Bệnh viêm đại tràng cấp tính là bệnh thường gặp ở người trưởng thành. Không điều trị viêm đại tràng cấp tính kịp thời rất dễ trở thành mạn tính, khó khăn cho điều trị.
Nguyên nhân gây viêm đại tràng cấp và cách điều trị kịp thời
Đại tràng (ruột già) là một bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa, có chức năng chứa các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa thức ăn từ ruột non xuống và tống ra ngoài. Bởi vậy, bị viêm đại tràng cấp tính sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng tiêu hóa và dễ gây biến chứng nguy hiểm.
Nhận biết các nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng cấp tính
Viêm đại tràng gây đau quặn bụng và tiêu chảy
Nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng cấp tính liên quan chặt chẽ với vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Nếu ăn phải thực phẩm hoặc nước nhiễm vi sinh vật rất dễ mắc bệnh. Nhiễm khuẩn xảy ra nếu vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm xâm nhập vào đại tràng. Cụ thể:
Do vi khuẩn
Một số loại vi khuẩn phổ biến gây ra viêm đại tràng cấp bao gồm:
1. Vi khuẩn Campylobacter
Triệu chứng là: tiêu chảy, đi ngoài ra máu, đau bụng, sốt cao. Bệnh thường lây qua đường ăn uống khi thức ăn, nước bị ô nhiễm và ăn thịt sống. Một số loại thực phẩm có thể chứa vi khuẩn Campylobacter là: thịt gia cầm sống, sữa tươi.
Để chẩn đoán bệnh bác sĩ cần xét nghiệm phân. Bệnh thường tự khỏi, chỉ cần điều trị bằng cách bù nước và điện giải.
2. Vi khuẩn Shigella (Lỵ trực khuẩn)
Lỵ cầu khuẩn gây đi ngoài nhiều lần
Shigella lây qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn – đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến viêm đại tràng cấp. Vi khuẩn xâm nhập vào các tế bào biểu mô của niêm mạc đại tràng rồi lan sang tế bào lân cận, dẫn tới phá hủy mô.
Triệu chứng thường gặp là: tiêu chảy - số lần đi ngoài không thể đếm được, sốt, buồn nôn, nôn, đau quặn bụng, phân có nhày và máu. Biến chứng do mất nước và chất điện giải nhiều có thể gây trụy tim mạch, viêm khớp phản ứng, nhiễm khuẩn huyết, co giật và hội chứng huyết tán tăng ure máu.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng cách cấy phân. Bệnh thường tự khỏi sau 5-7 ngày mà không cần dùng thuốc. Kháng sinh thường được tránh trong trường hợp nhẹ vì một số loài vi khuẩn Shigella có khả năng kháng kháng sinh, nếu sử dụng có thể làm cho các vi khuẩn có khả năng đề kháng với thuốc hơn. Tránh dùng thuốc cầm tiêu chảy vì có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn.
3. Vi khuẩn E. coli
Triệu chứng nhiễm vi khuẩn E. coli gây đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy
Loại vi khuẩn E. coli gây nhiễm trùng ruột xuất phát từ bên ngoài do ăn phải thực phẩm ô nhiễm. Thời gian ủ bệnh khoảng 3-5 ngày.
Triệu chứng nhiễm vi khuẩn E. coli gồm: đau bụng, sốt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy thường có máu. Các biến chứng nghiêm trọng gồm: suy thận, thiếu máu, mất nước, suy nội tạng, hội chứng tan máu thận, xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối.
Chẩn đoán được thực hiện bằng việc cấy mẫu phân. Bệnh được điều trị bằng cách nghỉ ngơi và bù nước. Nếu đã xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng cần nhập viện để truyền máu, lọc thận hoặc dùng thuốc để kiểm soát.
4. Vi khuẩn thương hàn Salmonella
Bệnh do ăn thịt, trứng hoặc sữa bị ô nhiễm. Khi nhiễm vi khuẩn thương hàn thường gây tiêu chảy, phân có nhầy, máu, sốt, buồn nôn và nôn. Biến chứng nghiêm trọng gây mất nước.
Bệnh được chẩn đoán bằng xét nghiệm phân hoặc máu. Thường triệu chứng bệnh kéo dài từ 2 – 7 ngày mà không cần điều trị. Trường hợp nặng cần truyền dịch bù nước và điện giải để tránh mất nước hoặc dùng thuốc hạ sốt. Người bệnh có triệu chứng nghiêm trọng khi bệnh lan ra ngoài ruột cần dùng kháng sinh và được bác sĩ theo dõi điều trị.
Do virus
Viêm đại tràng cấp tính do virus thường là virus rota và hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Virus rota lây qua đường phân – miệng, tiếp xúc hoặc qua đường hô hấp.
Triệu chứng bệnh gồm: nôn mửa, tiêu chảy ra nhiều nước kèm sốt nhẹ. Biến chứng gây ra mất nước nặng dễ tử vong.
Chẩn đoán nhiễm rota virus thực hiện qua xét nghiệm phân. Điều trị bệnh trong trường hợp này cần bù nước và điện giải để tránh mất nước, bệnh sẽ tự khỏi sau 4 – 8 ngày.
