Ho là một phản xạ tự nhiên giúp làm sạch cổ họng và phổi khỏi các chất kích thích. Ho khan tiếng hiếm khi là dấu hiệu của một tình trạng bệnh đáng lo ngại tuy nhiên nếu ho khản tiếng kèm có đờm lại kéo dài dai dẳng thì có thể cần đi khám để điều trị sớm.
Ho khan tiếng có thể cảnh báo một bệnh nguy hiểm
Ho khan tiếng là gì?
Thông thường có hai loại ho: ho có đờm và ho không có đờm. Ho có đờm tạo ra đờm hoặc chất nhầy làm sạch phổi. Ho khan là ho không tạo ra đờm hoặc chất nhầy.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới ho khan như dị ứng, trào ngược axit dạ dày, nhưng trong một số trường hợp ho khan thường không có nguyên nhân rõ ràng. Tuy vậy dù nguyên nhân do đâu thì ho khan liên tục đều có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống hàng ngày, đặc biệt nếu như tình trạng ho tệ hơn vào ban đêm.
>> Xem thêm Khàn tiếng đau họng có phải đã bị nhiễm Covid-19?
Nguyên nhân phổ biến gây ho khan tiếng
Bệnh hen suyễn
Hen suyễn dễ gây ra ho khan tiếng kéo dài
Hen suyễn là tình trạng đường thở bị sưng lên và hẹp lại. Ho do hen suyễn vừa có thể giúp bạn dễ thở hơn nhưng lại không có tác dụng thông thoáng đường thở.
Ho là triệu chứng phổ biến của bệnh hen suyễn nhưng lại không phải là triệu chứng nổi bật nhất. Tuy nhiên, có một loại hen suyễn gọi là hen suyễn dạng ho, gồm các triệu chứng chính là ho khan mãn tính.
Các triệu chứng khác của bệnh hen suyễn bao gồm:
-
Thở khò khè
-
Khó thở
-
Ngực bị thít chặt hoặc bị đau
-
Khó ngủ vì thở khò khè và ho nhiều
Để điều trị hen suyễn cần sử dụng các loại thuốc có tác dụng kéo dài như cortisteroid dạng hít. Chẳng hạn như:
-
Fluticasone (Flonase, Flovent)
-
Triamcinolone (Azmacort)
-
Budesonide (Pulmicort)
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày gây ho do axit dạ dày trào lên thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một loại trào ngược axit mãn tính. Bệnh xảy ra khi axit trong dạ dày thường xuyên trào ngược lên vùng thực quản, nơi liên kết miệng với dạ dày.
Axit dạ dày gây ra kích thích thực quản và kích hoạt phản xạ ho của cơ thể.
Các triệu chứng khác dễ nhận thấy của chứng trào ngược dạ dày thực quản gồm:
-
Ợ nóng, ợ chua
-
Tức ngực
-
Cảm giác vướng ở phía sau cổ họng
-
Đau họng mãn tính
-
Khàn tiếng nhẹ
-
Khó nuốt
Hầu hết việc thay đổi chế độ ăn có thể giúp làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm thuốc giảm axit không kê đơn như omprazole (Prilosec) và lansoprazole (Prevacid).
Chảy dịch mũi sau
Chảy dịch mũi sau là khi có chất nhầy chảy xuống cổ họng từ trên phần mũi.
Khi bị cảm lạnh hoặc dị ứng theo mùa, các màng bên trong mũi phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều chất nhầy hơn bình thường. Không như các loại đờm mũi thường, chất nhầy này có dạng nước và lỏng nên dễ chảy xuống phía sau cổ họng.
Chảy dịch mũi sau có thể kích thích các dây thần kinh phía sau cổ họng, gây ho.
Các triệu chứng khác của chảy dịch mũi sau bao gồm:
-
Viêm họng
-
Cảm giác có khối u ở sau cổ
-
Khó nuốt
-
Sổ mũi
-
Ho vào ban đêm
Điều trị chảy dịch mũi sau sẽ tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh. Thường nguyên do là từ dị ứng, nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.
Bất kỳ nguyên nhân gây chảy dịch mũi sau là gì thì bạn có thể thử xông mũi bằng hơi nước ấm để làm sạch xoang, sẽ có thể giúp giảm ho hiệu quả. Ngoài ra, bạn hãy xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc bình xịt mũi họng để loại bỏ chất nhầy.
Nhiễm virus
Nhiễm virus rất dễ gây ra ho
Khi bị nhiễm một trong nhiều loại virus gây cảm lạnh, các triệu chứng thường kéo dài chưa tới một tuần. Tuy nhiên, sau đó sẽ vẫn có hiện thượng ho khan tiếng hoặc khản tiếng, ho có đờm.
