Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến ở Việt Nam và ngày càng có xu hướng gia tăng. Việc điều trị cần kết hợp thuốc với chế độ ăn uống hợp lý giúp bệnh mau lành và hạn chế tái phát.
Ăn gì, kiêng gì khi bị viêm loét dạ dày tá tràng?
Nguyên tắc ăn uống khi bị viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, sung huyết gây ra các vết loét do acid dịch vị dư thừa và vi khuẩn xâm nhập.
Cơ chế bệnh sinh của viêm loét dạ dày tá tràng chủ yếu là tăng tiết acid. Do đó chế độ ăn phù hợp nhằm mục đích làm giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày nghỉ ngơi và các tổn thương mau lành. Một số điều cần lưu ý đối với việc ăn uống và thực đơn ăn uống cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng như sau:
-
Ăn chín, uống sôi
-
Nhai kỹ, ăn chậm, không ăn quá no một lúc mà nên chia thành nhiều bữa (4-5 bữa) để không gây căng dạ dày vì căng dạ dày sẽ kích thích tiết nhiều acid
-
Không vận động mạnh sau ăn
-
Thực phẩm nên ninh nhừ, thái nhỏ sẽ giúp thức ăn được vận chuyển qua dạ dày nhanh chóng và giảm kích thích tiết acid
-
Không ăn đồ ăn nóng quá, lạnh quá vì có thể kích thích co bóp niêm mạc dạ dày
-
Không ăn đồ ăn quá đặc hoặc quá lỏng sẽ khiến quá trình tiêu hóa kém đi.
Không nên ăn quá no sẽ kích thích dạ dày tiết acid nhiều hơn
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?
Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên bổ sung các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết acid và các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như:
-
Sữa chua: Giúp cung cấp probiotic dồi dào có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng. Có đến 86% những người ăn sữa chua cùng với thuốc loét đã giảm số lượng vi khuẩn H. pylori nhiều hơn so với 71% những người dùng thuốc loét đơn thuần. Bạn nên ăn sữa chua cách khoảng 1 giờ sau bữa ăn.
-
Gừng: Có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu. Có thể uống trà gừng hay nhấm nháp một vài lát gừng sống.
Gừng rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng
-
Chuối: Nhiều người cho rằng nếu bị đau dạ dày ăn chuối sẽ làm tình trạng bệnh xấu hơn, các cơn đau trở nên dữ dội. Sự thật chuối là một trong những loại quả rất tốt cho dạ dày, có tác dụng ức chế bài tiết acid dạ dày. Chuối giàu dưỡng chất cần thiết cho người đau dạ dày như protein, tinh bột và các loại khoáng chất như photpho, kali, sắt, mangan,.. cùng các loại vitamin B, E, C… Trong đó, kali là một vi chất không chỉ có tác dụng tốt với tim mạch mà còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ kích thích sản sinh ra các yếu tố giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
-
Các thực phẩm giàu tinh bột: Như cơm, bánh mì, khoai, yến mạch giúp thấm hút acid dịch vị, hạn chế phản ứng ăn mòn của acid dạ dày.
-
Mội vài loại trái cây và rau củ: Như dưa hấu, dưa gang, cải bó xôi, bí ngô, cà rốt… giúp cung cấp các vitamin và chất xơ, không gây kích thích niêm mạc dạ dày.
-
Các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa: Giúp hạn chế áp lực lên dạ dày, tránh gia tăng áp lực khiến dạ dày phải co bóp nhiều và làm việc lâu hơn. Các loại đạm dễ tiêu như trứng, thịt gà (bỏ da), thịt nạc heo, cháo, súp giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
Viêm loét dạ dày tá tràng nên kiêng gì?
-
Rượu bia và các chất kích thích: Làm tăng lượng acid trong dạ dày một cách nhanh chóng, ức chế quá trình tạo lớp màng nhầy. Chính điều này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và khởi phát ra các cơn đau dạ dày, khiến người bệnh có các triệu chứng như đau quặn bụng âm ỉ hay dữ dội, ợ nóng, buồn nôn hay nôn ói, chán ăn. Tình trạng kéo dài sẽ khiến người bệnh giảm hấp thu, suy dinh dưỡng và gầy yếu.
Bia, rượu ức chế quá trình sản xuất lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày
-
Thực phẩm có vị chua: Như cam, chanh, quýt, xoài, khế, dấm, mẻ… gây bào mòn lớp niêm mạc, làm trầm trọng thêm tổn thương dạ dày, tá tràng.
-
Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo: Khiến dạ dày phải làm việc lâu hơn để tiêu hóa thức ăn.
-
Thực phẩm sinh hơi, chướng bụng: Như giá đỗ, dưa cà muối, hành, hẹ, cần tây, các loại đồ uống có ga khiến dạ dày phình to ra, có khi còn làm bục dạ dày ở chỗ yếu như vết loét cũ, rất nguy hiểm.
-
Các gia vị cay nóng: Như tiêu, ớt khi ăn vào sẽ kích thích dạ dày tăng tiết acid, làm ổ viêm thêm trầm trọng.
Ngoài việc kiêng khem trong ăn uống, người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên dùng thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2.
Thuốc Dạ Dày Đông y thế hệ 2 nguồn gốc thảo dược có tác động 2 trong 1, vừa làm lành vết loét, vừa giúp ngăn chặn viêm nhiễm, tổn thương, làm bền chắc cơ dạ dày, do vậy giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
DS Phan Hiền
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Link báo gốc: http://doisongplus.vn/an-gi-va-kieng-gi-khi-bi-viem-loet-da-day-ta-trang-110024-9.html