Do ký sinh trùng
Trùng kiết lỵ dễ gây ra viêm đại tràng cấp tính
Ký sinh trùng phổ biến nhất gây viêm đại tràng cấp là trùng kiết kỵ (Entamoeba histolytica). Bệnh lây nhiễm khi uống phải nước nhiễm bệnh hoặc truyền từ người sang người.
Triệu chứng bệnh đại tràng do trùng kiết lỵ là: đại tiện nhiều lần trong ngày (có thể 10 – 15 lần), đi ngoài phân lỏng có máu và nhầy, đau bụng. Không điều trị kịp thời, trùng amip xâm nhập cơ thể gây nguy cơ tử vong cao.
Bệnh được chẩn đoán bằng cách soi phân trực tiếp. Khi điều trị buộc phải dùng kháng sinh. Điều trị viêm đại tràng cấp do ký sinh trùng kịp thời sẽ không để lại di chứng.
Tuy nhiên, vi khuẩn lỵ amip rất dễ tái nhiễm và tiến triển thành mạn tính.
Viêm đại tràng mạn tính do amip thường dai dẳng xen kẽ thời gian tạm ổn gây những đợt đau cấp tính, đi ngoài có bọt nhầy.
Các nguyên nhân khác
Trong một số trường hợp, viêm đại tràng cấp tính là do nấm gây ra. Riêng bệnh
viêm loét đại – trực tràng chảy máu nguyên nhân chưa được xác định, có thể do bệnh tự miễn. Ngoai ra, có thể bị viêm đại tràng cấp tính do dị ứng thức ăn.
Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh viêm đại tràng cấp tính như thế nào?
Phương pháp phòng ngừa viêm đại tràng cấp tính
Cần vệ sinh thực phẩm tốt để tránh lây nhiễm vi khuẩn, virus
Để phòng bệnh trước hết cần chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường sống thật tốt.
-
Các đồ ăn hàng ngày cần được nấu chín kĩ, tránh các loại thức ăn chưa chín như: tiết canh, nem chua, gỏi, rau sống…
-
Không uống nước chưa đun sôi, nước đá.
-
Khi gia đình có người mắc bệnh do kiết lỵ, lỵ trực khuẩn, thương hàn, tả,… cần tiệt trùng dụng cụ ăn uống bằng cách luộc với nước đun sôi.
-
Phân người bệnh cần cho vào hố xí và có chất sát khuẩn mạnh, nhất là vùng nông thôn, miền núi.
Điều trị viêm đại tràng cấp tính bằng cách nào
Khi đã biết rõ nguyên nhân nào gây ra viêm đại tràng cấp tính thì hướng điều trị bệnh có nhiều thuận lợi. Trong khi chờ kết quả xét nghiệm soi phân, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau.
Trong hầu hết các trường hợp viêm đại tràng cấp, người bệnh cần bù nước và chất điện giải cho cơ thể để tránh mất nước, không để trụy mạch.
Các trường hợp nhiễm trùng có khả năng gây biến chứng cần theo dõi để điều trị kịp thời.
Nhiều người thắc mắc tại sao khi điều trị viêm đại tràng cấp do nhiễm trùng không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy? Lý do là tiêu chảy là một phản ứng của cơ thể để loại bỏ độc tố và vi sinh vật gây bệnh. Khi dùng thuốc cầm tiêu chảy có thể khiến độc tố và vi sinh vật ở lâu trong đại tràng, vô tình làm bệnh trở nặng.
Trong một số trường hợp, viêm trên niêm mạc đại tràng khá nặng tuy tìm được nguyên nhân để loại trừ nhưng tổn thương do viêm không phục hồi được. Khi bệnh kéo dài quá 3 tháng sẽ chuyển sang thể viêm đại tràng mạn tính. Lúc này cần điều trị viêm đại tràng mạn tính.
>> Xem thêm Bệnh viêm đại tràng và cách điều trị theo Tây y và Đông y
Kết hợp Đông – Tây y trong điều trị viêm đại tràng cấp tính
Để hỗ trợ điều trị viêm đại tràng cấp tính tốt hơn, người bệnh có thể kết hợp thuốc Tây và thuốc Đông y trị đại tràng. Đông y có cơ chế trị bệnh rất đặc biệt, giúp tăng cường đề kháng của đại tràng trước các tác nhân gây bệnh. Thuốc Đông y vừa giúp đại tràng kháng lại nguyên nhân gây bệnh lại vừa tăng “sức khỏe” của đại tràng trong chức năng tiêu hóa. Tiêu hóa tốt tăng cường sức khỏe tổng thể đồng thời tăng miễn dịch.
Tuy nhiên, để lựa chọn thuốc Đông y trị đại tràng không hề đơn giản. Thật may, bài thuốc Đông y trị đại tràng bí truyền đã được chuyển giao công thức cho một nhà máy chuẩn GMP-WHO sản xuất thành thuốc Đông y thế hệ 2. Sản phẩm Đại Tràng Đông y thế hệ 2 hiện nay đã được sản xuất hàng loạt và phân phối trên các nhà thuốc toàn quốc.
Tâm Đào
Theo Đời sống Plus/GĐVN