Sôi bụng là tình trạng phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có liên quan đến cảm giác đói, tiêu hóa chậm một số loại thực phẩm, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.
Sôi bụng là hiện tượng rất phổ biến
Nguyên nhân bụng sôi sùng sục
Hiện tượng sôi bụng không phải là một vấn đề nguy hiểm, chủ yếu do các nguyên nhân:
Để giúp tiêu hóa thức ăn
Khi thức ăn đến ruột non, cơ thể sẽ tiết ra các enzym giúp phân hủy thức ăn và tạo điều kiện hấp thụ chất dinh dưỡng. Nhu động ruột là một loạt các cơn co thắt cơ giống như sóng diễn ra để di chuyển thức ăn dọc theo đường tiêu hóa. Những hoạt động này liên quan đến sự chuyển động của khí và thức ăn đã được tiêu hóa một phần, góp phần tạo ra âm thanh “ùng ục”, “òn ọt” thường được gọi là sôi bụng dưới.
>> Xem thêm Đầy bụng buồn nôn thường xuyên là dấu hiệu bệnh gì?
Để báo hiệu cơn đói
Ngay cả khi không có thức ăn nào được tiêu thụ trong những giờ trước đó, cơ thể sẽ thường xuyên thực hiện quá trình nhu động. Dạ dày và ruột cũng sẽ tiết ra axit và các enzym để chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi ngửi hoặc nhìn thấy những món ăn hấp dẫn, phản xạ của cơ thể cũng khiến tăng tiết dịch vị và nhu động dạ dày ruột gây ra tiếng sôi bụng.
Đói bụng có thể khiến hệ thống tiêu hóa phát ra âm thanh
Là dấu hiệu của các vấn đề tiềm ẩn
Đôi khi, bụng cồn cào có thể liên quan đến một vấn đề y tế tiềm ẩn, đặc biệt nếu đi kèm với các triệu chứng khác như đau, táo bón hoặc tiêu chảy. Các vấn đề có thể khiến dạ dày kêu réo bao gồm:
-
Dị ứng thực phẩm
-
Không dung nạp thực phẩm
-
Viêm dạ dày ruột
-
Tắc ruột
-
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
-
Bệnh Crohn
Do căng thẳng
Căng thẳng khiến tăng nhu động ruột và tăng tiết axit dịch vị. Nó có thể gây ra cảm giác cồn cào và tiếng sôi bụng.
Bị sôi bụng sau khi ăn nguyên nhân do đâu?
Sau khi ăn, quá trình co bóp và xử lý thức ăn của cơ thể có thể dẫn đến sôi bụng. Đặc biệt là khi ăn quá nhanh, vừa ăn vừa nói hoặc vừa ăn vừa hút thuốc, nằm ngay sau khi ăn khiến cơ thể phải tăng nhu động ruột để loại bỏ khí tích tụ, gây ra tình trạng sôi bụng nghiêm trọng hơn.
Bụng sôi đau âm ỉ có nguy hiểm không?
Tiếng sôi bụng phát ra là một phần của quá trình tiêu hóa thức ăn, và không phải là một vấn đề nguy hiểm. Nếu âm thanh này xảy ra thường xuyên cùng với các triệu chứng khác như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, thì nhiều khả năng là dấu hiệu của các bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, dị ứng thực phẩm, tắc nghẽn đường ruột hoặc nhiễm trùng đường ruột.
Sôi bụng kèm đau bụng có thể là dấu hiệu bệnh lý cần đi khám sớm
Trẻ bị sôi bụng phải làm sao?
Nguyên nhân dẫn đến sôi bụng ở trẻ em và người lớn tương tự như nhau. Mặc dù sôi bụng là một phần của quá trình tiêu hóa bình thường, nhưng đôi khi những âm thành này lớn hơn, diễn ra thường xuyên thì bạn có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên để ngăn ngừa tình trạng này. Các biện pháp này có thể áp dụng được cho cả trẻ em và người lớn.
Uống nước
Uống nước có thể giảm sôi bụng. Uống một cốc nước có thể là một giải pháp hữu hiệu để bụng đỡ cồn cào, đặc biệt là nếu bạn không thể ăn gì vào lúc đó. Nước hỗ trợ quá trình tiêu hóa đồng thời làm đầy dạ dày. Cả hai hành động này đều giúp giảm thiểu các âm thanh phát ra. Để có hiệu quả tốt nhất, nên uống nước từ từ trong ngày. Uống một lượng lớn trong thời gian ngắn có thể dẫn đến âm thanh ọc ọc từ dạ dày.
