Trước làn sóng dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở Việt Nam và trên toàn thế giới, thì xuất hiện dấu hiệu khàn tiếng đau họng khiến không ít người lo lắng. Liệu đây có phải là dấu hiệu đã nhiễm bệnh?
Khàn tiếng đau họng liệu có phải đã bị nhiễm Covid-19
Khàn tiếng đau họng khi nhiễm Covid-19 là gì?
Những người đã từng bị nhiễm Covid-19 thì đều cảm thấy có những thay đổi trong giọng nói của họ. Bị khàn tiếng và đau họng có thể là triệu chứng khi bị nhiễm vi rút. Trong khi khàn giọng không phải là một triệu chứng đặc trưng của Covid-19 thì nhiều nhân viên y tế cho biết họ bị khàn tiếng trong khi bị bệnh.
Khàn tiếng là khi giọng nói có thể trở nên rè, trầm đục và thay đổi cao độ. Nếu bị khàn giọng thì có thể bạn sẽ cảm thấy cần phải cố gắng nhiều hơn khi nói.
Vi rút SARS-CoV-2 sẽ ảnh hưởng tới các mô trong hệ hô hấp của chúng ta trong đó có thanh quản. Chính vì thế có những người sẽ bị khàn tiếng đau họng trong thời gian bị nhiễm trùng.
Dù đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của người bị nhiễm Covid-19 nhưng nếu bạn bị khàn giọng không rõ nguyên nhân thì cũng nên tự test nhanh để xem có bị dương tính hay không.
Bạn nên nhớ nếu bị nhiễm Covid-19 thì ngoài khàn tiếng sẽ xuất hiện kèm theo nhiều triệu chứng khác đặc trưng hơn. Thường người bệnh sẽ thấy một số biểu hiện như:
-
Cổ họng khàn tiếng
-
Đau đầu
-
Mệt mỏi
-
Đau họng
-
Mất khứu giác
-
Ho dai dẳng
-
Sốt cao
-
Đau cơ
-
Chán ăn
Không bị nhiễm Covid-19 thì khàn tiếng đau họng là do nguyên nhân nào?
Kết quả test Covid-19 âm tính thì nếu bị khàn tiếng đau họng có thể là do viêm thanh quản
Nếu bạn test Covid-19 và ra kết quả âm tính thì nguyên nhân khàn tiếng đau họng có thể là do viêm thanh quản. Tình trạng này xảy ra khi dây thanh quản bị viêm do hoạt động quá mức, bị kích ứng hoặc nhiễm trùng. Khi thanh quản bị viêm sẽ dẫn đến giọng nói trở nên khàn đặc.
Chỉ cần một đêm cổ vũ bóng đá hoặc la hét nhiều cũng có thể gây ra tình trạng viêm thanh quản. Cảm cúm cũng có thể dẫn đến
viêm dây thanh quản.
Thông thường viêm thanh quản không gây ra các triệu chứng quá nghiêm trọng cần đi khám. Bạn có thể điều trị các triệu chứng đau họng khàn tiếng tại nhà bằng các phương pháp tự nhiên.
Phương pháp giảm đau họng khàn tiếng hiệu quả tại nhà
Viêm thanh quản cấp tính thường tự khỏi trong khoảng một tuần. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp giảm đau họng khàn tiếng tại nhà như sau:
1. Hạn chế nói
Khi bị viêm thanh quản, dây thanh quản bị sưng tấy và bị kích thích cần thời gian để chữa lành. Cố gắng tránh những tình huống phải nói nhiều hoặc la hét.
Nếu bạn cần nói chuyện trong một cuộc họp hoặc trước một nhóm, hãy cố gắng tránh nói to khiến dây thanh quản bị viêm nặng hơn. Bạn có thể dùng thiết bị khuếch đại âm thanh để nói chuyện trước đám đông.
2. Súc miệng bằng nước muối ấm
Súc miệng nước muối sẽ giúp cổ họng dễ chịu hơn
Bạn có thể làm dịu cổ họng đau rát bằng nước muối ấm. Pha ¼ đến ½ thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm 250ml. Súc miệng với nước muối quanh cổ họng sau đó nhổ đi.
Nước muối ấm sẽ nguội nhanh trong miệng vì thế hãy súc thêm ngụm nữa và lặp lại thường xuyên để cổ họng dễ chịu hơn.