Các cơn ho về sau thường là ho khan và có thể kéo dài tới 2 tháng sau đó. Nguyên do là do kích ứng đường thở, do quá nhạy cảm sau một đợt bệnh do virus gây ra.
Đây là loại ho khan tiếng khó điều trị và thường đòi hỏi thời gian và kiên nhẫn. Ho chỉ làm tăng kích ứng trong đường thở, vì thế hãy thử dùng viên ngậm và nước ấm để làm dịu cổ họng. Đây là cách sẽ giúp giảm ho, tạo thời cơ cho cổ họng được chữa lành.
Dị ứng
Người bị dị ứng sẽ dễ ho, chảy nước mắt, nước mũi khi thay đổi mùa
Khi hệ miễn dịch phản ứng nhầm với một chất lạ vô hại như phấn hoa thành một thứ nguy hiểm cho cơ thể thì sẽ xảy ra hiện tượng dị ứng.
Dị ứng có thể xảy ra theo mùa, triệu chứng ngoài ho khan có thể kèm theo ngứa, chảy nước mắt và chảy nước mũi.
Các triệu chứng dị ứng theo mùa có thể kéo dài nếu như bạn vẫn tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Nếu sử dụng các loại thuốc dị ứng không kê đơn không giúp làm giảm triệu chứng thì bạn nên tới gặp bác sĩ.
>> Xem thêm Đau rát họng uống thuốc gì nhanh khỏi và an toàn?
Cách khắc phục ho khan tại nhà
Uống nước mật ong có thể giúp giảm đau họng ho khan tiếng khá hiệu quả
Để điều trị tình trạng ho khan có thể hơi khó khăn. Bởi khi đường thở trở nên quá nhạy cảm thì chúng rất dễ bị kích ứng khi ho và tạo ra một vòng luẩn quẩn tái đi tái lại ho và dị ứng.
Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số mẹo giúp giảm ho khan tại nhà như:
-
Sử dụng thuốc ngậm trị viêm họng
-
Dùng thuốc giảm ho không kê đơn, chẳng hạn như thuốc chứa dextromethorphan
-
Uống nước mật ong
-
Sử dụng xịt họng thảo dược
Thêm vào đó, bạn nên áp dụng một số biện pháp giúp phòng ngừa ho khan trước khi bắt đầu xuất hiện như sau:
-
Hạn chế tiếp xúc với không khi có chứa chất gây kích ứng: sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ các chất gây dị ứng hoặc máy tạo ẩm dạng phun sương mát để bổ sung độ ẩm cho không khí. Hút bụi thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn trong nhà cũng như loại bỏ lông con vật có trong nhà.
-
Đối với bị dị ứng thực phẩm: nên tránh các loại thực phẩm trước đây đã từng dị ứng; tránh thực phẩm có chứa nhiều histamine – như loại pho mát lâu năm lên men để không gây phản ứng dị ứng.
-
Người bị trào ngược dạ dày: nên tránh ăn các loại thực phẩm có nhiều axit và chất béo để tránh tình trạng đầy hơi.
Sử dụng Xịt Họng thảo dược để giảm triệu chứng ho khan tiếng
Từ các dược liệu tự nhiên kết hợp tạo nên sản phẩm Xịt Họng giúp hỗ trợ giảm nhanh tình trạng ho, ngứa họng, khan tiếng. Khi có triệu chứng ho khan, ho có đờm bạn nên sử dụng xịt họng thảo dược này xịt mỗi ngày 6 lần cách nhau 3 – 4 giờ. Mỗi lần xịt từ 2 – 4 nhịp sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng ho khan tiếng hiệu quả.
Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/bat-mi-nguyen-nhan-dan-toi-ho-khan-tieng-va-cach-xu-tri-kip-thoi-n10494.html
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất
Nếu xịt đúng cách thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút
Nếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác
Hỗ trợ:
Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản
Công dụng:
Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Cách sử dụng:
- Xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
- Nếu ho nhiều, lâu ngày: xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Có thể xịt nhiều từ 10 đến 15 lần/ ngày.
Chú ý:
- Để tăng hiệu quả, trước khi xịt cần rửa họng như nhau: nuốt vài miếng thức ăn khô (không dầu mỡ) cho trôi dịch nhầy ở họng, sau đó nuốt vài ngụm nước ấm.
- Xịt Họng Nhất Nhất thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút, nếu không xin gọi hotline để được tư vấn cách dùng cho hiệu quả.
Quy cách đóng gói: Hộp 1 chai x 20ml.
Sản xuất tại:
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Điện thoại: 1800.6689 Fax: (0272).3817337
|