Ăn một chút gì đó
Khi dạ dày trống rỗng trong một thời gian, những âm thành “ùng ục” có thể báo hiệu rằng đã đến lúc ăn trở lại. Ăn một bữa ăn nhỏ hoặc bữa ăn nhẹ có thể tạm thời dập tắt âm thanh này. Có thức ăn trong dạ dày cũng làm giảm bớt tiếng sôi bụng.
Nếu tiếng kêu của dạ dày xảy ra thường xuyên hoặc xảy ra vào cùng một thời điểm hàng ngày, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải ăn nhiều bữa thường xuyên hơn. Một số người có thể cần ăn 4 đến 6 bữa nhỏ mỗi ngày, thay vì 3 bữa ăn chính, để ngăn chặn cơn đói và tiếng kêu của dạ dày.
>>Xem thêm Tìm hiểu nguyên nhân gây ợ chua nóng rát cổ
Nhai chậm
Quá trình tiêu hóa bắt đầu trong miệng, thông qua hành động vật lý là nhai thức ăn. Việc dạ dày kêu réo liên quan đến chứng khó tiêu có thể được ngăn chặn bằng cách nhai kỹ thức ăn và ăn chậm hơn. Nhai thức ăn đúng cách cũng làm giảm lượng không khí nuốt vào, giúp tránh đầy hơi và khó tiêu hóa.
Nhai chậm khi ăn giúp tiêu hóa tốt hơn, hạn chế đầy hơi, sôi bụng
Hạn chế đường, rượu và thức ăn có tính axit
Rượu, thức ăn có đường và thức ăn có tính axit đều có thể góp phần khiến tình trạng sôi bụng trầm trọng hơn. Rượu gây kích ứng đường tiêu hóa , tăng sản xuất axit và gây viêm niêm mạc dạ dày. Uống nhiều rượu có thể làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày và gây đau dạ dày đồng thời gây sôi bụng.
Tránh đồ ăn thức uống gây đầy hơi
Một số thức ăn và đồ uống tạo ra nhiều khí hơn những thức ăn khác. Tiếng động phát ra từ bụng là do một lượng lớn khí di chuyển qua đường tiêu hóa, do đó việc tránh những thực phẩm và đồ uống này có thể giải quyết được vấn đề.
Thức ăn, đồ uống sinh ra khí bao gồm: đậu, bia, bông cải xanh, bắp cải, nấm, hành, các loại ngũ cốc.
Phát hiện kịp thời tình trạng không dung nạp thực phẩm
Không dung nạp một số loại thực phẩm có thể làm tăng đầy hơi và sôi bụng. Ví dụ, không dung nạp lactose là do thiếu hụt men lactase, enzyme giúp tiêu hóa đường lactose. Cách tốt nhất để kiểm soát chứng không dung nạp thực phẩm là tránh các loại thực phẩm gây ra các triệu chứng.
>> Xem thêm Tìm ra các nguyên nhân gây ra đau dạ dày đầy hơi sau khi ăn
Kiểm soát khẩu phần ăn hàng ngày
Bụng cồn cào và âm thanh sôi bụng có thể trở nên rõ ràng hơn sau khi ăn các bữa ăn lớn, đặc biệt là các bữa ăn giàu chất béo, đường, thịt đỏ và các loại thực phẩm khó tiêu hóa khác. Ăn các phần nhỏ hơn với khoảng cách đều đặn hơn, cùng với việc nhai kỹ thức ăn, giúp cho thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, giảm nguy cơ đầy bụng, khó tiêu.
Điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa
Các bệnh lý tiêu hóa chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn đường ruột, là những nguyên nhân có thể gây sôi bụng. Do đó, nếu nhận thấy bụng cồn cào gây khó chịu và kết hợp với các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác thì bạn cần đi khám để được chẩn đoán chính xác và có kế hoạch điều trị cụ thể.
Nếu tiếng sôi bụng kèm theo các dấu hiệu
đau rát vùng thượng vị, ợ chua, buồn nôn, rất có thể bạn đang mắc các bệnh lý dạ dày. Bên cạnh việc sử dụng Tây y, thì Đông y là một lựa chọn an toàn nhưng không kém phần hiệu quả.
Thuốc dạ dày Đông y không chỉ giải quyết triệu chứng, mà còn tác động nâng cao chính khí, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa giúp đẩy lùi bệnh tật, hạn chế tái phát.
Người bị sôi bụng do bệnh lý dạ dày có thể tham khảo sử dụng thuốc dạ dày Đông y để điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
DS Phan Hiền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/ban-co-biet-bi-soi-bung-nhu-the-nao-la-dau-hieu-can-dieu-tri-n6495.html