3. Bổ sung độ ẩm bằng máy tạo độ ẩm
Hít thở không khí khô có thể gây kích ứng cổ họng và góp phần gây viêm dây thanh quản. Đặc biệt vào mùa đông khô hanh khi sử dụng các thiết bị sưởi có thể khiến không khí trong phòng khô hơn. Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương sẽ bổ sung độ ẩm cho không khí và giúp giảm khô họng, long đờm dễ hơn.
Nếu như không có máy tạo độ ẩm, hãy tắm nước ấm hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm.
4. Ngậm kẹo ho
Ngậm viên giảm ho có thể giúp giảm khàn tiếng đau họng hiệu quả
Viên ngậm giúp bổ sung độ ẩm cho cổ họng giúp giảm
đau họng khi nuốt và giảm ho. Bạn có thể thử ngậm loại viên ngậm chứa mật ong hoặc viên ngậm giảm ho chứa tinh chất bạc hà.
5. Giấm táo
Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn giúp chống lại nhiễm trùng khá hiệu quả.
Đổ từ 1 - 2 thìa canh giấm táo vào cốc nước nhỏ. Thêm một thìa cà phê mật ong vào dung dịch. Uống loại nước này mỗi ngày 2 lần cho tới khi các triệu chứng được cải thiện.
6. Trà mật ong
Trà mật ong có thể giúp chống viêm long đờm khi bị đau họng
Không có gì làm dịu cổ họng đơn giản hơn là một tách trà ấm. Thêm vào đó, trà thảo mộc như trà hoa cúc có chứa chất chống oxy hóa có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bởi hoa cúc cũng có đặc tính chống viêm.
Bạn nên pha thêm mật ong vào trà hoa cúc để giảm sản xuất chất nhầy và trị ho hiệu quả.
7. Củ gừng
Gừng có nhiều lợi ích cho sức khỏe đã được sử dụng trong y học cổ truyền hàng nghìn năm nay.
Gừng có tác dụng ngăn chặn cơn ho khan, khó chịu thường đi kèm với bệnh viêm thanh quản. Gừng cũng giúp điều trị nhiễm trùng cổ họng.
8. Củ tỏi
Trong suốt lịch sử nhiều năm nay thì tỏi đã được sử dụng để điều trị và phòng ngừa nhiều loại bệnh. Một đánh giá năm 2014 cho thấy tỏi có chứa các đặc tính kháng khuẩn hiệu quả.
Tói có các đặc tính kháng khuẩn giúp chống chịu lại các bệnh nhiễm trùng như viêm xoang và viêm phế quản. Sử dụng tỏi tươi cực kỳ đơn giản chỉ cần đập dập, thái lát vài tép tỏi rồi xào nấu cùng đồ ăn.
9. Dung dịch xịt họng thảo dược – Xịt Họng Nhất Nhất
Để giảm các triệu chứng khó chịu ở cổ họng, đau họng, khan tiếng, có thể sử dụng dung dịch xịt họng thảo dược, tiêu biểu như Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất.
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất được sản xuất dựa theo bài thuốc Đông y bí truyền hiệu quả thực sự, giúp hỗ trợ giảm đau họng, viêm họng, khản tiếng.
Mỗi ngày chỉ cần xịt 6 lần cách nhau từ 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng khan tiếng và đau họng hiệu quả.
Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/khan-tieng-dau-hong-lieu-co-phai-da-bi-nhiem-covid-19-n3464.html
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất
Nếu xịt đúng cách thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút
Nếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác
Hỗ trợ:
Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản
Công dụng:
Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Cách sử dụng:
- Xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
- Nếu ho nhiều, lâu ngày: xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Có thể xịt nhiều từ 10 đến 15 lần/ ngày.
Chú ý:
- Để tăng hiệu quả, trước khi xịt cần rửa họng như nhau: nuốt vài miếng thức ăn khô (không dầu mỡ) cho trôi dịch nhầy ở họng, sau đó nuốt vài ngụm nước ấm.
- Xịt Họng Nhất Nhất thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút, nếu không xin gọi hotline để được tư vấn cách dùng cho hiệu quả.
Quy cách đóng gói: Hộp 1 chai x 20ml.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Điện thoại: 1800.6689 Fax: (0272).3817337
|