mảng bám, giảm đau và hơi thở thơm tho hơn.
Dùng mật ong
Nhờ đặc tính chống vi khuẩn và chống vi trùng, mật ong có tác dụng chữa viêm lợi rất hiệu quả. Các hợp chất có lợi trong mật ong sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây viêm, giảm sưng và làm cho nướu săn chắc hơn.
Dùng nước chanh
Dùng gel nghệ
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng gel nghệ có thể ngăn ngừa sự phát triển của mảng bám và viêm nướu hiệu quả nhờ đặc tính chống viêm của nó. Hơn nữa, nghệ cũng chống vi khuẩn và chống nấm làm giảm tình trạng sưng đỏ nướu răng và chảy máu.
Sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược
Khác với các loại nước súc miệng thông thường, khi dùng nước ngậm răng miệng, thời gian ngậm dung dịch trong miệng sẽ lâu hơn (khoảng 5-10 phút). Trong thời gian ngậm, thi thoảng súc nhẹ để dung dịch tiếp xúc đồng đều với các vị trí trong khoang miệng và cuốn trôi các mảng bảm trên răng, giảm viêm lợi, viêm nướu hiệu quả.
Sử dụng nước ngậm răng miệng sẽ giúp hỗ trợ làm sạch và bảo vệ răng miệng tối ưu, ngăn ngừa và hạn chế tình trạng viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng…
Sau khi đánh răng, kết hợp sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược sẽ giúp chăm sóc và bảo vệ răng miệng tối ưu.
DS. Phan Thu Hiền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT
Thành phần:
Huyền sâm, Cam thảo nam, Lá lấu, Xuyên tiêu, Natri benzoate, Nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
- Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.
- Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.
- Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.
- Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.
Cách dùng:
Mỗi ngày ngậm 1 – 2 lần sau đánh răng.
*Người lớn: Mỗi lần sử dụng 10ml, ngậm trong miệng khoảng 5 phút, trong thời gian ngậm thi thoảng (5 – 10 giây) súc nhẹ, sau đó súc kỹ, nhổ đi. Không ăn, uống hay súc miệng bằng bất kỳ dùng dịch nào khác trong 10 phút sau khi nhổ. Sau 10 phút súc miệng lại bằng nước cho sạch.
*Trẻ em: Dùng ½ liều người lớn
Mỗi đợt sử dụng hỗ trợ điều trị từ 5 – 7 ngày. Có thể dùng nhiều đợt hoặ thường xuyên.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤTn.
Điện thoại: 1800.6689 (Trong giờ hành chính). Fax: (0272) 3.817.337
|